Ứng dụng CNTT trong giáo dục - Bài toán không dễ  
 

(Post 10/07/2010) Vừa qua chương trình Nhân vật sự kiện Thông tin & Truyền thông - Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã diễn ra buổi giao lưu với hai vị khách mời là TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD&ĐT, người được xem là thuyền trưởng chèo lái con thuyền ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục VN và TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, hiệu trưởng một trường ĐH được dư luận đánh giá là có nhiều bước đi táo bạo trong cả cách thi tuyển lẫn đào tạo.

TS. Lê Trường Tùng (bìa phải) và TS. Quách Tuấn Ngọc (giữa) đang giao lưu

Khi toàn ngành giáo dục được kết nối Internet, dường như những trăn trở về việc làm thế nào để đưa CNTT tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng như gánh nặng thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền... sẽ vơi bớt. Tuy nhiên, điều băn khoăn của các nhà quản lý làm sao để việc kết nối này hiệu quả nhất, cách thức nào để các học sinh được lĩnh hội tốt nhất những ứng dụng này trong việc học. Đây là bài toán lớn chưa có lời giải và đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả các nhà quản lý, ý thức của học sinh, sự tận tâm của các giáo viên và các cơ sở giáo dục. Để giải đáp những vấn đề đang rất nóng này, trong chương trình Nhân vật sự kiện Thông tin & Truyền thông tại trường quay S4, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã diễn ra buổi giao lưu với hai vị khách mời là Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo là người được xem là vị thuyền trưởng đang chèo lái con thuyền ứng dụng CNTT trong toàn ngành giáo dục Việt Nam hiện nay.

Vị khách mới thứ hai là Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT, hiệu trưởng một trường đại học được dư luận đánh giá là có nhiều bước đi táo bạo trong cả cách thi tuyển lẫn đào tạo.

Nếu ở phiên bản đầu tiên của chương trình Nhân vật – Sự kiện Thông tin & Truyền thông, khu vực giao lưu trực tuyến có sự góp mặt của các nhà báo đến từ Báo điện tử VTC News, Báo điện tử VietNamNet, Trang tin điện tử ICT News của Báo Bưu điện Việt Nam và trang tin điện tử MIC của Bộ TT&TT thì ở phiên bản mới này, khu vực giao lưu trực tuyến có thêm sự góp mặt của các nhà báo đến tử báo điện tử VnMedia – một trong những tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Nhà báo Thủy Nguyên – Phóng viên CNTT của báo điện tử VnMedia cũng là một nhân vật tham gia buổi giao lưu với những trao đổi, bình luận xung quanh các câu hỏi của khán giả/độc giả cũng như của hai vị khách mời.

Có tới hơn 800 câu hỏi của các độc giả gửi tới 3 tờ báo điện tử và 2 trang tin điện tử. Và phần lớn trong số hơn 800 câu hỏi đó là những câu hỏi liên quan đến việc thay đổi nhận thức và nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT ngay cả từ những lãnh đạo ngành giáo dục cho đến các giáo viên, học sinh. Và một câu hỏi mà chúng tôi cho là khá mạnh dạn, với một vấn đề đưa ra tuy không phải là mới nhưng lại là điều băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời gian này.

“Thưa ông, những ngày gần đây, một số trang mạng điện tử có đưa tin về việc từ tháng 7/2010, tức là chỉ một vài ngày nữa thôi, toàn ngành giáo dục sẽ kết nối internet. Thông tin này có đúng không thưa ông, bởi theo chúng tôi được biết thì dự kiến là phải tới tháng 9 hoặc cuối năm nay thì dự án này mới có thể cán đích???” Đây là câu hỏi của anh Nguyễn Xuân Tân, một cán bộ công tác trong ngành giáo dục tại Hòa Bình.

Ông Quách Tuấn Ngọc: Tôi xin nói chính xác, đến tháng 12/2010, chúng ta mới kết thúc dự án kết nối Internet trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế với sự hỗ trợ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, chúng ta đang nỗ lực hoàn thành. Trong tháng 6, đã triển khai mua thiết bị kết nối 3G cho các điểm vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, vì đang trong dịp tuyển sinh ĐH, CĐ và học sinh đang nghỉ hè nên các trường phải cử người trực để kết hợp với doanh nghiệpl triển khai lắp đặt thiết bị.

