(Post 23/11/2010) Hiệp hội Phần mềm Việt Nam đổi tên thành Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, nhưng vẫn giữ tên viết tắt là VINASA, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, người vừa tái đắc cử chức Chủ tịch Hiệp hội. Đại hội VINASA lần thứ ba diễn ra trong hai ngày 12 và 13-11, đã bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội khóa ba gồm 36 người. Ngoài chức danh Chủ tịch Hiệp hội còn có năm Phó chủ tịch. Ông Phạm Tấn Công vẫn giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội. Theo Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình, với nỗ lực, sáng tạo của đội ngũ lao động tri thức hơn 100 nghìn người trong ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, sức mạnh của ngành phần mềm Việt Nam hôm nay đã vươn cao hơn 5 năm trước đây rất nhiều. Nhờ bổ sung thêm lĩnh vực dịch vụ CNTT, doanh thu toàn ngành đã vượt từ 850 triệu USD của riêng ngành phần mềm lên trên 1,5 tỷ USD. Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ ba của Nhật Bản trong cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được xếp là lựa chọn ưa thích số một của các doanh nghiệp Nhật Ban. Việt Nam đã có doanh nghiệp phần mềm lớn nhất Đông Nam Á là FPT. Có ba doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực từ 1.000 người trở lên... Theo khảo sát của VINASA, trong các công ty phần mềm có tới gần 60% lao động đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và có 10% có bằng trên ĐH. Đây là một tỷ lệ cao khi so sánh với tỷ lệ chỉ gần 6% lực lượng lao động nước ta có trình độ ĐH, CĐ. Mục tiêu của VINASA trong 5 năm tới là tăng số hội viên lên gấp hai lần rưỡi, tức khoảng 500 doanh nghiệp. Mở rộng liên kết và tập hợp các doanh nghiệp trong ngành với cộng đồng CNTT quốc tế, xây dựng Hiệp hội là tổ chức đại diện và là chỗ dựa vững chắc của doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng 20% hàng năm, đưa ngành phần mềm và dịch vụ CNTT trở thành ngành mũi nhọn trong thực hiện chủ trương đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT. FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001. Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Phát biểu tại phiên họp ngày 13-11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, trong 10 năm, ngành phần mềm đã tăng trưởng doanh thu lên 40 lần, tăng trưởng nguồn nhân lực lên 20 lần. Như vậy, chứng tỏ năng suất lao động trong ngành này đã tăng đáng kể. Tỷ lệ 60% nhân lực có trình độ CĐ trở lên chứng tỏ đây là ngành của kinh tế tri thức. 10 năm trước chúng ta chưa có tên trên bản đồ CNTT thế giới, thì đến nay Việt Nam đã liên tục được thế giới nhắc đến là một thị trường tiềm năng. Số lượng doanh nghiệp tham gia hiệp hội là 201, chỉ bằng 13% số doanh nghiệp phần mềm hiện có ở Việt Nam, nhưng lại đại diện cho 60% lao động và 70% doanh thu cho toàn ngành. Phó thủ tướng mong muốn, trong 5 năm tới, ngành phần mềm sẽ nhân rộng được nhiều mô hình như khu phần mềm Quang Trung, nơi hiện đang có đến 22.000 lao động và học tập trong lĩnh vực này. Trong 10 năm tới, doanh thu toàn ngành sẽ tăng trưởng gấp 10 lần hiện tại. Một trong những lĩnh vực được Phó thủ tướng đặc biệt quan tâm đó là việc đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp phần mềm đã làm gì cùng các trường ĐH để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của mình, Phó thủ tướng đặt câu hỏi. Khi kinh doanh, chúng ta mới chỉ hỏi vốn ở đâu, đất ở đâu mà chưa hỏi người ở đâu? Vấn đề nhân lực phần mềm cũng được nhiều đại biểu dự đại hội chia sẻ. Hiệu trưởng trường ĐH FPT Lê Trường Tùng lo ngại thí sinh đăng ký dự thi vào ngành CNTT đang giảm sút rõ rệt. Đỉnh điểm của SV nhập học CNTT là vào năm 2008, giảm dần vào các năm 2009, 2010. Sau bốn năm nữa, tức năm 2012 sẽ là đỉnh điểm của nguồn nhân lực CNTT. Ông Tùng lo ngại sự sụt giảm nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo sẽ khiến cho mục tiêu phát triển CNTT từ nay đến năm 2020 khó thực hiện được. Cũng trong phiên họp hôm nay, VINASA đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Phó Thủ tướng thay mặt Chủ tịch nước trao tặng. Lâm Thảo (theo báo Nhân Dân) Tin liên quan: |