Facebook đã thay đổi thế giới như thế nào ?  
 

(Post 04/03/2011) Năm 2010 đánh dấu bước nhảy vọt của Facebook. Cùng nhìn lại tác động của Facebook lên chính trị, truyền thông và du lịch thế giới...

Không phải ngẫu nhiên mà tạp chí Time danh tiếng đã chọn Mark Zuckerberg làm nhân vật của năm 2010. Quyết định của Time chịu nhiều chỉ trích bởi mang động cơ chính trị khi cố tình lờ đi “cha đẻ” Wikileaks sau khi website này công bố nhiều tài liệu ngoại giao gây chấn động thế giới năm 2010. Hơn nữa, trong cuộc khảo sát ý kiến độc giả chính trên Time trước đó, số người chọn người sáng lập Wikileaks làm nhân vật năm 2010 cao hơn rất nhiều so với Zuckerberg.

Bất luận đúng sai, phải thừa nhận Facebook đã đóng góp và tạo ra thay đổi rất lớn lên thế giới. Facebook không chỉ mang đến cách mới để làm những điều cũ mà mang đến cách mới cho mọi việc.

Thay đổi chính trị thế giới

Vai trò của Facebook trong chính trị Mỹ được thể hiện rõ ràng vào tháng 1/2008, không lâu trước khi cuộc bầu cử tại bang New Hamsphire diễn ra, khi đó Facebook hợp tác với ABC và Saint Anselm College để cho phép người dùng phản hồi về ứng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Người dùng Facebook tham gia vào nhóm tranh luận xung quanh một số chủ đề nhất định, đăng ký bỏ phiếu và đặt câu hỏi.

Khoảng hơn 1 triệu người đã tải ứng dụng US politics để tham gia và ứng dụng này tính toán về phản ứng của người dùng với từng bình luận mà ứng viên tranh cử đưa ra. Cuộc tranh luận cho cộng đồng thấy cái mà nhiều sinh viên đã trải nghiệm trước đó: Facebook hết sức phổ biến và mang đến cách mới đầy mạnh mẽ để tương tác và thể hiện ý kiến.

Chuyên gia Michelle Sullivan của Uwire.com trong một bài báo đã viết về hiệu ứng facebook lên nhóm cử tri trẻ tuổi với sự hỗ trợ từ các ứng viên tranh cử cũng như sự tham gia của nhóm dân số trẻ trong cuộc bầu cử năm 2008.

Tháng 1/2008, một nhóm người dùng Facebook với tên gọi “Một triệu tiếng nói chống lại FARC”, sự kiện được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm nghìn người Colombia để phản đối lực lượng vũ trang Colombia.

Tháng 8/2010, Uriminzokkiri, một quan chức chính phủ Bắc Triều Tiên, mở tài khoản Facebook.

Năm 2010, một nhóm bác sỹ người Anh nghiên cứu về bệnh giang mai đã liên hệ giữa số trường hợp bệnh giang mai tăng với Facebook. Báo cáo nghiên cứu của nhóm này đã bị Facebook chỉ trích rằng đã lờ đi sự khác biệt giữa sự tương tác và kết quả.

Tháng 11/2010, Facebook đã mang đến luồng gió mới cho chính trị Thái Lan. Một lãnh đạo của phong trào đối lập tại Thái Lan, phe Áo Đỏ, cho rằng Facebook trở thành công cụ thay thế cho việc chống lại quy tắc kiểm duyệt của chính phủ.

Cộng đồng mạng tại Thái Lan sử dụng Facebook dể thể hiện quan điểm bởi các trang mạng xã hội khác đã bị chặn. Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan thực tế đã giúp Facebook tăng trưởng mạnh mẽ tại nước này. Facebook đã có hơn 6 triệu người dùng tại Thái Lan và con số hiện vẫn đang tăng trưởng chóng mặt.

Chính phủ Thái Lan thậm chí đã tính dùng Facebook để sử dụng mạng xã hội nhằm tiếp cận cử tri. Thủ tướng Thái Lan hiện đang có tới 500 nghìn người hâm mộ trên Facebook, cao hơn cả Thủ tướng Anh.

Mạng xã hội đang trở thành “chiến trường” dành cho các chính trị gia trong cuộc chạy đua giành lá phiếu cử tri.

