Thành công nhờ “thế hệ vàng”  
 

(Post 09/10/2010) Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho rằng, thành quả của ngành CNTT Việt Nam trong 10 năm qua đã có dấu ấn rõ rệt của những cá nhân, một “thế hệ vàng” của ngành CNTT Việt Nam.

Ai sẽ tiếp nối “thế hệ vàng”?

Theo ông Bình, nhìn lại 10 năm sau khi Chỉ thị 58 ra đời, có thể nhận thấy ngành CNTT của Việt Nam đã đạt được những bước chuyển mình mạnh mẽ. Và đóng góp vào sự phát triển đó, sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến dấu ấn của những cá nhân mà chúng ta có thể coi họ như một “thế hệ vàng” của ngành CNTT nước nhà. Ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, họ là những con người đam mê, tâm huyết cống hiến cho ngành CNTT. Họ đã làm tất cả bằng nỗ lực bản thân để thúc đẩy ngành CNTT Việt Nam phát triển, đã có những đóng góp rất lớn để làm nên một Chỉ thị 58 mang tính chất mở đường cho sự ra đời của một loạt chương trình, kế hoạch… cũng như tư duy quản lý đột phá về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

“Nếu ví sự phát triển về CNTT như một cuộc chạy đua đường trường tiếp sức, thì theo nhận định chung 10 năm vừa qua Việt Nam đã chạy khá nhanh. Tuy nhiên cho đến giai đoạn hiện nay tôi lại có cảm giác tốc độ đang dần chậm lại cùng với thực tế “thế hệ vàng” của chúng ta đang từng ngày dần rời xa các vị trí công tác”, ông Bình nhận định.

“Sở dĩ tôi nhấn mạnh đến “thế hệ vàng” là bởi con thuyền CNTT Việt Nam trong hàng chục năm qua phụ thuộc quá nhiều vào dấu ấn của những cá nhân. Vậy thì khi “thế hệ vàng” dần rời xa các vị trí công tác, thì trong giai đoạn tới đây, thế hệ kế thừa sẽ ra sao?”

Xuất phát từ thực tế nhân lực của ngành CNTT như hiện nay, ông Bình cho rằng rất khó để nói rằng thế hệ tiếp nối sẽ có thể trở thành một “thế hệ vàng” tiếp theo. “Lĩnh vực CNTT giờ không còn “lấp lánh” như ngày xưa nữa. Như tôi biết thì gần đây số học sinh đăng ký vào ngành CNTT có suy giảm, có vẻ như thanh niên Việt Nam lại đang thích theo học những ngành như tài chính, ngân hàng…”. Cũng như nhiều ngành khác, sức mạnh của ngành CNTT chính là nguồn nhân lực. Và vì vậy, trong khi con đường mà ngành CNTT đang chạy còn rất dài và để khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân lực CNTT đóng góp vào sự phát triển của ngành CNTT, ông Bình hy vọng chương trình tiếp nối Chỉ thị 58 sẽ xây dựng được kế hoạch thể hiện được tầm nhìn của quốc gia trong 10 – 20 năm tới, trong đó Nhà nước phải tạo được động lực nhằm thúc đẩy sự phát triển (như nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với sự phát triển nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Nhà nước phải thể hiện rõ các cam kết thúc đẩy thông qua đầu tư…).

Cần sự đầu tư xứng đáng

Theo ước đoán của ông Trương Gia Bình, tổng đầu tư trong 10 năm vừa qua đối với ngành CNTT của Việt Nam còn quá hạn hẹp, chưa tương xứng và vẫn còn ở mức rất thấp nếu đem so sánh với các ngành khác. Thậm chí ông còn ví một cách hình tượng là sự đầu tư đó “có thể ít hơn so với việc làm một tuyến đường sắt dài vài chục cây số từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài”, còn nếu như đem so sánh với dự án làm một cảng biển, sân bay hay một tuyến đường cao tốc thì có lẽ mức độ đầu tư vẫn còn ít hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, đáng mừng là mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua Việt Nam cũng đã chứng kiến không ít doanh nghiệp đã bứt phá, đạt được mức phát triển nhanh chóng từ sự nỗ lực vượt bậc của chính mình. Viettel là một ví dụ điển hình, doanh nghiệp này đã làm được những điều kỳ diệu trong lĩnh vực CNTT, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực…, hiện nay đang có vị trí xứng đáng trong nước, vươn ra thị trường nước ngoài.

Chính vì lẽ đó, có thể nhận thấy cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh về CNTT với hạ tầng CNTT, ngành phần mềm, lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển)… là rất lớn.

“Tôi rất xúc động khi nghĩ đến hình ảnh ngày nào đó ngành CNTT Việt Nam “cất cánh”, tuy nhiên tôi cũng tự đặt ra câu hỏi là chúng ta liệu có thể làm được nhiều hơn nếu như không có sự đầu tư phù hợp hơn cho ngành CNTT? Tôi nói ra những điều trên là để chúng ta phải suy nghĩ cẩn trọng. Trong giai đoạn hiện nay, nếu như xác định CNTT là một trong những ngành kinh tế trọng điểm mà chúng ta không khắc phục được thực trạng đã nêu, không gắn được vào đó một tỷ trọng đầu tư xứng đáng cho sự phát triển thì sẽ rất khó vươn tới những mục tiêu lớn lao. Nếu không cẩn trọng, cơ hội sẽ rời chúng ta đi và cuộc đua về CNTT của chúng ta sẽ khó tới đích”, ông Bình khẳng định.

H.P
(theo báo Bưu Điện Việt Nam)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tính ì tâm lý và tư duy sáng tạo Nên có “Chỉ thị 58 mới” để tạo sinh khí mới
Sợ sai lầm = thất bạiNguy cơ từ “Internet không bao giờ quên”
Không còn ngày nghỉ vì e-mail và Internet?“Mỏ vàng” mới của các đại gia công nghệ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11