Thiết bị 3G này không giống như thiết bị bán trên thị trường cho người tiêu dùng mà được thiết kế có nhiều điểm kết nối để dùng cả Wifi. Bên đối tác còn phải tính toán lắp đặt sao cho sóng tại điểm được kết nói phải mạnh nhất. Dự kiến, tháng 9 sẽ hoàn thành toàn bộ việc kết nối Internet tới tất cả các điểm trường kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Vậy xin hỏi, việc toàn ngành giáo dục kết nối Internet có đồng nghĩa với việc bài toán thu hẹp khoảng cách giáo dục tại Việt Nam đã có lời giải không, thưa ông?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Có thể nói rằng ý nghĩa của mạng giáo dục rất lớn. Chúng ta biết ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc tiếp cận với kiến thức mới đặc biệt là tiếp cận với CNTT là rất khó khăn. Bởi vậy, việc đưa kiến thực hiện đại hay nói như ngôn ngữ bình thường là xóa bỏ khoảng cách số thì truyền hình và phát thanh không làm được nhưng Internet làm được. Tôi ví dụ, hôm nay không phải chúng đang giao lưu mà chúng ta đang giảng bài chẳng hạn, thì bài giảng này có thể truyền trực tiếp đến các điểm trường trên cả nước qua hệ thống Internet. Và ở Hà Nội đang tham dự gì và nói những gì thì ở những điểm đó học cũng có thể nói như vậy.

Bạn đọc nguyenvietdung68@gmail.com hỏi: Tôi được biết Đại học FPT là môi trường ứng dụng công nghệ trong đào tạo và học tập khá tốt. Nhưng không biết anh Tùng có công nhận là làm được điều này thì một phần quan trọng là vì anh đang là hiệu trưởng của trường FPT – một trường tư thục thuộc sở hữu của một Tập đoàn công nghệ lớn hay không? Cứ giả sử như anh ở địa vị của tôi, hiệu trưởng của một trường phổ thông ở Lào Cai – nơi mà cả giáo viên lẫn học sinh đều rất mù mờ về CNTT thì liệu anh có làm được những điều giống như Đại học FPT đã làm?

Ông Lê Trường Tùng: Thực ra, việc triển khai CNTT ở FPT không phải là dễ, trường cũng từng đặt ra mục tiêu toàn bộ sinh viên của trường có laptop để sử dụng nhưng vẫn chưa hình dung được ngày nào điều đó sẽ thành hiện thực. Năm 2008, 2 năm sau khi trường đi vào hoạt động, việc có máy tính cho sinh viên, giảng viên chỉ là bề nổi vì còn nhiều khó khăn trong bài giảng, hạ tầng, … để CNTT có thể đóng vai trò quan trọng cho việc dạy và học. Ông cũng thông cảm với băn khoăn của hiệu trưởng một trường phổ thông ở Lào Cai này khi muốn đưa CNTT phát huy hiệu quả của trường. Đối với Lào Cai không phải là một nơi quá xa xôi, lạc hậu trong ứng dụng CNTT. Chẳng hạn như, tỷ lệ các trường ứng dụng CNTT đối với tiểu học là 6%, THCS là 10% nhưng THPT đã phủ hết. Tuy nhiên, việc ngay chính vị hiệu trưởng này chưa dùng địa chỉ email của Bộ GD-ĐT cấp cũng là một trở ngại cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục.

