Nếu bạn chưa từng có kiến thức về lập trình nhưng lại cực kỳ yêu thích và muốn tìm hiểu thì sẽ làm thế nào? Bạn có quyết định chọn học ngành này hay không? Hãy bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây nếu bạn có ý định theo đuổi nghề lập trình.
Nghề lập trình luôn thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. |
|
Đam mê đến cùng
Với bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, đam mê là yếu tố đầu tiên quyết định thành công hay thất bại. Rất nhiều bạn lầm tưởng giữa việc yêu thích game, yêu thích máy tính thì sẽ yêu thích nghề lập trình. Việc chỉ say mê máy tính đơn thuần thôi chưa đủ, quan trọng là bạn phải yêu thích các phần mềm và các ngôn ngữ lập trình. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đã lầm tưởng quyết định đăng ký học lập trình, nhưng khi bước vào cuộc đua học tập thực sự thì bạn đã không theo được. Những mã code, những nút thắt cần fix đã khiến cho những bạn lầm tưởng không vượt qua được, và bạn bỏ cuộc.
Vì thế, bước đầu tiên để xác định xem bạn có phù hợp với nghề này hay không là kiểm tra lại chính xác niềm đam mê của bạn.
Khả năng tư duy logic
Đây được xem là chìa khóa thành công cho những ai muốn đi theo con đường lập trình. Nếu không có khả năng tư duy logic, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng khi làm việc với những đoạn mã dài tưởng chừng như vô tận.
Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đã có sẵn một khả năng tư duy logic tốt, thông qua việc rèn luyện thường xuyên các hoạt động như đọc sách; chơi những trò chơi tư duy như chơi cờ, giải ô chữ…; học ngoại ngữ, tranh luận với bạn bè về các đề tài thường gặp trong công việc, học tập… là những cách có thể giúp bạn cải thiện và nâng cao khả năng tư duy logic của mình.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nghề lập trình viên đòi hỏi khả năng và tinh thần làm việc nhóm rất cao của mỗi cá nhân. Chẳng hạn trong một dự án sẽ bao gồm rất nhiều khâu và mỗi lập trình viên sẽ chịu trách nhiệm một khâu nhỏ trong đó. Đồng thời, các lập trình viên không chỉ làm việc với các đồng nghiệp trong nước mà còn phải làm việc với nhiều lập trình viên đến từ rất nhiều quốc gia. Chính bởi vậy, kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các lập trình viên phối hợp ăn ý, tạo nên thành công chung cho cả dự án.
Ngoài kiến thức và kỹ năng lập trình, sinh viên FPT-Aptech còn được trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động ngoại khóa. |
|
Sự kiên trì, tính nhẫn nại
Công việc của một lập trình viên luôn luôn gắn liền với bàn phím và máy tính để tạo ra các phần mềm dành cho máy tính, điện thoại… Chính vì vậy, có thể nói, máy tính chính là vật bất ly thân đối với những lập trình viên.
Mỗi ngày, các lập trình viên sẽ phải ngồi làm việc với máy tính trên dưới 10 tiếng đồng hồ, đó là chưa kể có những giai đoạn phải "chạy" kịp deadline của dự án thì sẽ phải làm việc liên tục đến 2-3h sáng. Điều này đòi hỏi những ai muốn trở thành lập trình viên phải thực sự có tính kiên trì và nhẫn nại mới có thể theo đuổi thành công của sự nghiệp.
Môi trường học tốt
Những yếu tố trên chỉ là tiền đề để bạn có thể bắt đầu theo đuổi nghề lập trình viên. Muốn thành công trên con đường trở thành lập trình viên xuất sắc bạn cần có thêm một môi trường học tốt, phù hợp với đam mê của chính bạn.
Mai Xuân Hữu, sinh viên Đại học Bách Khoa đang theo học tại FPT-Aptech, chia sẻ: "Khi mới theo học lập trình tại FPT-Aptech, mình cảm thấy khá bỡ ngỡ và khó khăn. Do đó, mình phải đầu tư nhiều thời gian hơn để học lý thuyết song song với việc thực hành để có thể theo kịp các bạn cùng lớp. Rất may là các thầy cô ở trung tâm giúp đỡ bọn mình rất nhiều. Ngoài ra, bọn mình còn được học tiếng Anh và kỹ năng mềm để chuẩn bị những yếu tố cần thiết phục vụ cho công việc sau này".
Có thể nói, mỗi nghề nghiệp đều tạo ra cơ hội và thách thức cho những ai muốn theo đuổi nó. Nghề lập trình viên cũng không nằm ngoại lệ. Nếu bạn yêu thích, đam mê và hội tụ đầy đủ những yếu tố trên thì hãy cố gắng cân nhắc, chọn lựa một môi trường học phù hợp để có thể thực hiện ước mơ trở thành lập trình viên xuất sắc của mình.
(theo Zing)
Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
Tin liên quan:
|