(Post 08/10/2010) “Trong tiết mục dạy nấu
ăn hôm nay, xin giới thiệu cách làm bánh mì Sandwish Jambon. Dùng 10 miếng
bánh mì để kẹp các miếng jambon. Nếu giữa hai miếng bánh mì chỉ kẹp được
1 miếng Jabon thì có thể kẹp được nhiều nhất là bao nhiêu miếng jambon?”
Điều bất ngờ là hầu hết câu trả lời kẹp được nhiều nhất 9 miếng jambon.
Câu trả lời đúng là 10 miếng jambon khi ta xếp các miếng bánh mì thành
hình tròn như một bánh xe lớn.
“Ngựa quen đường cũ” là một câu tục ngữ rất thích hợp
để diễn tả quá trình tư duy của con người. Trải qua một quá trình sống,
trong não của chúng ta có vô vàn lối mòn tư duy được hình thành. Những
lối mòn tư duy này vừa là những kinh nghiệm sống quý báu, lại vừa là một
chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo của con người. Liệu chúng ta có
thể phát hiện ra được những lối mòn tư duy đó, khắc phục chúng để trở
nên sáng tạo hơn?
Trên đây là lời tựa được đăng trên sách “Đánh
thức tiềm năng sáng tạo” của tác giả Nguyễn Minh Triết do NXB
Trẻ phát hành, chúng tôi xin trích đăng lại nhằm giới thiệu và cũng là
một cách giúp chúng ta sáng tạo hơn trong các công việc tưởng chừng như
quá quen thuộc và đơn giản
Từ một câu hỏi trắc nghiệm
Ở Nhật Bản, người ta có đặt ra câu hỏi sau với 200 sinh
viên đại học:
“Trong tiết mục dạy nấu ăn hôm
nay, xin giới thiệu cách làm bánh mì Sandwish Jambon. Dùng 10 miếng bánh
mì để kẹp các miếng jambon. Nếu giữa hai miếng bánh mì chỉ kẹp được 1
miếng Jabon thì có thể kẹp được nhiều nhất là bao nhiêu miếng jambon?”
Điều bất ngờ là hầu hết sinh viên trả lời rằng kẹp được
nhiều nhất 9 miếng jambon. Câu trả lời đúng là 10 miếng jambon khi ta
xếp các miếng bánh mì thành hình tròn như một bánh xe lớn. Chỉ 12% số
sinh viên trên trả lời đúng câu hỏi trên.
Đến tính ì tâm lý
Nếu nhìn từ góc độ sáng tạo, “thủ phạm” của vấn đề trên
chính là tính ì tâm lý. Như vậy, thế nào là tính ì tâm lý? Nó có ảnh hưởng
gì trong quá trình tư duy sáng tạo của con người? Như chúng ta đã biết,
tình ì (hay quán tính) là khuynh hướng của hệ thống nhằm duy trì trạng
thái hiện tại và chống lại sự chuyển sang trạng thái mới. Tình ì là thuộc
tính cố hữu của bất kỳ hệ thống nào (ví dụ nhu mắt có thời gian lưu ảnh).
Tính ì đôi khi có lợi và nhiều lúc có hại.
Bộ não và tâm lý của con người cũng là một hệ thống nên
tất nhiên sẽ tồn tại tính ì tâm lý. Tính ì tâm lý rất đa dạng và sau đây
là những dạng thường gặp.
Tính ì “thiếu”
Con người thường xuyên tiếp nhận thông tin và suy nghĩ
theo những hướng nhất định sẽ tạo ra các lối mòn tư duy trong não. Đến
khi gặp các vấn đề cần giải quyết, người ta có khuynh hướng suy nghĩ theo
những lố mòn có sẵn mà quyên đi những góc độ khác, những cách nhìn khác
của vấn đề. Tình ì thiếu sẽ dẫn đến tính bảo thủ, thành kiến...
Trở lại câu hỏi ở trên, do các sinh viên Nhật Bản (và
cả chúng ta) thường xuyên nhìn thấy những miếng bánh mì xếp chồng
lên nhau và cứ 2 miếng bánh mì thì kẹp được 1 miếng jambon, 3 miếng kẹp
2, ..., nên nhanh chóng đi dến câu trả lời là 10 miếng bánh mì kẹp được
9 miếng jambon. Tính ì “thiếu” đã phát huy tác dụng trong trường hợp trên.
Tính ì “thừa”
Trong cuộc sống, bất kỳ một quy luật, định lý, phát biểu...
nào đều có phạm vi ứng dụng nhất định. Sự ngoại suy liên tưởng trong quá
trình tư duy của con người đôi khi dẫn đến sự vượt quá phạm vi ứng dụng,
gây ra tính ì “thừa”.
Để thử tính ì thừa của mình, mời các bạn trả lời câu
hỏi sau:
3 con mèo ăn hết 3 con chuột
trong 3 giây. Hỏi 30 con mèo ăn 30 con chuột trong bao lâu?
Câu trả lời của bạn là…
Hơn 50% những người được hỏi câu hỏi trên đề nhanh nhảu
trả lời 30 giây. Rất đơn giả vì chỉ cần áp dụng một phép tính nhẩm đơn
giản (quy tắc tam suất) để có được kết quả. Nhưng …
Câu trả lời đúng là 3 giây.
Ở đây quy tắc tam suất đã được áp dụng chính xác trừ
… một điều là trong điều kiện của bài toán này, không thể áp dụng quy
tắc tam suất vì các con mèo ăn các con chuột đồng thời. Như vậy , “thủ
phạm” lại chính là tính ì thừa.
Thay Lời Kết
Qua các ví dụ trên, ta thấy tính ì tâm lý thường đóng
vai trò có hại đến quá trình tư duy sáng tạo. Liệu có biện pháp nào để
khắc phục và loại bỏ tính ì tâm lý hay không?
Câu trả lời là có. Môn khoa học sáng tạo trên thế giới
tuy còn rất non trẻ nhưng đã nghiên cứu tình ì tâm lý khá đầy đủ và đưa
ra nhiều thủ thuật, phương pháp tích cực hóa tư duy,… nhằm khắc phục tính
ì tâm lý và mang lại hiệu quả tư duy sáng tạo cao hơn.
Nguồn: Sách “Đánh thức tiềm năng sáng tạo”
- NXB Trẻ
Một số câu hỏi trắc nghiệm tính ì tâm
lý
- Muốn bỏ một chú hươu cao cổ vào một cái
tủ lạnh thì cần phải thực hiện bao nhiêu bước ?
- Vậy nếu bỏ một chú voi vào tủ lạnh thì
cần bao nhiêu bước ?
- Trong khu rừng, chúa tể sơn lâm mở tiệc
sinh nhật và mời tất cả muôn thú trong khu rừng đến chung vui.
Hỏi bạn thiếu con thú nào?
- Một người thợ săn, muốn băng qua một dòng
sông Cá Sấu (nghĩa là dòng sông toàn là cá sấu) thì phải làm cách
nào ?
Sưu tầm từ Internet |
|