Thống kê từ Facebook cho thấy trong các cuộc bầu cử tại Mỹ, chính trị gia chiến thắng thường có số bạn bè trên Facebook nhiều hơn so với đối thủ của họ.

Ngày 03/11/2010, Facebook công bố trong số 98 cuộc tranh cử; 69 người chiến thắng có số bạn bè trên Facebook nhiều hơn so với số người thất bại.

Khi hoạt động quyên tiền bầu cử ngày một khó khăn và chịu nhiều chỉ trích, việc sử dụng các mạng xã hội với chi phí thấp hơn mang lại cách thức mới khá hiệu quả.

Mang đến nét mới cho truyền thông thế giới

Năm 2008, ở tuổi 102, bà Ivy Bean tại Bradford ở Anh bắt đầu sử dụng Facebook, bà trở thành một trong những người già nhất thế giới từng sử dụng Facebook. Việc bà sử dụng Facebook đã mang đến cảm hứng cho nhiều người già khác cùng ở nhà điều dưỡng với bà. Bà lập tức trở nên nổi tiếng và được người hâm mộ thành lập nhiều trang riêng cho bà.

Bà đã đến thăm cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và gia đình của ông tại Downing Street vào đầu năm 2010.

Sau khi có trang của người hâm mộ trên Facebook dành cho bà, bà sử dụng Twitter và cũng là người già nhất thế giới sử dụng dịch vụ mạng xã hội nà.

Khi bà mất vào tháng 7/2010, bà có 4.962 bạn trên Facebook và hơn 56 nghìn người đăng ký theo dõi trang của bà trên Twitter. Sự ra đi của bà đã được giới truyền thông đưa tin rộng rãi.

Tác giả người Mỹ Ben Mezrich phát hành cuốn sách về Mark Zuckerberg và nền tảng của Facebook với tựa đề “Tỷ phú tình cờ: Nền tảng của Facebook; câu chuyện về Sex, tiền, thiên tài và sự lừa dối”.

Để phản ứng lại việc bị cấm tại Pakistan, phiên bản tiếng đạo Hồi của Facebook đã được đưa ra với tên MillatFacebook.

Tháng 1/2010, đạo diễn David Fincher công bố phim the Social Network về việc thành lập Facebook. Không có thành viên nào của Facebook tham gia dự án này. Tuy nhiên, một thành viên trong nhóm đồng sáng lập ra Facebook đã tham gia tư vấn cho bộ phim. Mark Zuckerberg tuyên bố bộ phim The Social Network không nói đúng sự thật.

Trong phim, Zuckerberg được minh họa như một người thông minh, khao khát quyền lực và lập mạng xã hội để thu hút sự chú ý của các cô gái cũng như mong muốn được xã hội thừa nhận. Zuckerberg ngay lập tức đã phản bác nội dung bộ phim. Dù vậy, sức hút của Facebook đã khiến giới phê bình và hâm mộ điện ảnh được một phen bàn tán sôi nổi về bộ phim. Bộ phim đạt giải Quả Cầu vàng và trở thành một ứng viên cho giải Oscar.

Facebook hỗ trợ quan trọng cho ngành du lịch thế giới

Ông Klara Glowczewska, biên tập của tạp chí du lịch Conde Nast cho rằng trang mạng xã hội Facebook với hơn 600 triệu người sử dụng sẽ tác động lớn đến khách du lịch thông qua thị hiếu của họ.

Những lời bình luận về các địa điểm du lịch được đưa ra trên Facebook cá nhân ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn và đánh giá của khách du lịch. Ngoài ra, với sự tìm hiểu về thị hiếu và quan điểm của khách, các công ty có thể điều chỉnh dịch vụ của họ.

Bà Lindsey Ueberoth, chuyên gia hàng đầu trong ngành du lịch Mỹ, cho rằng nhóm người Mỹ sinh ra sau chiến tranh thường có xu thế sử dụng các trang mạng xã hội để liên kết và cũng tìm hiểu xu thế du lịch.