Tôi cho rằng câu hỏi của độc giả ở địa chỉ nguyenvietdung68@gmail.com đã gợi ý cho chúng ta một vấn đề lớn trong việc phát huy hiệu quả của ứng dụng CNTT trong vấn đề thu hẹp khoảng cách giáo dục. Đó là vấn đề về nhận thức. Thưa Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, việc thay đổi nhận thức của người dạy và người học đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có khó không, thưa ông?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Vấn đề nhận thức từ 10 năm nay chúng tôi đặt lên hàng đầu. Đây là vấn đề vừa dễ, vừa khó nhưng khó ở thay đổi vì nhận thức không lệ thuộc vào địa bàn, khoảng cách. Ngay ở những thành phố lớn ở HN, TPHCM cũng có những nhận thức chưa đúng nên khó triển khai. Còn ở những vùng khó khăn, càng khó khăn họ càng nhận thức phải bằng mọi cách đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học. Ở những nơi nhận thức tốt và họ quyết tâm làm mọi việc

Ông Lê Trường Tùng: Thành công trong việc đưa CNTT vào trường phụ thuộc vào tầm nhìn người lãnh đạo. Hiệu trưởng không muốn thì Bộ có muốn làm gì cũng khó. Nhận thức phụ thuộc vào chuyện nhìn mọi việc đúng nếu không rơi vào tình trạng đánh trống bỏ dùi.

Các phóng viên đang hỗ trợ khách mời tham gia giao lưu với độc giả

Bạn đọc lehoainam77@yahoo.com hỏi: Nhận thức và kỹ năng CNTT của các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên, học sinh là điều mà chúng ta đang bàn đến. Đó cũng là những yếu tố quan trọng trong việc đi tìm lời giải cho bài toán thu hẹp khoảng cách giáo dục tại Việt Nam. Xin hỏi Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Đại học FPT của ông làm thế nào để các giảng viên và sinh viên hứng thú với những ứng dụng công nghệ phục vụ việc dạy và học? Nói cách khác, FPT làm thế nào để ứng dụng CNTT trong giáo dục không còn mang tính hình thức?

Ông Lê Trường Tùng: Để đưa CNTT vào các trường hiệu quả, trên thế giới đã đúc kết, điều đầu tiên không phải là hạ tầng mà chính là nội dung, sau đó mới đến hạ tầng và kết nối để truy cập thông tin. Tình trạng ứng dụng CNTT ở các trường hiện nay không phải là vấn đề không kết nối. Ví dụ 1 số trường trang bị xong, bị xuống cấp không sử dụng được. Do đó, ngay ở vấn đề phần cứng chứ chưa phải nội dung. Đối với hệ thống đào tạo giáo dục nói chung, hiện cũng có nhiều cuộc thi về giao trình, giáo án điện tử và được các trường hưởng ứng rất cao. Kinh nghiệm FPT, để ứng dụng và sử dụng CNTT hiệu quả, phải trả lời được câu hỏi khi triển khai sẽ mang. Còn với FPT, ứng dụng CNTT là khâu bắt buộc trong việc dạy và học.

Một độc giả ở Tam Nông, Phú Thọ, hỏi: “Con tôi là học sinh lớp 12. Tôi thấy cháu có nói là Bộ và Sở sẽ lập cho các học sinh thuộc khối lớp 12 mỗi em một email riêng phục vụ học tập. Tôi nghĩ, đây là một ý tưởng rất hay nhưng cũng không phải không có vấn đề vì thực tế tôi thấy con tôi chẳng mấy khi dùng đến hòm thư đó mà chủ yếu là dùng hòm thư Yahoo hoặc vào mạng Chat với bạn bè. Vậy thì, phải chăng việc lập email cho các học sinh sẽ chỉ mang tính hình thức?”

Ông Quách Tuấn Ngọc: Tôi xin giải thích, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đầu năm học, Bộ có chỉ đạo Sở thiết lập email cho tất cả các giáo viên và học sinh lớp 12 dùng cho mục đích thi cử. Việc này cũng đã được phía đối tác hỏi chúng tôi về hiệu quả sử dụng, tôi giải thích với phía bạn: Đây như một thói quen giống như ở nhà bố mẹ gọi con bằng tên gọi thân mật. Sử dụng email của nick chat nó như thói quen của cả người lớn và giới trẻ ở Việt Nam. Do đó, chúng ta bảo các em sử dụng một email mang tính nghiêm túc sẽ cần thời gian để các em thích nghi và thiết lập thói quen mới.

