Phía sau sự thành công của Intel  
 

(Post 06/01/2011) Người đàn ông phát minh ra con chip vi xử lý của Intel trao đổi về sự đổi mới công nghệ và Huân chương Quốc Gia về Công nghệ và Đổi mới mà ông mới nhận được.

"Chỉ là do tôi quá tò mò mà thôi"

Thật khó để diễn tả hết tầm ảnh hưởng mà phát minh của Ted Hoff đối với thế giới, cho dù ông thường tỏ ra khiêm tốn khi nói về phát minh của mình. Ted thường nói: "Chỉ là do tôi quá tò mò mà thôi. Đó là một phần tính cách của tôi".

Tính tò mò của ông không chỉ giúp cho những thanh thiếu niên ngày nay có thể gửi và nhận tin nhắn với tốc độ chóng mặt. Chip vi xử lý 4004 nhỏ bé từ ý tưởng của Hoff và được thiết kế bởi các đồng nghiệp của ông tại tập đoàn Intel, có bản chất là một chiếc máy tính được thu nhỏ đến kích cỡ của một cái móng tay.

Ra đời vào năm 1971, con chip này là tiền đề để tạo ra máy vi tính, máy tính gia dụng và cuối cùng là máy tính cá nhân (PC). Nó cũng đã làm bệ phóng để Intel - khi đó còn là một công ty chế tạo chip mới thành lập được ba năm - gia nhập hàng ngũ của những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Ted và các cộng sự của mình mới đây nhận được thông báo rằng việc phát minh ra chip 4004 đã đem lại cho họ Huân chương Quốc gia về Công nghệ và Sự đổi mới - sự vinh danh cao quý nhất của Hoa Kỳ dành cho những thành tựu về công nghệ và được đích thân Tổng thống trao tặng.

Tuy nhiên đi kèm với thành công luôn là những thử thách. Chính những phát minh như Chip 4004 khiến Intel trở thành "vị vua" trong thị trường PC. Ngày nay, với sự xuất hiện của các loại điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ khác, lợi nhuận từ thị trường PC không còn được như trước. Điều này khiến Intel phải tìm cách khẳng định lại tên tuổi của mình, trong thời đại mà sự mới lạ là chìa khóa của sự thành công.

Marcian Ted Hoff giờ đây đã ở tuổi 72. Ông đã từng là giám đốc nghiên cứu ứng dụng của Intel. Tháng 4/1969, một doanh nghiệp Nhật Bản thuê Intel chế tạo một chiếc máy tính có màn hình với chi phí phải chăng.

Ted khi đó ở trong đoàn đại diện của công ty, có nhiệm vụ truyền đạt lại những thông tin về thiết kế của bên đối tác cho các kĩ sư của Intel. Ted, một người chuyên về máy vi tính chứ không phải máy tính bỏ túi, nói: "Tôi thấy tò mò về những gì họ đang làm, và tôi thật sự bất ngờ về sự phức tạp trong thiết kế của họ".

Busicom, đối tác Nhật Bản của Intel, có ý tưởng về khoảng một tá các mạch tích hợp khác nhau, mỗi mạch đảm nhận một chức năng riêng và một vài mạch chứa đến 5000 tranzito bán dẫn.

Ted Hoff tính ra rằng để thiết kế một con chip như vậy mất khoảng 6 tháng, nhất là khi không nhiều kĩ sư có đủ trình độ cần thiết để thực hiện công việc này. Khi ông đề xuất với Robert Noyce, nhà đồng sáng lập Intel, về ý tưởng sẽ đơn giản hóa thiết kế đó, Noyce đã rất ủng hộ.

Ted Hoff đã áp dụng những gì ông được học về máy vi tính, những chiếc máy có kích cỡ lớn hơn. Cuối cùng, thiết kế của ông chỉ gồm 4 con chip tạo thành bộ xử lí trung tâm (CPU) và bộ xử lí trung tâm này có thể được lập trình để thực hiện rất nhiều tính năng khác nhau, từ việc lấy dữ liệu từ bàn phím cho đến việc in dữ liệu ra.

Ted Hoff nói: "Con chip mới mang theo sự linh động vô cùng lớn". Sau khi các giám đốc của Busicom xem thiết kế đó, họ đã rất thích thú và cho hủy bỏ kế hoạch ban đầu của chính mình.

Những ông chủ của Ted Hoff cũng tỏ thái độ tương tự, mặc dù phát minh này buộc họ phải ở vào một tình thế nan giải. Bộ vi xử lý sẽ có giá khoảng 60 USD. Các khách hàng sử dụng sản phẩm chính của Intel - chip bộ nhớ, chế tạo ra những chiếc máy tính lớn có kích thước bằng cả một căn phòng và đem cho thuê với giá 2500 USD/ tháng. Ted Hoff cho hay "Chúng tôi phải nói rõ với khách hàng rằng những con chip mới này sẽ không cạnh tranh với các máy tính khổng lồ ấy, bởi tốc độ xử lí của nó vẫn còn kém khá xa". Điều đó đã đúng trong một thời gian.

