(Post 16/12/2011) Danh ngôn có câu: "Việc học như đi thuyền trên dòng nước ngược. Không tiến ắt sẽ lùi". Xã hội càng phát triển thì việc học lại càng quan trọng. Nhưng việc học không nên và không thể chỉ đo qua cái bằng cấp. GS Hồ Ngọc Đại từng trăn trở về “nạn” bằng cấp trong xã hội Việt Nam và theo ông thì chúng ta chưa có việc “thực học”: Việc "Thực học" chỉ có thật khi không học thì không thể sống đựơc! Đó là lý do mà Báo GDVN đăng tải loạt bài “Những doanh nhân Việt khởi nghiệp không nhờ bằng cấp”, với mong muốn đem lại cho các bạn trẻ những bài học kinh nghiệm quý giá, để đưa con thuyền của mình đi ngược dòng nước một cách vững vàng. Chuỗi nhà hàng Phở 24 | |
Ít ai biết rằng, doanh nhân Lý Quí Trung - Giám đốc Điều hành Nam An Group (bao gồm cả chuỗi nhà hàng Phở 24) lại từng là người thi trượt ĐH và phải đi làm phụ vụ bàn. Khởi nghiệp: Trượt ĐH, phải đi phục vụ bàn Hơn hai mươi năm về trước, Lý Quí Trung khởi nghiệp ở một xuất phát điểm không hơn gì ai – phục vụ bàn ở khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM). Hồi đó, Lý Quí Trung không chủ định chọn công việc này, nhưng sau khi thi trượt Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ thì anh buộc phải đi làm để tự trang trải cho cuộc sống của mình. “Tôi đã linh cảm về một kết quả không tốt trong kỳ thi ấy và nghĩ rằng mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nhưng trước tiên cần phải đi làm để lo cho cuộc sống cái đã. Tôi rất thích học và ước mở trở thành nhà khoa học”, anh Trung chia sẻ. Làm việc ban ngày, buổi tối lại theo học tại chức, quãng thời gian đó chính là cung đường khó khăn đầu tiên mà Lý Quí Trung đã vượt qua nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng thay đổi số phận của mình. Bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời của chàng trai họ Lý xảy ra vào năm 1991, khi ấy một người bạn ở Úc đã đề nghị sẽ bảo lãnh cho anh sang học. Sau hai năm làm các loại thủ tục, anh đặt chân tới Úc mà trong túi chỉ có 200 USD. Nhưng khi vừa đặt chân tới đây, anh bàng hoàng phát hiện ra mình chỉ được bảo lãnh trong 3 tháng để học tiếng Anh. Lúc ấy, Lý Quí Trung đứng trước hai lựa chọn: trở về nước hoặc tìm mọi cách ở lại. Anh chọn phương án ở lại tìm cơ hội, nhưng làm thế nào để thực hiện được mục tiêu ấy lại là khó khăn quá lớn với chàng trai Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Ba tháng đầu phải ăn nhờ, ở đậu, phải đối diện với muôn vàn khó khăn, anh vẫn tin mình sẽ vượt qua. Chị Mai - người bạn đời của doanh nhân Lý Quí Trung mỗi ngày đều gửi sang Úc một lá thư để anh có đầy đủ thông tin về gia đình – đó chính là động lực để chàng trai nghèo vượt qua những ngày tháng khổ cực nơi đất khách quê người. Anh phải làm rất nhiều việc, bất kể đêm ngày và chuyển chỗ ở tới mấy chục lần, thậm chí phải ngủ nhờ trong nhà thí (dành cho những người bất hạnh và ở miễn phí), nhưng vẫn thi đậu vào ngành Quản trị du lịch khách sạn thuộc Đại học Sydney Western. Doanh nhân Lý Quí Trung | |
Kiên trì “nuôi” nghiệp học và thành doanh nhân thành đạt Trở về nước sau 6 năm học tập tại Úc, Lý Quí Trung được mời làm Phó Tổng giám đốc Công ty Sản xuất thực phẩm TECA World, một liên doanh giữa Bộ Quốc phòng và Hồng Kông. Một năm sau, Chủ tịch HĐQT Khách sạn Saigon Star cũng là người Hồng Kông đã đề nghị anh đảm nhiệm vai trò điều hành. Lúc ấy, kinh tế châu Á đang ở giai đoạn khủng hoảng, vì thế việc tiếp nhận vai trò điều hành Saigon Star nghĩa là phải chịu rất nhiều áp lực. Lý Quí Trung biết điều đó và anh nhận lời vì muốn được thử thách trong môi trường khắc nghiệt ấy. Vẫn tiếp tục sự nghiệp học hành của mình, anh đã rất nhanh chóng thành công với luận án “Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đến năng suất làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam và làm cách nào để củng cố hiệu quả lao động” tại ĐH Kenendy Western (California - Mỹ), rồi chia tay Saigon Star, Lý Quý Chung quyết định tập trung giúp gia đình kinh doanh hệ thống nhà hàng. Hai năm sau đó, anh đã xây