Ông Oliver Chavy, giám đốc điều hành chuỗi khách sạn và nhà nghỉ Conrad and Waldorf Astoria nổi tiếng, cho biết nhiều khách sạn lớn đã mời đại diện trang mạng xã hội đến để giúp nâng cao danh tiếng khách sạn của họ. Tỷ lệ đặt phòng qua mạng hiện nay ở mức khoảng từ 55 đến 60% doanh thu của các ngành du lịch khách sạn. Như vậy hoạt động truyền thông, trong đó bao gồm truyền thông trên mạng Internet, sẽ ảnh hưởng cực lớn đến uy tín của khách sạn.

Không ít người phản đối Facebook

Sự tăng trưởng của Facebook trong vai trò trang mạng xã hội đã đương đầu không ít chỉ trích, trong đó bao gồm khả năng bảo vệ quyền riêng tư, an toàn cho trẻ con và không thể hủy toàn bộ tài khoản mà không phải xóa thủ công từng thông tin ban đầu.

Năm 2008, nhiều công ty dỡ quảng cáo ra khỏi Facebook bởi quảng cáo xuất hiện trên trang gây ra nhiều tranh cãi. Nhóm các trang này bị cho là ủng hộ cho chứng biếng ăn hay phỉ báng tôn giáo. Những vấn đề này thường bị kiểm duyệt chặt chẽ cả trên mạng Internet cũng như trong cuộc sống thực.

Thay đổi về giao diện mà Facebook đưa ra cũng phải chịu nhiều lời chê bai, đặc biệt là giao diện mới được công bố năm 2008 và thay đổi về điều khoản sử dụng của Facebook.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Facebook đương đầu với một số vụ kiện

Tháng 9/2007, rất nhiều người chỉ trích Facebook sau khi trang mạng xã hội này cho phép người không đăng ký thành viên tìm kiếm người dùng với ý định mở phần nào hồ sơ người dùng cho công cụ tìm kiếm như Google. Chế độ riêng tư của Facebook, tuy nhiên, cho phép người dùng chặn hồ sơ của họ khỏi các công cụ tìm kiếm.

Tháng 10/2007, trong chương trình cảnh báo của BBC, chuyên gia coi Facebook như cách thức dễ dàng để thu thập thông tin cá nhân vào mục đích xấu. Tuy nhiên, hiếm khi có nhiều thông tin được công bố cho người không thuộc danh sách bạn bè - nếu người dùng để chế độ kiểm soát riêng tư phù hợp. Thông tin cá nhân duy nhất mà người không thuộc danh sách bạn bè có thể biết được chỉ là tên, giới tính, ảnh cá nhân, hệ thống và tên đăng nhập.

Tháng 2/2008, New York Times đưa tin Facebook thực tế không cung cấp cơ chế giúp người dùng đóng tài khoản và vì thế người ta lo lắng dữ liệu người dùng sẽ mãi mãi tồn tại trên máy chủ của Facebook. Tuy nhiên hiện nay, Facebook đã cho phép người dùng có thể ngưng hoặc xóa hoàn toàn tài khoản.

Chính sách riêng tư của Facebook có đoạn viết: “Khi bạn ngắt kích hoạt tài khoản, không người dùng nào có thể nhìn thấy nó nhưng thực tế nó không bị xóa. Chúng tôi lưu giữ thông tin cá nhân của bạn, những mối liên hệ, ảnh cá nhân để nếu sau này bạn lại muốn kích hoạt tài khoản. Thế nhưng nếu bạn xóa tài khoản, tài khoản sẽ bị xóa hoàn toàn khỏi Facebook.”

Nghiên cứu mới nhất của Open DNS cho thấy facebook là website bị chặn nhiều nhất trên thế giới.

23% khách hàng doanh nghiệp của Open DNS đã yêu cầu chặn trang web này.

Trong danh sách những website bị chặn nhiều nhất thế giới có tên của cả 3 mạng xã hội nổi tiếng, Facebook đứng đầu; MySpace và Twitter đứng thứ 2 và thứ 5. Playboy đứng thứ 10 trong danh sách này.

Ngọc Diệp
(theo CafeF)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Nhìn lại 7 năm hình thành và phát triển của FacebookChảy máu chất xám?
Intel đầu tư 100 triệu USD vào các trường đại học MỹĐề xuất cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện đề án tăng tốc CNTT
Phó Thủ tướng gỡ rối giúp ngành thông tin truyền thôngNăm 2011 bùng nổ mạng xã hội Việt Nam?
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11