Intel đang tìm cách khẳng định vị thế trong thời đại "công nghệ lan tràn"

Intel bắt đầu bán Chip 4004 vào tháng 11/1971. Leslie Berlin, một nhà nghiên cứu về lịch sử của Thung lũng Silicon tại Stanford, nói: "Không ai biết phải làm gì với nó. Máy tính là một thứ gì đó to bằng cả căn phòng, nhưng lại có một loại máy tính bạn có thể cầm trong tay. Đó là một thứ khác hẳn".

Nhưng khá nhanh sau đó, các khách hàng đã sử dụng chúng để thu thập dữ liệu về các giếng dầu và máy bơm xăng, hay một người nông dân sử dụng chip vi xử lý để theo dõi sự di chuyển của các con bò trong đàn. Các thế hệ sau của chip 4004, với những cái tên khá hấp dẫn như 8008 và 8080, "đều đạt doanh số rất cao", Hoff nói.

Năm 1981, khi IBM chọn chip vi xử lý 8088 cho PC của hãng này, "ngành công nghiệp được đưa lên một tầm cao mới, và số phận của Intel cũng đã bước sang trang tiếp theo", Tim Bajarin - chủ tịch công ty tư vấn công nghệ Creative Strategies - nhận xét. Đến giữa những năm 1980, Intel chính thức từ bỏ chip bộ nhớ - sản phẩm đầu tiên của công ty, và cũng nói lời tạm biệt với kế hoạch kinh doanh mà vào năm 1968 hai nhà đồng sáng lập đã phải chi 2.5 triệu USD để gây dựng. (Noyce qua đời năm 1990; còn chủ tịch danh dự Gordon E. Moore đã nghỉ hưu) Con chip nổi tiếng tiếp theo của Intel là 486, được giới thiệu vào năm 1989 và nhanh hơn phát minh của Hoff ít nhất là 100 lần. Vi xử lý 1993 Pentium - cái tên được đặt sau khi tòa án không chấp nhận tên thương mại "386" mà Intel đưa ra - là thế hệ thứ tám kể từ chip 4004 và có tốc độ nhanh gấp 1500 lần. Giờ đây, một chip vi xử lý Intel's Core có đến 560 triệu tranzito, so với 2300 của chip 4004.

Intel đang tìm cách khẳng định vị thế trong một thời đại mà chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Paul Otellini gọi là "công nghệ lan tràn", với hầu hết mọi thiết bị công nghệ đều sở hữu một con chip vi xử lý. Ông nói: "Khả năng chính của chúng tôi là tạo ra công nghệ silicon hàng đầu thế giới và triển khai nó một cách rộng khắp với giá cả phù hợp". Để giữ được vị thế của người dẫn đầu, Intel cần phải tham gia vào nhiều lĩnh vực mới nhiều hơn nữa.

FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Chip của Intel vẫn chưa xuất hiện trên thị trường điện thoại thông minh, nhưng các nhà sản xuất hứa hẹn sản phẩm đầu tiên sẽ được ra mắt vào năm 2011. Intel cũng đã chi hơn 10 tỉ USD để mua lại các công ty khác, phần lớn số tiền đó để mua McAfee, công ty sản xuất phần mềm an ninh máy tính.

Bajarin nói: "Khi chip xuất hiện trong tất cả các thiết bị, an ninh và bảo mật sẽ là một phần thiết yếu. Những thương vụ mua lại đều mang tính chiến lược, giúp Intel tăng thêm khả năng bán các loại chip có thể gắn vào xe hơi, máy móc hay radio".

Điều này phần nào giống với tưởng tượng của Hoff 40 năm trước, khi ông nghĩ rằng phát minh của mình sẽ được dùng trong thang máy, đèn giao thông và những "nơi bí mật" khác. Một trong số những nơi ấy, đáng buồn thay lại nằm rất gần tim ông - Hoff hiện đang phải dùng một chiếc máy trợ tim. Ông nói: "Tôi là một ví dụ cho tầm quan trọng của mạch vi xử lý. Có một con chip vi xử lý đang 'vận hành' tôi".

Minh Tiến - theo Newsweek
(nguồn Diễn Đàn Kinh Tế VN)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


5 bước đi thông minh của ông chủ FacebookGia công phần mềm Trung Quốc hướng tới phố Wall
7 sự kiện giáo dục năm 2010Điện toán đám mây: Cơ hội mới cho doanh nghiệp nhỏ
Văn hóa hạnh phúcRobin Li - Người hùng và tội đồ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11