Tôi đưa ra ở đây một ví dụ như Sở GD&ĐT Hậu giang là một Sở khó khăn nhưng một lúc Sở Hậu Giang đã thiết lập hơn 60 ngàn account cho học sinh và giáo viên. Đây có thể nói là một việc làm rất tích cực và thể hiện tinh thần có trách nhiệm của lãnh đạo Sở. Tuy nhiên, việc dùng email vào trao đổi công việc, bài vở giữa giáo viên và học sinh còn phụ thuộc vào ý thức của họ. Cũng Sở đấy, trường đấy khi có email có thể sử dụng để truyền tải thông tin số hóa giáo dục không còn là vấn đề phải bàn.

Độc giả Lê Thanh Tú ở Đại học Giao thông vận tải Hà Nội: “Tôi có một cậu bạn đang ở cùng ký túc xá trên Hà Nội. Bố cậu ta làm Hiệu trưởng một trường phổ thông ở Điện Biên. Một lần cậu ta khoe với tôi là vừa sắm laptop mới và USB kết nối internet miễn phí. Hỏi ra mới biết, đó là laptop và USB mà trường của bố cậu ấy cấp cho một số giáo viên. Vì bố cậu ấy không quen dùng nên ông ta cho cậu con trai của mình. Tôi muốn hỏi là, Nếu giáo viên nào cũng có máy tính, có USB truy cập internet mà lại không quen dùng rồi sau đó đem cho người khác thì hiệu quả từ ứng dụng CNTT trong giáo dục có lẽ chỉ là con số 0. Các ông đã tính đến chuyện này hay chưa?”

Ông Quách Tuấn Ngọc: Sau khi xem phóng sự, cá nhân tôi chẳng vui tí nào. Nhưng sự việc này xảy ra ở nhiều nơi. Chúng ta đã biết ngay từ đầu đây là câu hỏi về nhận thức. Nếu Sở, trường được trang bị ngay từ đầu mà không sử dụng thì lỗi tại chính trường chứ không thể đổ cho ai. Khi nhà trường không được trang bị thì kêu với Bộ là chúng tôi thiếu trang thiết bị, nhưng đến khi cấp cho rồi không đưa vào sử dụng cho mục đích chung mà sử dụng cá nhân như trường hợp ở trên thì không nên cấp thiết bị cho các trường như thế. Ở nơi nào hiệu trưởng thực sự quan tâm sử dụng vào công việc và huy động giáo viên sử dụng vào công việc là thành công còn không đạt được mục tiêu như vậy là chương trình triển khai thất bại.

Khi triển khai mạng giáo dục, Bộ đã có chỉ thị hướng dẫn triển khai, trong đó có nêu rõ không cần nhất thiết phải hợp tác với Viettel mà các trường có thể tự liên hệ với các doanh nghiệp viễn thông cũng cung cấp dịch vụ như VNPT...

Quay lại câu hỏi, tôi cho rằng ở nơi nào không có điểm kết nối, chúng ta phải đi tìm. Trường nào nối được với nhiều doanh nghiệp, chúng tôi ủng hộ và rất mừng vì như vậy khả năng kết nối sẽ cao hơn. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là dịch vụ của nhà cung cấp nào tốt chúng tôi dùng.

Việc sử dụng máy tính trong trường học quan điểm của Bộ khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT vào chính các môn học, bài giảng của mình. Tránh việc tập trung máy tính lại và chờ thầy dạy tin học thì đó lại thành mô hình tin học vì tin học chứ không phải tin học vì môn học. Nếu hiệu rưởng các trường không năng động thì không triển khai tốt và không nên cấp máy tính cho các trường đó.

Một bạn đọc hỏi: “Giáo dục điện tử là một mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu xây dựng được nền giáo dục điện tử hoàn chỉnh thì khoảng cách giáo dục chắc chắn sẽ không còn là bài toán khó. Với những điều kiện ở Việt Nam, theo ông, bao giờ thì chúng ta mới có một nền giáo dục điện tử hoàn chỉnh?”

