Chủ động liên kết đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao  
 

(Post 13/10/2010) Theo Hiệp hội DN phần mềm VN nhu cầu nhân lực ngành phần mềm ngày càng tăng cao, giai đoạn 2011-2015 cần từ 20.000-25.000 người/năm trong khi đó, quy mô đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam hiện chỉ đạt 9.000-10.000 người/năm, nếu chỉ tính số sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu tuyển dụng thực tế thì còn thấp hơn. Ngoài một số hạn chế về hạ tầng, vốn…, thì nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành “rào cản” cho chặng đường đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT trên thế giới.

Cùng với nhiều chính sách pháp lý của Chính phủ nhằm đẩy mạnh việc phát triển CNTT, đưa ngành này trở thành ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn và thế mạnh để đưa nước ta hòa nhập cùng xu hướng mới của thế giới, vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã xây dựng Dự thảo Nghị định quản lý khu CNTT tập trung dự kiến trình Chính phủ thông qua tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các khu CNTT tập trung hoạt động có hiệu quả, đồng thời có thể tập trung nguồn lực đầu tư, tránh tình trạng đầu tư lãng phí và dàn trải. Bên cạnh đó, việc tạo ra nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cũng đang được đặt ra cấp thiết trước nhu cầu phát triển. Trong tương lai, để CNTT phát triển tương xứng với tiềm năng và đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT thì trước tiên cần xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao - đây là mục tiêu phấn đấu không chỉ của riêng lĩnh vực CNTT mà ngay trong hệ thống giáo dục nước ta.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), dự đoán năm 2010 thế giới sẽ thiếu gần 3 triệu kỹ sư CNTT. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành phần mềm ngày càng tăng cao cùng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và mạnh. Ước tính, giai đoạn 2008-2010 cần 12.000-15.000 người/năm; giai đoạn 2011-2015 cần từ 20.000-25.000 người/năm. Trong khi đó, quy mô đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam hiện chỉ đạt 9.000-10.000 người/năm. Nếu chỉ tính số sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu tuyển dụng thực tế thì còn thấp hơn. Mới đây, tại Hội nghị quốc gia về “Phát triển nguồn nhân lực CNTT” do Bộ GD-ĐT tổ chức, Vụ CNTT (Bộ TT-TT) đưa ra dự báo, đến năm 2020, nhu cầu nhân lực CNTT là hơn 600.000 người nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt khoảng 400.000 người.

Nhu cầu nhân lực

Nguồn: Hội tin học TP.HCM

Theo tìm hiểu tại một số DN ở Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) và Công viên Phần mềm Quang Trung TP.HCM (QTSC), hầu hết các DN cho rằng hiện nhân lực CNTT trên địa bàn thành phố và từ các trường đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DN trong quá trình phát triển. Ông Trần Tiến Phát - Giám đốc điều hành Công ty Datalogic cho biết, nguồn nhân lực còn kém về tay nghề, trong hoạt động các DN phải đào tạo lại dẫn đến tốn kém cả về chi phí và thời gian trong khi nhu cầu phát triển đang tăng lên. Vấn đề nhân lực chất lượng cao đang rất cấp bách, Chính phủ, chính quyền thành phố cũng như DN đã có những biện pháp tích cực về đào tạo nhân lực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập.

Ông Frank Schellenberg - Giám đốc Công ty GHP Far East cho biết, nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao tại Việt Nam hiện còn rất thiếu so với nhu cầu phát triển, các trường đại học vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu cho các công ty trong lĩnh vực này. Vì thế, các công ty này phải tự cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho mình bằng cách đầu tư đào tạo nhân viên, nhưng việc làm này tốn kém nhiều chi phí và còn hạn chế ở một số DN. Một điều nữa là sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể viết được phần mềm nhưng vấn đề là có viết được những phần mềm mà khách hàng cần, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp đang là hạn chế lớn.

Trong bối cảnh đó, vài năm gần đây, tại Việt Nam đã thực hiện chương trình liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao với mô hình đào tạo có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng "cơn khát" nhân lực cho ngành CNTT như: Liên kết giữa DN và nhà trường, giữa các trường trong và ngoài nước với nhau, đặc biệt là xu hướng đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội tại nhiều trường như: Đại học Hoa Sen, Đại học FPT, Đại học CNTT hay mở các trường, trung tâm đào tạo ngay trong khuôn viên các khu tập trung phần mềm như SHTP, QTSC hoặc các DN tự mở trung tâm đào tạo riêng như FPT Aptech, Hanoi Aptech, HanoiCTT, NIIT... PGS-TS Trương Mỹ Dung - Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết, hiện nguồn nhân lực CNTT tại TP.HCM cũng dần có xu hướng cải thiện về trình độ, chất lượng đào tạo bắt kịp với nhu cầu phát triển của các DN CNTT. Để nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng nhân lực, các trường trên địa bàn thành phố đã tiến hành liên kết với nhau và liên kết chương trình đào tạo với các trường đại học ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ông Frank Schellenberg nhấn mạnh, để có nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, Việt Nam cần nâng cao chất lượng đào tạo ngay từ trong các trường dạy nghề và các trường đại học. Bên cạnh đó, những công ty nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên hỗ trợ cho các trường đại học bằng cách tiếp tục tổ chức những chương trình thực tập cho sinh viên, tạo cơ hội tiếp cận thực tế cho sinh viên. Tăng cường liên kết trong công tác đào tạo, giải quyết việc làm. Việc liên kết đào tạo giữa hệ thống đào tạo chính quy và phi chính quy ở Việt Nam khẳng định sự chủ động của nguồn cung trong nỗ lực đổi mới chất lượng hệ thống đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT và thu hút mạnh đầu tư trong cũng như ngoài nước.

Hồng Ánh - Mỹ Phụng
(theo báo Kinh Tế VN)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Sáng tạo là gì?Thành công nhờ “thế hệ vàng”
Tính ì tâm lý và tư duy sáng tạo Nên có “Chỉ thị 58 mới” để tạo sinh khí mới
Sợ sai lầm = thất bạiNguy cơ từ “Internet không bao giờ quên”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11