(Post 19/03/2011) TP.HCM là địa phương dẫn
đầu trong cả nước về mức đóng góp trong tổng doanh thu ngành Công
nghệ Thông tin Việt Nam góp phần đưa ngành phát triển mạnh mẽ, tạo
dấu ấn trên bản đồ công nghệ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để phát triển
hơn nữa và cùng cả nước sớm hoàn thành mục
tiêu trở thành quốc gia mạnh về CNTT thì vấn đề nhân
lực chất lượng cao luôn là một yêu cầu lớn được ưu tiên chú trọng
tại TP.HCM.
Sinh viên
FPT-APTECH tham gia chương trình thực tập "On job training" tại
công ty phần mềm FPT Software |
|
Nhân lực chưa đảm bảo
Theo Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM, trong năm 2010,
doanh thu từ công nghiệp CNTT ước đạt 57.200 tỷ đồng, tăng 44,6% so với
năm 2009. Trong đó, doanh thu từ công nghiệp phần mềm năm 2010 ước đạt
9.000 tỷ, tăng 73% so với năm 2009. Doanh thu từ công nghiệp phần cứng
năm 2010 ước đạt 48.200 tỷ, tăng 40,28% so với năm 2009. Hiện tại, thành
phố có khoảng 29.000 nhân lực đang làm việc trong các đơn vị sản xuất,
kinh doanh trong lĩnh vực CNTT. Số doanh nghiệp CNTT trong nước tại địa
bàn thành phố cũng đã tăng lên 9.091 doanh nghiệp, do đó nhu cầu về nguồn
nhân lực luôn được đặt trong mối quan tâm hàng đầu của ngành CNTT thành
phố.
Ông Trần Phúc Hồng - Phó Chủ tịch TMA Solution cho biết,
chuyển biến về nguồn nhân lực CNTT
trong các năm qua là tích cực, số lượng trường đại học cao đẳng có đào
tạo về CNTT tăng nhanh làm tăng đáng kể quy mô đào tạo và số lượng
sinh viên. Quy mô đào tạo tăng sẽ giúp tăng nguồn cung và các doanh nghiệp
có nhiều lựa chọn khi tuyển dụng; Một số trường đã mạnh dạn thử nghiệm
các phương pháp đào tạo mới góp phần tạo chuyển biến về chất lượng; Khi
có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các trường mới, một số trường lớn đã phải
có những thay đổi như tăng cường hoạt
động thực tập, chú trọng kỹ năng mềm... để duy trì vai trò và sức
thu hút với các sinh viên giỏi. Tuy nhiên một số kỹ năng cơ bản như kỹ
năng thực hành, giao tiếp và ngoại ngữ vẫn còn là những điểm hạn chế của
các sinh viên hiện nay.
Trong khi đó, theo ông Trần Tiến Phát - Giám đốc điều
hành Công ty Datalogic, do nguồn nhân lực còn kém về tay nghề, các DN
phải đào tạo lại dẫn đến tốn kém cả về chi phí và thời gian trong khi
nhu cầu phát triển đang tăng lên. Vấn đề nhân lực chất lượng cao đang
rất cấp bách, cần được đảm bảo để ngành CNTT phát triển tương xứng với
tiềm năng và mang lại hiệu quả cao.
Hợp tác chặt chẽ trong cung-cầu nguồn nhân lực
Theo báo cáo do Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business
Monitor International (BMI) vừa công bố, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
của thị trường CNTT-TT Việt Nam lên tới 12% trong thời gian từ năm 2011-2015
và đạt doanh thu khoảng 3,3 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, để phát triển
được bền vững Việt Nam cần phải đảm bảo về nguồn nhân lực cả về số lượng
lẫn chất lượng cao mà TP.HCM là “đầu tàu” phát triển.
Ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM cho
biết, nhân lực là vấn đề mấu chốt trong phát triển, hiện nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đang đổ dòng vốn đầu tư vào Việt Nam thì chúng ta phải xác
định các chức danh cần đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực tiêu chuẩn,
chất lượng cao cho DN,…
FPT
APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công
nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào
tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế ISO9001.
Học
CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Ông Trần Phúc Hồng thì nhấn mạnh, do số lượng đã được
gia tăng nên những năm tới cần tập trung vào chất lượng. Điều đầu tiên
là thống nhất cách hiểu về “chất lượng”. Trong khi các trường vẫn chú
trọng vào trang thiết bị và nội
dung chương trình, khối lượng đào tạo thì doanh nghiệp lại quan tâm
nhiều hơn đến cách suy nghĩ giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc, kỹ
năng mềm, ngoại ngữ... vì đây là các kỹ năng nên hình thành trong quá
trình đào tạo đại học. Các kiến thức kỹ thuật - công nghệ doanh nghiệp
có thể đào tạo bổ sung sau khi tuyển dụng. Do đó, một giải pháp khả thi
và không cần nhiều chi phí là sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong quá trình đào tạo để hoạt động đào tạo đi đúng hướng. Cần đảm bảo
có sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa cung và cầu nguồn nhân lực. Điển
hình là TMA đã chủ động hợp tác với trên 20 trường đại học trong nhiều
hoạt động khác nhau nhằm giúp các sinh viên có thông tin đầy đủ và chuẩn
bị tốt hơn các kỹ năng.
Hoạt động đào tạo, R&D của chính DN cũng được đánh
giá là giải pháp hữu hiệu giúp DN chủ động về công nghệ và nguồn nhân
lực trình độ cao để duy trì tốc độ phát triển. Một số trung tâm R&D
hoạt động hiệu quả như trung tâm R&D của TMA Solution, các trung tâm
R&D của Khu công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ cao TP.HCM.
Theo ông Hồng, DN nào dù lớn hay nhỏ nếu có quan tâm đến hoạt động đào
tạo đều có thể thực hiện các hoạt động này với các mức độ khác nhau mà
không cần chi phí lớn. Hợp tác công tư PPP nên đi từ các hoạt động nhỏ,
thiết thực. Khi mô hình được khẳng định và hiệu quả được chứng minh thì
các bên sẽ mạnh dạn tham gia các mức độ hợp tác cao hơn.
Giám đốc Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM Đinh
Thụy Mỹ Quỳnh khẳng định, cần có sự chủ động liên kết và phối hợp chặt
chẽ giữa chính quyền, DN và nhà trường. Chính quyền tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi, chính sách phù hợp để thu hút nhân tài. Về phía DN và
nhà trường phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho người
học tiếp nhận những kiến thức mới, đào
tạo theo nhu cầu của xã hội nhằm giải quyết triệt để việc “khát” nhân
lực./.
Lê Anh
(theo báo Kinh Tế Việt Nam)
Tin liên quan:
|