Ông Quách Tuấn Ngọc: Với câu hỏi này, tôi nghĩ không nên đặt về mặt thời gian. Việc đó, Việt Nam đang nắm trong tầm tay. Tôi có thể nói với Việt Nam, việc ứng dụng CNTT hướng tới một nền giáo dục điện tử đang trong tầm tay từ hạ tầng cơ sở viễn thông đến công nghệ đều đang rất thuận lợi. Về mặt nội dung, chúng ta đang tiếp cận với nhiều nội dung có thể cung cấp tới từng trường thông qua CNTT.

Cách đây ba năm, khi đi họp trong khu vực thôi, Việt Nam được các nước đánh giá ngang hàng với Lào, Campuchia. Nhưng mới đây người ta xếp Việt Nam cùng hàng với Singapore, Malaysia.. và đang xếp trong nước đang nổi lên.

Tuần trước khi Bộ GD&ĐT tiếp đoàn Nga, và bạn đã tỏ ra ngạc nhiên khi chúng tôi nói việc kết nối mạng trong hệ thống các trường học chúng tôi sẽ hoàn thành trong tháng này, tháng sau và chúng tôi kết nối mạng được đến từng trường mầm non. Phía bạn đã nói rằng chúng tôi chưa làm được việc đó.

Có thể nói rằng để hoàn thành mục tiêu đưa ứng dụng CNTT vào giáo dục và đạo tạo, chúng tôi rất cần sự đóng góp của các doanh nghiệp CNTT, mỗi đơn vị chung một tay như người cơ sở hạ tầng, bên cung cấp công nghệ…

Tôi xin nói thêm một vấn đề về Game online, đề nghị các đơn vị truyền thông phải phân loại game online theo các hình thức như game giáo dục, game vui chơi giải trí…

Ông Lê Trường Tùng: Tôi nghĩ năm 2010, khi chúng ta nối Internet tới 100% trường phổ thông là một mốc quan trọng. Khi làm được việc này, thực tế Việt Nam là một trong 50 nước có 100% các trường được nối mạng. Trong khu vực, chúng ta ngang hàng với Singapore, Malaysia và trên Indonesia..

Cách đây vài năm máy tính đắt tiền nhưng nay trang bị máy tính và máy điện thoại như nhau. Việc trang bị server cũng dễ dàng hơn. Việc tin học hóa các trường là điều quan trọng rút ngắn khoảng cách giáo dục Việt Nam với thế giới, giữa các địa phương sẽ không còn khoảng cách về giáo dục nữa dù có khoảng cách về địa lý.

Kinh nghiệm của FPT khi trang bị laptop cho sinh viên, vấn đề không phải là tiền mà SV ngày nay có máy tính học bài ở nhà, đến trường có máy tính ở trường, trong hai quãng thời gian đó hai máy tính này sẽ có thời gian bỏ không. Vậy tôi nghĩ sinh viên có máy tính còn nhà trường có hạ tầng mạng là chúng ta có sự kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường đạt hiệu quả cao.

Dương Quảng Hàn -Nam, 35 tuổi, Hà Nội hỏi: Tôi được biết hiện nay Cục CNTT Bộ Giáo dục có một số phần mềm hỗ trợ việc quản lý học sinh, giáo viên ... Xin thày cho chúng tôi biết rõ hơn về ứng dụng của phần mềm này, chúng tôi có thể mua hay tự download ở đâu? Phạm vi ứng dụng cho loại trường nào (Tiểu học, trung Học hay PTTH)?

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Phần mềm này chúng tôi cung cấp miễn phí. Đây là phiên bản cũ vẫn dùng tốt nhưng điểm yếu của phiên bản này là trường nào biết trường đây. Chúng tôi đang phối hợp với Viettel xây dựng với phần mềm đổi mới hơn để có thể liên kết tất cả các trường. Các trường có thể vào địa chỉ: http://edu.net.vn/media. Trên đây chúng tôi có đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến ngành giáo dục, ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trong nước và quốc tế. Đặc biệt tại địa chỉ này chúng tôi có nhiều phần mềm quản lý, giảng dạy thiết thực cho các trường.

