Sự trở lại của phần mềm "bắt cóc" dữ liệu, đòi tiền chuộc  
 

(Post 15/12/2010) Phần mềm "bắt cóc" đòi tiền chuộc (Ransomware) đã trở lại sau hơn 2 năm kín tiếng với mức độ nguy hiểm hơn. Biến thể của GpCode đã xuất hiện trên Internet, "bắt cóc" dữ liệu và đòi 120 USD tiền chuộc...

Ảnh minh họa: Internet

Tương tự những chương trình ransomware trước đó, GpCode mã hóa các tập tin của nạn nhân và yêu cầu họ phải trả phí tiền chuộc để nhận được các khóa giải mã.

Phiên bản mới của GpCode có tên Trojan-Ransom.Win32.GpCode.AX (tên được hãng bảo mật Kaspersky định danh) mang đặc tính "hung ác" hơn các phiên bản trước. GpCode.AX sẽ chép đè các tập tin của nạn nhân bằng dữ liệu đã bị mã hóa, sử dụng thuật toán mã hóa cao cấp như RSA-1024 (thuật toán mã hóa đến 1024-bit) và AES-256 để che giấu nội dung dữ liệu.

"Loại mã độc này rất nguy hiểm bởi vì cơ hội giành lại dữ liệu của nạn nhân rất thấp", theo Vitaly Kamluk, chuyên gia nghiên cứu mã độc tại Kaspersky cho biết. "Nó gần như xóa trọn dữ liệu từ ổ cứng của bạn".

FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Theo hãng bảo mật Sophos, tuần qua, nhiều văn bản dạng PDF có nhúng mã độc khai thác lỗi trong Adobe Reader đã được rải trên Internet. Khi thâm nhập thành công, loại mã độc mà thực chất là ransomware này sẽ "bắt cóc" nhiều loại định dạng văn bản lẫn media khác nhau, từ các tập tin Microsoft Office, OpenOffice.org hay các tập tin hình ảnh, khiến chúng không thể đọc được vì bị mã hóa. Để giải mã, tin tặc đòi phải "chuộc" với mức phí 120 USD.

Những người dùng phiên bản Adobe Reader X mới nhất sẽ miễn nhiễm trước loại ransomware này.

Như vậy, cuộc chiến mã hóa và giải mã lại tiếp diễn sau 2 năm dạng ransomware kể trên im hơi lặng tiếng. Vào cuối tháng 9-2008, các hãng bảo mật đã phân tích mã nguồn của loại ransomware phiên bản cũ xuất hiện vào thời điểm đó và phát hiện có lỗ hổng có thể giúp họ giúp các nạn nhân khôi phục lại một phần dữ liệu bị "bắt cóc".

Một nguy cơ khác nữa là vấn đề tin tưởng. Câu hỏi đặt ra là liệu sau khi trả phí cho bọn tội phạm mạng thì những dữ liệu có trở về bình an? Bạn có thể tin tưởng vào những kẻ đã "bắt cóc" dữ liệu của mình rồi đòi tiền chuộc?

Thông báo dữ liệu đã bị mã hóa và không thể làm gì khác ngoài việc làm theo lời của tin tặc - Nguồn: Kaspersky

Ransomware hiện chưa hoạt động mạnh như các hình thái nguy cơ bảo mật khác, vẫn còn ở mức độ hiếm. Hơn nữa, các hãng bảo mật đưa ra khuyến cáo người dùng cá nhân và doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp sao lưu dữ liệu thường xuyên theo định kỳ để có thể khôi phục khi cần thiết và mã hóa dữ liệu nhạy cảm với các phần mềm mã hóa uy tín. Ransomware sẽ không còn là mối hiểm họa.

Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp lại không hề có thao tác chuẩn bị cho sự cố cho đến khi nó xảy ra.

Thanh Trực (Tổng hợp)
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Những bài học của nhà báo công nghệTùy biến giao diện Ubuntu
Đo băng thông với JavaScriptKhắc phục sự cố từ xa
Phòng chống virus lây qua USBXử lý lỗi ‘429’ trong Visual Basic
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11