(Post 29/09/2010) Hôm nay bạn đã kiểm tra e-mail
chưa? Nếu bạn giống như hầu hết nhân viên ở Mỹ và Anh, câu trả lời là
đã kiểm tra cho dù đang là ngày nghỉ cuối tuần. Điều đó cũng đúng với
mọi người lao động ở Mỹ kể cả khi họ đang có kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài.
Ngày nghỉ đang dần trở thành một khái niệm xa lạ khi những người làm việc
phải duy trì kết nối ảo 24/7.
Những khái niệm về ngày làm việc và cuối tuần đã ăn sâu
trong văn hóa pop (văn hóa của đại chúng). Lily Tomlin và Dolly Parton
đã rất thành công với bộ phim “9 to 5”, đặt tên theo tiêu chuẩn ngày giờ
làm việc (của Mỹ) lúc đó từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Vào năm 1981,
ban nhạc rock Loverboy đã thành hiện tượng với bài hát "Working for
the Weekend" (Làm việc cuối tuần). Cụm từ "thank God it's Friday”
- “cảm ơn Chúa đã là thứ Sáu” và rút gọn với 4 chữ cái đầu tiên thành
"TGIF" hầu như là những lời hân hoan thường gặp về cuối tuần
đang đến.
Thật không may, có lẽ chỉ có văn hóa pop thì ngày làm
việc và cuối tuần mới mang lại ý nghĩa. Một khảo sát được tiến hành bởi
hai công ty nghiên cứu thị trường, Harris Interactive ở Mỹ và Opinion
Matters ở Anh, đại diện cho Xobni, cho thấy rằng ngày làm việc “9 – 5”
(bắt đầu từ 9 giờ sáng, kết thúc lúc 5 giờ chiều) là chuyện hoang đường,
và không hề có một ngày nghỉ đúng nghĩa nữa.
Xobni báo cáo rằng 72% người Mỹ, và 68% người Anh duyệt
e-mail công việc ngoài giờ làm việc một cách thường xuyên. Một nửa số
người Mỹ được khảo sát kiểm tra e-mail trong ngày nghỉ. Trên 25% số người
Anh được hỏi, và 42% số người Mỹ tự nhận kiểm tra e-mail ngay cả những
ngày đau yếu. Nhiều người thậm chí kiểm tra e-mail ở trên giường trước
khi ngủ hay thức dậy vào buổi sáng.
Vậy, điều gì khiến e-mail thành nỗi ám ảnh? Nhân viên
thường đặc biệt lo lắng chờ đợi điều gì? Có phải đơn giản là họ quá yêu
thích công việc đang làm và không biết lúc nào thì ngưng nghỉ? Không hẳn
vậy. Dường như người lao động đang phải duy trì công việc dưới nhiều sức
ép. Sự trỗi dậy của e-mail di động trên những chiếc smartphone và máy
tính bảng không làm giảm gánh nặng cho họ.
Trong một thời đại mà thu hẹp công việc và cắt giảm nhân
viên là tiêu chuẩn, những người vẫn có công việc và muốn làm việc vất
vả gấp đôi vì 2 lý do. Thứ nhất, họ muốn là vốn quí của công ty và chứng
minh giá trị để tránh việc bị sa thải. Thứ hai, một người nào đó vẫn phải
làm tất cả những công việc được làm trước đây bởi những người đã ra đi
– vì vậy những nhân viên còn lại thường bị đòi hỏi làm việc nhiều hơn.
Dù vậy, không phải mọi tin tức đều xấu. Sự xuất hiện
của Internet và e-mail cũng mở ra cánh cửa và san bằng sân chơi cho những
người hành nghề tự do. “Các doanh nghiệp đang lợi dụng nhân tài trực
tuyến như một chiến lược cốt lõi để nhận việc làm và thấy rằng có một
nguồn cung đáng kể các chuyên gia có trình độ cao thích mô hình làm việc
trực tuyến. Những người làm việc tự do sẽ tìm thấy sự hài lòng trong việc
kiểm soát lịch trình của chính họ và làm theo những đam mê của mình”,
Ellen Pack, Phó chủ tịch tiếp thị của Elance, một công ty chuyên tuyển
người làm việc tự do cho các dự án cụ thể, nói.
Trong khi đó "hành nghề tự do" cũng có thể
hiểu đơn giản là một cách nói lịch sự ám chỉ những người "thất nghiệp
và sẵn sàng nhận các công việc lặt vặt". Một cuộc khảo sát những
người hành nghề tự do thực hiện bởi Elance cho thấy "suy thoái
kinh tế không phải là lý do hàng đầu khiến các chuyên gia chuyển sang
làm việc tự do. Chỉ 4% những người được khảo sát đang làm việc như một
người hành nghề tự do cho đến khi họ có thể tìm thấy một công việc toàn
thời gian và ít hơn 24% chuyển sang hành nghề tự do sau khi bị sa thải.
Hơn 56% bắt đầu làm việc tự do tới khi trở thành ông chủ của mình và làm
việc với các dự án họ yêu thích".
Tuy vậy, vẫn còn có một mối quan hệ giữa kinh tế đi xuống
và sự trỗi dậy của hành nghề tự do. Khi các công ty giảm lực lượng lao
động nội bộ của mình, các cơ hội đối với việc thuê người giỏi bên ngoài
cho từng dự án sẽ giúp hoàn thành công việc mà không phải trả toàn bộ
các phí liên quan như với việc thuê một nhân viên toàn thời gian.
PHT - PC World USA
(theo PC World VN) |