Đặng Hoài Thu -Nam, 20 tuổi, Quận Gò Vấp, Tp.HCM hỏi: Tôi thấy người ta cứ phản đối việc chơi game vì phụ huynh sợ nó ảnh hưởng không tốt tới học tập của con trẻ. Nhưng nói thật là nó thực sự rất hấp dẫn giới học sinh sinh viên. Bây giờ, ngay cả trẻ em ở các tỉnh miền núi cũng biết chơi Game online. Vậy, tại sao chúng ta lại không đưa Game online vào giáo dục? Vì chúng ta chưa nghĩ tới hay chúng ta không dám làm? Cần thiết hay không cần thiết đầu tư phát triển Game trong giáo dục?

TS Quách Tuấn Ngọc: Hiện nay vấn đề này đang rất nóng bỏng và được dư luận rất quan tâm từ Chính phủ, Quốc hội và tới các tầng lớp nhân dân.

GO rất hay và rất cuốn hút, như hêrôin, không biết thì thôi dính vào không thoát ra được, cuốn hút mất thời gian nhưng cho dù tốt nhưng dính vào mất thời gian. Các doanh nghiệp, nhà cung cấp nội dung chuyển hướng cung cấp nội dung tích cực, dẹp dần GO mang tính bạo lực. Bộ Giáo dục đã cùng FPT tổ chức cuộc thi giải toán trên mạng và đã được hưởng ứng rất cao. Do đó, các nhà cung cấp nội dung phải thay đổi chuyển sang cung cấp nội dung lành mạnh và hiện các chương trình học tiếng anh trên mạng đang được triển khai khá hiệu quả. Vì vậy, vấn đề này không còn là ở quản lý nữa mà là phần các nhà cung cấp nội dung, cung cấp thế nào để cuốn hút người học.

Các nhà cung cấp phải chuyển hướng, game cũng có tội nhưng là do các nhà thiết kế nội dung. Nếu nội dung không tốt, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xã hội. Do đó, phải chuyển hướng nội dung game sang hình thức giáo dục tích cực thì mới game mới không có tội, không bị toàn xã hội lên án như hiện nay. Ý tưởng hiện nay chúng tôi đang định hướng là quản lý trực tuyến và học cũng trực tuyến, biện pháp hỗ trợ chứ không phải thay thế hoàn toàn. Như vậy, các trường ko phải lo đầu tư máy chủ mà mỗi trường được phân một account quản lý trực tuyến. Mô hình này đang triển khai. Sổ sách học bạ cũng được quản lý online nên rất tiện, hiệu trưởng đi công tác cũng không lo công việc ở nhà. Vì mở mạng ra là có thể truy cập được vào hệ thống quản lý luôn.

Học trực tuyến trên thế giới phát triển dịch vụ E-learning và M- learning và tiến tới U- learning (người học có thể vào tìm thấy bài giảng). Bộ Giáo dục đang thi cuộc thi E-learning cho giáo viên, để tạo nguồn nội dung cung cấp trong tương lai.

TS Lê Trường Tùng: Cái gì thái quá cũng không tốt, học sinh thường thích chơi hơn là học nhưng tình hình tốt hơn nếu có sản phẩm chơi mà học và để cuốn hút học sinh không dành nhiều thời gian cho cuộc chơi vô bổ.

Đối với, FPT đưa ra một công cụ mới cho sinh viên mới bắt đầu học. Công cụ này giúp sinh viên vừa giải trí nhưng lại giúp họ nắm được các tư duy trong lập trình. Điều này sẽ tạo môi trường cuốn hút mọi người học và chơi cũng như nhằm giảm các trò chơi vô bổ chứ không nên cấm đoán.

Phóng viên VnMedia (trái) trong buổi giao lưu

An Khanh -Nam, 21 tuổi, xomtankl35@yahoo.com hỏi: Xin Tiến sĩ cho biết định hướng đào tạo của Trường Đại học FPT trong thời gian tới? Trường có ý định liên kết với các trường đại học danh tiếng khác về công nghệ trên thế giới không? Đó là những trường nào?

