Trong mắt người nước ngoài: Biết đứng lên từ thất bại  
 

(Post 02/08/2011) Thật lòng tôi nghĩ nền giáo dục của các bạn đang thiếu một điều: Sự sẻ chia kinh nghiệm của những người thành công từ những va vấp, thất bại đầy cay đắng trong cuộc sống. Người trẻ sẽ không cảm nhận được cảm thông nếu ngày qua ngày phải hứng chịu những bài rao giảng chỉ xoay quanh hai chữ "thành công" - Tiến sĩ Susan và Neal Newfield

Hầu hết cha mẹ trên đời đều có những hi vọng, mơ ước chính đáng về con cái mình. Phụ huynh ở Việt Nam cũng vậy, họ cũng mong con cái có tương lai tốt đẹp hơn, và điều này trong mắt họ thường đồng nghĩa với việc con mình cần được vào đại học. Mà nhiệm vụ này theo nhận xét của chúng tôi quả thật chua cay và đầy áp lực.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cấp III và chiếm được một "vé" vào đại học ở Việt Nam rất thấp, điều đó có nghĩa sau mỗi mùa thi đại học căng thẳng sẽ có rất nhiều muộn phiền, chán chường, thậm chí tuyệt vọng... đến với cả thí sinh lẫn người thân trong gia đình.

Dĩ nhiên người hứng chịu nhiều áp lực nhất vẫn là thí sinh - những chú cừu non chưa kịp trưởng thành toàn diện về nhân cách - nên không khó hiểu khi nhiều kết cục đau lòng đã xảy ra. Họ nghĩ rằng mình trở thành những "kẻ thất bại" khi đập vỡ hoàn toàn kỳ vọng từ gia đình.

Tuy nhiên, những nghiên cứu từ Mỹ cho thấy có nhiều cách để xử lý giai đoạn bước ngoặt này. Đầu tiên, người Mỹ chúng tôi thường quan niệm các kỳ thi đại học chỉ đo lường được một phần nhỏ khả năng thành công lẫn tri thức một con người, chúng chỉ giúp thấy được sự thông minh theo kiểu "truyền thống" (khả năng ngôn ngữ, toán học, vận dụng trí nhớ...) cho nên sự thành công hay thất bại của một người không thể bị định đoạt bởi một kỳ thi kiểu này.

Phần lớn những nghiên cứu chính thống về các tố chất để trở thành người lãnh đạo, người thành công trong cuộc sống về mặt lâu dài đều chỉ ra rằng những ai có sự thông minh "về mặt cảm xúc" sẽ có cơ hội cao hơn. Kiểu thông minh này thôi thúc họ luôn có động lực cạnh tranh và theo đuổi những bạn học có điểm số cao hơn mình, họ cũng sẽ không ngừng nỗ lực trong tương lai.

Vậy sự thông minh "về mặt cảm xúc" là gì?

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Căn bản đó là khả năng thích ứng và kiềm chế cảm xúc, có thể duy trì sự tích cực trong cách nhìn nhận mọi vấn đề. Điều này rất quan trọng để trở thành một người tốt, thành công trong xã hội bởi sự nhạy cảm, tích cực của họ sẽ giúp mọi thứ diễn ra trơn tru hơn.

Những cá nhân này cũng sẽ có những cách nhìn nhận linh động về giá trị của bản thân và sự đóng góp của mình cho xã hội, điều mà những người có sự thông minh thiên về kiểu "truyền thống" thường khó có được.

Người thông minh kiểu "truyền thống" vì được "huấn luyện" trong một môi trường mà giá trị của một người chỉ có thể khẳng định với sự thành công bằng mọi giá, nên họ trở nên rất nhạy cảm với cái "tôi" của bản thân, bất kỳ một tranh luận hay một khả năng thất bại nào cũng trở thành một bản án "sống còn" với họ.

Nói cách khác, họ trở nên yếu đuối và luôn sống trong sự sợ hãi... những tính cách đầy tiêu cực đã nghiễm nhiên hình thành trong họ theo thời gian sống cùng sự kỳ vọng, mong đợi quá lớn từ mọi người. Sự sáng tạo bị mai một, bản lĩnh bị hao mòn... họ rất khó khăn để bước qua thất bại và tìm giải pháp khác cho mình.

Trong khi đó, giới nghiên cứu chúng tôi cho rằng sự thất bại, việc đối mặt với những thử thách đầy rủi ro là một điều cần thiết phải có để trui rèn bản lĩnh, để gặt hái thành công sau này.

Thật lòng tôi nghĩ nền giáo dục của các bạn đang thiếu một điều: Sự sẻ chia kinh nghiệm của những người thành công từ những va vấp, thất bại đầy cay đắng trong cuộc sống. Người trẻ sẽ không cảm nhận được cảm thông nếu ngày qua ngày phải hứng chịu những bài rao giảng chỉ xoay quanh hai chữ "thành công", kết quả họ phớt lờ hoặc thậm chí chai lì cảm xúc.

Hãy giúp họ nhận ra rằng sự thất bại không quan trọng bằng việc chúng ta cần đứng dậy từ thất bại như thế nào. Nói cách khác, thành công từ việc biết đương đầu và đứng dậy từ thất bại mới là điều đáng quý.

Giúp trẻ phát triển cảm xúc từ nhỏ

Chúng tôi tin những đứa trẻ được nuôi dưỡng, tôn trọng bằng việc đánh giá nhiều khía cạnh trong con người sẽ đứng vững trong cuộc sống sau này. Môi trường sống này giúp chúng hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân, mỗi thất bại giúp chúng có một trải nghiệm mới và từ đó luôn tạo ra nhiều lựa chọn linh động cho cuộc sống của mình.

Khi cánh cửa này sập lại, chúng không bị tổn thương mà sẽ tự khắc đi tìm cánh cửa khác với tinh thần lạc quan.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc kết bạn, khả năng nói chuyện và chơi đùa... của con cũng là thứ đáng để chúng ta trân trọng, là thứ đòi hỏi kỹ năng mà không phải ai cũng có được? Hãy bắt đầu tập nhìn nhận, động viên, ngợi khen giá trị của người trẻ từ những điều nhỏ như thế để giúp họ tự tin phát triển sự thông minh về mặt cảm xúc và họ sẽ không để bạn thất vọng...

TS Susan Newfield và TS Neal Newfield
(Đại học West Virginia, Hoa Kỳ)

Công Nhật ghi
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Năng lực tư duy sáng tạo thời đại ngày naySống như thế nào để thành công
Tư duy logic - chìa khóa của tri thứcBí quyết tạo nên những phát minh vĩ đại của nhân loại
Làm sao để đào tạo người có “tư duy sáng tạo”?Vận dụng tư duy sáng tạo
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11