(Post 04/12/2010) Với mục tiêu đến năm 2020
Việt Nam sẽ có 1
triệu chuyên gia CNTT-TT, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Viện trưởng Viện
CNTT-TT, ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, các trường đại học cần phải có
sự thay đổi mạnh về chất lượng đào tạo và định hướng đào tạo.
Nhu cầu
về nguồn nhân lực CNTT-TT Việt Nam hiện nay vẫn còn rất lớn |
|
PV: Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở
thành nước mạnh về CNTT” đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 1 triệu
chuyên gia CNTT-TT. Ông đánh giá thế nào khi có ý kiến cho rằng, chất
lượng nguồn nhân lực mới là vấn đề lớn có tính quyết định?
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng: Căn cứ theo
số liệu thống kê của Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT, tính toán cơ học có
thể thấy đến năm 2020 con số 1 triệu nhân lực ngành CNTT là hoàn toàn
đáp ứng được. Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, những năm qua
số lượng các cơ sở đào tạo chính quy về CNTT đã tăng đáng kể: năm 1995
mới chỉ có 7 khoa CNTT trọng điểm, thì đến năm 2010 đã có tới 133 trường
ĐH, 153 trường CĐ, 351 trường TCCN có đào tạo CNTT-Tin học. Chỉ tiêu tuyển
sinh các ngành liên quan đến CNTT-TT hiện nay khoảng 60.000 sinh viên/năm
và trung bình chỉ tiêu năm sau thường cao hơn năm trước khoảng 6-8%.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là chất
lượng nguồn nhân lực CNTT mới là vấn đề lớn, có tính quyết định, chứ
không phải là số lượng. Nhưng một thời gian dài, công tác đào tạo, tuyển
dụng và sử dụng nhân lực CNTT-TT của chúng ta lại chỉ chạy theo số lượng,
chưa chú trọng đến chất lượng. Đặc biệt, trong giai đoạn 2005-2010, số
lượng các cơ sở đào tạo ĐH tăng đáng kể, đã đào tạo lượng lớn sinh viên
CNTT, đưa tới tình trạng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam thừa cục bộ, nhưng
lại thiếu chất lượng.
Theo tôi, nếu thời gian tới chúng ta không có những quyết
sách để thay đổi mạnh mẽ chất lượng đào tạo nhân lực, không nhận thức
được giai đoạn 2010-2015 là giai đoạn rất quan trọng với các trường ĐH
để có thể tạo các đột phá trong quản lý và thực hiện đào tạo, dẫn tới
đột phá trong chất lượng đào tạo thì chắc chắn các mục tiêu của Đề án
sẽ không thể nào đạt được. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng ta chạy theo số
lượng 1 triệu nhân lực, mà bỏ qua chất lượng nhân lực đào tạo được. Tôi
tin rằng, với cơ chế cạnh tranh lành mạnh và với các định hướng, giải
pháp đúng đắn từ các cấp quản lý, các trường, cả chất lượng và số lượng
nhân lực CNTT-TT sẽ tăng lên ở những trường tốt, ngược lại sẽ giảm đi
và thậm chí là dẫn tới phải đóng cửa, loại bỏ các trường đào tạo kém chất
lượng.
PV: Cũng trong bản Đề án này có
đưa ra mục tiêu thời gian tới sẽ phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT Việt
Nam đạt chuẩn quốc tế. Vậy theo ông nhân lực CNTT-TT được coi là đạt chuẩn
quốc tế thì cần phải đáp ứng những tiêu chí gì?
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng: Tôi cho rằng,
tiêu chí để đánh giá nhân lực nói chung dựa trên kiến thức nền tảng, kỹ
năng công nghệ, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng mềm. Nhân lực CNTT-TT
đạt chuẩn quốc tế là nguồn nhân lực hoàn toàn có đầy đủ khả năng thực
hiện các dự án quốc tế. Ở đây, theo tôi thì cần xem xét vấn đề dưới 2
góc độ. Thứ nhất là các SV sau khi tốt nghiệp, tìm được việc làm trong
DN, đáp ứng được các đòi hỏi nghề nghiệp của thị trường.
Tuy nhiên, sau thời gian làm việc khoảng 1-2 năm, người
lao động đó sẽ phát triển như thế nào, có trở thành các chuyên gia giỏi
hay không, có trình độ ngang bằng với các chuyên gia trong khu vực và
trên thế giới hay không lại phụ thuộc vào cơ hội làm việc và quá trình
“tự đào tạo lại khi làm việc” ngay trong chính các DN. Với trường hợp
này, nhân lực CNTT-TT
đạt chuẩn quốc tế có được là dựa trên quá trình đào tạo tại các trường
ĐH (4 năm) và cả quá trình tái đào tạo tại DN (1-2 năm). Thứ hai cần xem
xét đến là các sinh viên sau khi tốt nghiệp, tìm được các học bổng sau
ĐH ở các nước phát triển hơn VN, sau một vài năm học tập, các em tìm được
việc làm tại các công ty nước ngoài, công ty liên doanh hoặc các công
ty VN.