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Định hướng quan trọng của FPT là triển khai mạnh đào tạo từ xa và trực tuyến vì với hạ tầng công nghệ hiện hay cho phép người dân có thể tiếp cận CNTT chất lượng cao giá rẻ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị vùng sâu và vùng xa, giữa Việt Nam và thế giới. Hiện FPT đang chú trọng đào tạo vào các ngành CNTT đang phát triển như ngành dịch vụ. Hiện dịch vụ đang chuyển hướng mang hàm lượng CNTT ngày càng cao.

Việc hợp tác của FPT với các trường nước ngoài là một chiến lược chứ không đơn thuần dạy theo các chương trình nước ngoài. Hiện nay trường có chương trình hợp tác theo mô hình trao đổi giao viên, sinh viên, bài giảng,… nhằm bắt kịp các trường tiên tiến trên thế giới. Hiện trường đã thực hiện hợp tác với các trường ở Mỹ, Anh, Nhật và đang hướng tới Úc, Singapore.

Nguyễn Xuân Tân -Nam, Cán bộ công tác trong ngành giáo dục tại Hòa Bình hỏi: “Thưa ông, những ngày gần đây, một số trang mạng điện tử có đưa tin về việc từ tháng 7/2010, tức là chỉ một vài ngày nữa thôi, toàn ngành giáo dục sẽ kết nối internet. Thông tin này có đúng không thưa ông, bởi theo chúng tôi được biết thì dự kiến là phải tới tháng 9 hoặc cuối năm nay thì dự án này mới có thể cán đích???”

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Tôi xin nói chính xác, đến tháng 12/2010, chúng ta mới kết thúc dự án kết nối Internet trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế với sự hỗ trợ của Viettell chúng ta đang nỗ lực hoàn thành. Trong tháng 6, Viettel đã triển khai mua thiết bị kết nối 3G cho các điểm vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, vì đang trong dịp tuyển sinh ĐH, CĐ và học sinh đang nghỉ hè nên các trường phải cử người trực để kết hợp với Viettel triển khai lắp đặt thiết bị.

Thiết bị 3G này không giống như thiết bị bán trên thị trường cho người tiêu dùng mà được thiết kế có nhiều điểm kết nối để dùng cả Wifi. Bên đối tác còn phải tính toán lắp đặt sao cho sóng tại điểm được kết nói phải mạnh nhất. Dự kiến, tháng 9 sẽ hoàn thành toàn bộ việc kết nối Internet tới tất cả các điểm trường kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Nguyễn Xuân Tân -Nam, Cán bộ công tác trong ngành giáo dục tại Hòa Bình hỏi: Vậy xin hỏi, việc toàn ngành giáo dục kết nối internet có đồng nghĩa với việc bài toán thu hẹp khoảng cách giáo dục tại Việt Nam đã có lời giải không, thưa ông?

TS Quách Tuấn Ngọc: Có thể nói rằng ý nghĩa của mạng giáo dục rất lớn. Chúng ta biết ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc tiếp cận với kiến thức mới đặc biệt là tiếp cận với CNTT là rất khó khăn. Bởi vậy, việc đưa kiến thực hiện đại hay nói như ngôn ngữ bình thường là xóa bỏ khoảng cách số thì truyền hình và phát thanh không làm được nhưng Internet làm được. Tôi ví dụ, hôm nay không phải chúng đang giao lưu mà chúng ta đang giảng bài chẳng hạn, thì bài giảng này có thể truyền trực tiếp đến các điểm trường trên cả nước qua hệ thống Internet. Và ở Hà Nội đang tham dự gì và nói những gì thì ở những điểm đó học cũng có thể nói như vậy.

Lê Vân -Nam, Tạ Quang Bửu Hà Nội hỏi: Xin hỏi Tiến Sỹ Lê Trường Tùng, hiện trường FPT đào tạo sinh viên CNTT có theo quy chuẩn nào không hay chỉ đào tạo theo nhu cầu liên kết với doanh nghiệp. Những tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên FPT ra trường liệu có được thế giới nhìn nhận khi họ ra nước ngoài xin việc.

