Áp lực từ nhiều phía  
 

(Post 24/07/2010) Theo tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, hiện tượng học sinh tự tử vì việc thi cử không như ý có nguyên nhân trực tiếp là chính bản thân học sinh tạo áp lực cho mình.

“Các em tự xây dựng cho mình một hình ảnh tốt đẹp, mỹ mãn, học giỏi và luôn thành công. Các em tự hào về bản thân mình, được nhiều người xung quanh ca tụng. Đến khi gặp thất bại thì có cảm giác sụp đổ” - TS Hồng nói.

TS tâm lý Đinh Phương Duy đồng tình: “Áp lực từ bản thân học sinh bắt nguồn từ áp lực của những người xung quanh: ba mẹ, thầy cô yêu cầu con cái, học sinh của mình phải học giỏi, đi thi phải đỗ cao. Khi không đạt được điều đó, các em cảm thấy nhục nhã, cảm thấy có lỗi với người lớn”.

Đi tìm nguyên nhân sâu xa, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, trưởng khoa đô thị học ĐHQG TP.HCM, cho rằng: “Học sinh ngày nay chịu áp lực từ xã hội quá lớn, cụ thể là áp lực thi cử. Bằng mọi cách học sinh phải vào ĐH. Ngay cả các thể chế, thiết chế xã hội cũng thể hiện điều này”.

Bác sĩ Lê Bích Liên - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - phân tích: “Cách giáo dục học sinh phổ thông hiện nay quá thiên về kiến thức mà thiếu kỹ năng sống. Học sinh chỉ có một mối quan tâm duy nhất là học và học, nhiều em rất ngô nghê trong chuyện ứng xử xã hội. Muốn có bản lĩnh, học sinh phải có quá trình xây dựng và rèn luyện. Khi thất bại, học sinh không biết phải làm thế nào để đứng lên đi tiếp, tức là thiếu kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống”.

“Tôi đang hướng dẫn cho một học viên làm luận văn thạc sĩ. Tiến hành khảo sát với học sinh THPT: khi gặp khó khăn các em đối phó như thế nào. Thật bất ngờ, 40% số học sinh đã trả lời “khi gặp khó khăn thì tự mình chịu đựng chứ không tìm sự giúp đỡ của ai. Con số này đáng để chúng ta phải suy nghĩ: tại sao các em không tin vào thầy cô, cha mẹ, bạn bè để trút bỏ nỗi lòng, để được hỗ trợ khi bế tắc?” - TS Đinh Phương Duy bộc bạch.

Theo TS Duy, một số bạn trẻ ngày nay có biểu hiện yếu đuối về tinh thần, không dám đối diện với sự thật của cuộc sống. Khi gặp chuyện không hay, các em chạy trốn bằng nhiều cách: bỏ lơ (ví dụ thi rớt thì sẽ không thèm thi lại), tự tử hoặc đổ thừa cho người khác. Từ những cách chạy trốn trên, một số em có những hành vi tự hủy hoại bản thân mình và xem đó như một sự trừng phạt. Khi buồn quá, cô đơn quá thì các em làm một điều gì đó chứ không ý thức được hết hậu quả của việc tự tử.

Bác sĩ Lê Bích Liên cảnh báo: “Tôi nghĩ khi tự tử các em không nghĩ đến người thân của mình, rồi đây cha mẹ, anh chị em mình... sẽ ra sao. Họ sẽ day dứt, đau khổ như thế nào”. TS Bích Hồng nói quan trọng là làm sao các em hiểu được rằng cuộc sống luôn có những điều không ngờ, vấp váp, thất bại là chuyện thường tình. Học sinh giỏi vẫn có thể thi rớt nếu sai sót trong lúc làm bài. Phải biết chấp nhận thất bại để cố gắng có những thành công sau này.

Thế nhưng, ai sẽ là người giúp học sinh nhận ra điều đó? “Không ai khác hơn các bậc làm cha làm mẹ. Hãy cố gắng đồng hành với con trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời con mình. Khi thi xong, thấy con buồn, thất vọng, cha mẹ phải trấn an ngay” - TS Bích Hồng đề nghị.

Hoàng Hương
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Google sẽ thành "người hùng" của các nhà sách?Đắng lòng mùa thi
Ngành giáo dục có thể thành công với nguồn mở?Ứng dụng CNTT trong giáo dục - Bài toán không dễ
Trung Quốc muốn là cường quốc gia công phần mềmNhững phong trào "lạ tai" trong trường Đại học
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11