Như vậy, để đánh giá nhân lực CNTT-TT đạt chuẩn quốc
tế, cũng như để có thể “định lượng” việc hiện nay có bao nhiêu trường
đáp ứng được các tiêu chí đó, tôi cho rằng trước hết cần phải xây dựng
được các chuẩn về kiến thức, chuẩn kỹ năng, chuẩn ngoại ngữ và chuẩn kỹ
năng làm việc/nghiên cứu. Để làm được việc này, cần có sự chỉ đạo của
các cơ quan quản lý, sự tham gia của các trường, các DN sử dụng lao động
và cũng cần tham khảo mô hình, kinh nghiệm thế giới. Ngoài ra, chúng ta
còn cần có tổ chức kiểm định chất lượng độc lập để điều tra đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực được đào tạo ra từ các cơ sở đào tạo; đánh giá
chất lượng của nguồn nhân lực sau một thời gian nhất định làm việc, tức
là khả năng phát triển của các kỹ sư, cử nhân sau khi đi làm tại các DN
CNTT-TT VN. Từ đó, mới có được những đánh giá chi tiết, chính xác về chất
lượng nguồn nhân lực.
PGS.TS
Huỳnh Quyết Thắng, Viện trưởng Viện CNTT-TT, ĐH Bách khoa Hà Nội |
|
PV: Theo quan điểm của ông, để các
mục tiêu về nguồn nhân lực CNTT-TT của Đề án có thể “cán đích” thì cần
phải làm gì?
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng: Nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT Việt Nam hiện nay vẫn rất lớn,
đòi hỏi phải có thay đổi mạnh cả về “chất” lẫn “lượng”. Sau 15 năm phát
triển (1995-2009), hiện chúng ta đã có một số DN CNTT có số lượng nhân
lực từ 1000-3000 người và khoảng hơn 10 DN có số lượng nhân lực từ 300-900
người… Từ nay đến năm 2015 là giai đoạn nền kinh tế thế giới hồi phục
và phát triển, vì thế nền kinh tế VN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong
thời gian tới, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp CNTT phát triển các thị
trường và đòi hỏi nhu cầu lớn hơn về nguồn nhân lực. Từ thực tế đó, tôi
cho rằng có một số việc chúng ta cần phải chú trọng triển khai trong giai
đoạn tới. Cụ thể, về phía các trường ĐH, cần phải thay đổi quan điểm đào
tạo. Phải thấy rằng, nguồn nhân lực CNTT-TT được đào tạo cần có sự thay
đổi mạnh về chất lượng đào tạo (kiến thức nền tảng, kỹ năng công nghệ,
ngoại ngữ, kỹ năng mềm làm việc) và cả về định hướng đào tạo, tức là chú
trọng đào tạo chuyên sâu theo các lĩnh vực: phần mềm, nội dung số, phần
cứng.
Mặt khác, các cơ sở đào tạo cũng cần đẩy mạnh các hình
thức xã hội hóa, tăng cường hợp tác để thu hút các nguồn lực tài chính
phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu. Bởi lẽ, ngành CNTT có đặc thù là công
nghệ phát triển rất nhanh, đòi hỏi người dạy, người học phải luôn tự học,
cập nhật kiến thức để có thể dạy và học tốt. Đào
tạo CNTT đòi hỏi có nhiều phòng thực hành; giảng viên cần nhiều tài
liệu, giáo trình và thời gian để tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng. Nhưng
có một thực tế là hiện nay cơ chế tài chính để trang trải kinh phí, chi
phí cho các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ chế trả lương cho giảng
viên trong các trường ĐH công lập vẫn bị ràng buộc nhiều bởi cơ chế tài
chính và cơ chế học phí, dẫn tới khả năng “tái đầu tư” cho “người dạy”,
cho “việc dạy” còn nhiều bất cập, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.
FPT
APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công
nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào
tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế ISO9001.
Học
CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Vì thế, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực đào tạo nhân lực CNTT sẽ là
giải pháp hiệu quả để thu hút nguồn lực tài chính, đầu tư dài hạn cho
các cơ sở đào tạo, thực hiện chính sách cho vay ưu đãi để trang trải học
phí đối với sinh viên nghèo. Các nhà đầu tư sẽ là những người môi giới,
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN. Mô hình hợp tác này
cũng giải quyết hiệu quả vấn đề nghiên cứu định hướng nhu cầu thị trường
nguồn lực, xây dựng các định hướng đào tạo phù hợp cho các cơ sở đào tạo.
Còn về phía cơ quan quản lý nhà nước, theo tôi một việc
hết sức quan trọng là cần xây dựng các chính sách trao
quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường, để các trường tự thực hiện và tự
chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của trường mình. Ví dụ như
thực hiện tuyển sinh đầu vào cho ngành CNTT-TT dựa trên điểm thi Toán,
Lý và Ngoại ngữ. Đồng thời, cần xây dựng các cơ chế giám sát đánh giá
chất lượng và quá trình đào tạo, quản lý thực hiện ở các trường; chú trọng
xây dựng các chính sách hỗ trợ các DN trong việc tái đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, trong xuất khẩu nguồn nhân lực, thực hiện các dự án
quốc tế, mở các chi nhánh và phát triển thị trường ở nước ngoài; xây dựng
các chính sách quảng bá, tuyên truyền, nâng cao nhận thức ngành nghề và
định hướng nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn cho học sinh phổ thông; xây
dựng các chính sách cho vay ưu đãi với các sinh viên nghèo, học giỏi...
PV: Xin cảm ơn ông!
Ngọc Minh
(theo báo Bưu Điện Việt Nam)
Tin liên quan:
|