TS Lê Trường Tùng: Câu hỏi này rất xác đáng vì liên quan tới quản lý trường đại học. Bộ GD-ĐT cho các trường đại học quyền tự chủ nên các trường có thể có các chương trình giảng dạy riêng. FPT đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế về CNTT, đó là chuẩn ACM (Đại học CNTT có chuyên ngành gì và mỗi chuyện ngành có những nội dung gì). FPT dựa theo chuẩn đó, nhưng chỉ dựa vào chuẩn không thì chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vì ở VN, ngoại ngữ rất quan trọng và FPT đưa vào như một công cụ. Đa số sinh viên ra đáp ứng nhu cầu dịch vụ CNTT nên cần tăng thêm ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Ở nước ngoài, kỹ năng mềm dạy ở phổ thông còn VN còn khá yếu. Tiêu chuẩn quốc tế là then chốt và như thế khi trao đổi với nước ngoài, tiêu chuẩn đó sẽ là mặt bằng chung, sinh viên ra trường làm ở đâu cũng được. Do đó, ngoài chuẩn sinh viên Việt Nam cần có kỹ năng mềm,… Hiện FPT đang bị mang tiếng chương trình quá nặng do không chỉ dựa vào quốc tế mà còn cả ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Vì vậy, đó là điều bắt buộc phải làm vì như thế mới có thể bắt kịp được các nước khác trên thế giới.

Phạm Trung Chính -Nam, 38 tuổi, Cầu Giấy - Hà Nội. hỏi: Là người nắm nhiều con số biết nói nhất trong ngành giáo dục, ngoài những con số biết nói thể hiện sự thành công của việc ứng dụng CNTT của ngành, ông có thể tiết lộ cho độc giả biết những con số biết nói ở thái cực ngược lại?

TS Quách Tuấn Ngọc: Tôi có thể nói câu hỏi này đúng. Ở các số liệu đánh giá chất lượng thi cử chúng ta có thể suy ra chất lượng giáo dục… Cục CNTT nắm nhiều số liệu và là số liệu tin cậy. Từ số liệu thi cử, ngành đã ra nhiều kết luận nóng từ năm 2002. Đứng ở mặt tích cực, những người hoạch định chính sách giáo dục phải nhìn vào con số thực tế này để có thể hoạch định các chính sách đúng, chính sách mới phù hợp với phát triển giáo dục Việt Nam. Ví dụ cụ thể tôi có thể đưa ra ở đây về con số ở thái cực ngược lại. Tôi không đồng tình đặt chỉ tiêu 450 sinh viên/vạn dân. Tôi nói không nên dùng chỉ tiêu này, nếu dùng chỉ tiêu này thì giáo dục đúng như QH đánh giá chất lượng bị thả nổi. Theo các số liệu tính toán của tôi thì mỗi năm chúng ta đưa ra chỉ tiêu 100 sinh viên/vạn dân. Bởi nếu căn cứ vào chỉ tiêu 450 sinh viên/vạn dân thì mỗi năm chúng ta phải tuyển sinh 850.000 sinh viên. Vậy mỗi năm chúng ta lấy đâu ra số sinh viên. Bởi hàng năm, số thí sinh thi tốt nghiệp THPT cũng chỉ sấp sỉ con số này. Mỗi năm có 1,9 triệu hồ sơ nhưng thực chất chỉ có khoảng 1,1 triệu thí sinh thi vào ĐH, CĐ qua ba đợt thi của Bộ tổ chức. Nếu đứng trên chất lượng thì chỉ tiêu này không đảm bảo chất lượng thí sinh. Bởi vậy theo tôi, chúng ta nên tính toán chỉ tiêu trên số sinh viên tốt nghiệp/vạn dân mới đúng.

(theo VnMedia)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Trung Quốc muốn là cường quốc gia công phần mềmNhững phong trào "lạ tai" trong trường Đại học
Bài học từ cuộc sốngTrương Gia Bình: Con người của ý tưởng
Nước Nga và tham vọng xây dựng "thung lũng Silicon" của mìnhCâu chuyện về một huyền thoại của kinh tế Hàn Quốc
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11