dựng thành công hệ thống nhà hàng cao cấp, chuyển từ quản lý gia đình sang quản trị doanh nghiệp với thương hiệu Nam An Group. Trong thời gian điều hành hệ thống nhà hàng Nam An, Lý Quí Trung cùng với gia đình đã nảy ra ý tưởng kinh doanh phở - một món ăn rất quen thuộc của người Việt Nam và được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Nhưng chính vì món ăn này đã quá quen thuộc với người Việt, nên việc tạo nên thương hiệu chính là khó khăn lớn nhất. Lý Quí Trung nghĩ về điều đó và tạo nên sự khác biệt nhờ 24 gia vị khác nhau trong một tô phở đi kèm với các giá trị dịch vụ, đó là giá bán – phong cách phục vụ cho tới chất lượng của bát phở ở tất cả các cửa hàng trong chuỗi Phở 24 đều phải giống nhau. Năm 2003, Lý Quí Trung mở cửa hàng đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp - đối diện Khách sạn Sheraton Sài Gòn, dù không phải tất cả mọi thành viên trong gia đình đều ủng hộ, vì ý tưởng kinh doanh chuỗi nhà hàng này bị cho là quá táo bạo. Anh Trung tâm sự: “Lúc đầu không ai tin rằng, người tiêu dùng sẽ trả tiền cho một tô phở có giá cao gấp vài lần so với ở những quán thông thường. Tôi thì ngược lại, luôn có niềm tin rằng thương hiệu do mình lập nên sẽ thu được thành công, vì tôi đã tính toán tới điểm rơi thu nhập của người dân. Bạn thấy đấy, bây giờ đời sống của bà con ta đã khá hơn xưa nhiều lắm rồi và việc họ bỏ ra vài chục ngàn ăn một tô phở có chất lượng, được phục vụ chuyên nghiệp trong nhà hàng sang trọng là nhu cầu tất yếu”. Những tính toán ấy của Lý Quí Trung đã phát huy hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của những người lạc quan nhất trong giới kinh doanh ẩm thực. Ở Việt Nam, Phở 24 đã có một hệ thống khá lớn với hơn 60 cửa hàng (một phần trong số đó đã nhượng quyền thương hiệu) – là chuỗi cửa hàng lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau KFC. Không những thế, Phở 24 còn có 17 cửa hàng được nhượng quyền thương hiệu ở Úc, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Indonesia, Philipines, Campuchia... FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001 Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Phải nhìn nhận thất bại theo những khía cạnh tích cực! Nhưng ít ai biết được, trước khi thành công với Phở 24 và nhiều nhà hàng khác trong hệ thống Nam An, Lý Quí Trung cũng đã từng phải chịu đựng thất bại - đó là kinh doanh bar nhạc Jazz. Bài học rút ra từ sự thất bại được anh đúc kết: “Hãy nhìn nhận thất bại theo khía cạnh tích cực để rút ra bài học cho những ý tưởng kinh doanh tiếp theo, chứ đừng để nó quật ngã mình”. Chủ nhân của thương hiệu Phở 24 chia sẻ rằng, trước khi nỗ lực trở thành doanh nhân, các bạn trẻ hãy làm việc để được trải nghiệm và thu lượm càng nhiều kiến thức càng tốt, bởi mỗi người có một thế mạnh và để thành công không nhất thiết là phải làm chủ. Singapore là một thí dụ điển hình, đa số người dân nước này đi làm quản trị chuyên nghiệp. Nếu ai cũng đổ xô đi làm doanh nhân, để rồi muốn trải nghiệm qua những thất bại thì nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Anh Trung bật mí: “Sắp tới, Phở 24 sẽ được bán ở những quốc gia khác là Maylaysia, Trung Quốc, Nhật, Mỹ... Kế hoạch đến cuối năm 2015, Phở 24 sẽ có khoảng 200 cửa hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng sẽ tăng giá khoảng 10% và tung ra sản phẩm mới để thu hút nhiều khách hàng hơn phấn đấu hoàn thành hệ thống chuỗi cửa hàng Phở 24 tại tất cả các thành phố lớn trong cả nước.”. Lý Quí Trung cũng là người Việt Nam duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử được phong hàm Giáo sư danh dự của ĐH Griffith nhờ những cống hiến trong việc quảng bá uy tín của trường và đóng góp thiết thực với ngành nhà hàng du lịch tại địa phương. Đây là hàm có uy tín rất lớn trong ngành hàn Lâm, giúp anh có điều kiện tiếp xúc các giới hàm lâm ở nhiều nước (theo thông lệ thì hàm này chỉ được phong tặng cho những người đã về hưu nhưng có công đóng góp to lớn cho trường). |
Ngọc Quang (theo báo Giáo Dục) Tin liên quan: |