Tôi trượt đại học - Kỳ III: Những người không học đại học  
 

Cùng là những người trẻ và thích sáng tạo, họ đã chủ động phiêu lưu trên con đường đam mê không đại học của mình. Người thì đang học dở năm 2 ĐH rồi nghỉ, người thì theo nghiệp kinh doanh sau khi tốt nghiệp THPT. Giờ đây, họ cũng là những 'ông chủ, bà chủ' thành công trong cuộc sống.

Bích Phượng tại cơ quan làm việc - Ảnh nhân vật cung cấp
FPT-APTECH-toi-truot-dai-hoc-ky-3-nhung-nguoi-khong-hoc-dai-hoc

Bài đã đăng:

Cậu ấm bỏ học và cô chủ shop ngán làm nhà nước

Đang là sinh viên năm 2 ĐH Luật Hà Nội, lại là "cậu ấm" được gia đình lo cho từ miếng ăn giấc ngủ thì bất ngờ Đỗ Viết Tuấn (22 tuổi, quê Thanh Hóa) quyết định bỏ ngang việc học Đại học vào TP.HCM khởi nghiệp.

"Nhận thấy ngành nghề hiện tại đang học không hề hợp với mình, muốn tìm kiếm một điều gì đó mới hơn và lạ lẫm hơn cho cuộc sống nên tớ quyết định tìm lối thoát bằng việc đi con đường khác" - Tuấn chia sẻ.

Năm triệu đồng là số tiền gia đình cấp cho Tuấn mỗi tháng. Tháng 7.2010, Tuấn cầm "tiền tháng" và chút ít tiền dành dụm vào Sài Gòn. Đến nơi, Tuấn mới gọi điện thông báo gia đình quyết định bỏ học. Cú sốc đó khiến gia đình và chàng trai mới lớn cứ cãi vã nhau qua điện thoại.

Một mình lang thang Sài Gòn, quen thói tiêu xài thoải mái như trước nên số tiền mang theo hết ngay. Xin vào làm một cửa hàng pizza ở Q.1, nhiều hôm về trễ, hết xe buýt lại không có tiền, bạn bè lại không có để nhờ vả Tuấn phải đi bộ tới gần 1 giờ sáng mới về tới phòng trọ ở Q.7.

Lãnh tháng lương đầu tiên được 1,8 triệu đồng, Tuấn nhận ra: "Trước giờ mình quá ngu, xài tiền một cách phung phí, giờ mới thấy tiếc và biết quý đồng tiền hơn".

Chân dung chàng trai bỏ đại học làm đồ handmade Đỗ Viết Tuấn - Ảnh nhân vật cung cấp
FPT-APTECH-toi-truot-dai-hoc-ky-3-nhung-nguoi-khong-hoc-dai-hoc

Trong khi đó, với Xuân Đào (26 tuổi, quê Long An), mọi thứ bắt đầu từ khi chứng kiến nhiều anh chị xung quanh học đại học nhưng vẫn không tìm được việc làm. Nhiều người học 4-5 năm, ra trường làm trái nghề. Đăng ký học ĐH tại chức một thời gian, Đào cũng "nản" luôn vì chợt nhận ra mình không phù hợp với việc làm một cán bộ, công nhân viên.

Khi ấy, Đào cực kì hoang mang, bởi bạn thân đứa nào cũng đi học ĐH trong khi mình lại không học hành tới nơi tới chốn. Trong lúc buồn chán, Đào lên mạng tìm hiểu về các ngành học thì chợt thấy hình thức bán hàng qua mạng. "Lúc đó, shop online còn là một cái gì đó quá mới và xa lạ đối với một đứa ở quê như mình" - Đào nhớ lại.

Tự khám phá bản thân

Tìm hiểu shop online một thời gian, Đào quyết định lập nghiệp với số vốn 10 triệu đồng sau khi thuyết phục ba mẹ. Lên thành phố một mình tìm đầu mối lấy hàng, học hỏi họ kinh doanh, đi giao hàng tận nơi là những thứ mà Đào chập chững vào nghề.

"Đã có lúc mình muốn bỏ cuộc và trở về quê mua bán để cuộc sống dễ thở hơn. Nhưng cứ bán được hàng cầm tiền lời trên tay là mình lại có động lực tiếp tục" - Đào kể.

Đúng ngay mùa lạnh, nên Đào tập trung bán áo khoác, vừa đi giao hàng, vừa gửi bưu điện. Từ tiền vốn sinh lời, Đào mua nhiều mặt hàng hơn cho đa dạng, tạo uy tín bằng lời hứa và giá cả, chất lượng hàng. Công việc của Đào bắt đầu đi vào quỹ đạo, thu nhập trung bình từ 7 - 8 triệu/tháng.

Sản phẩm của shop online Yumi được bày bán tại phiên chợ giảm giá - Ảnh nhân vật cung cấp
FPT-APTECH-toi-truot-dai-hoc-ky-3-nhung-nguoi-khong-hoc-dai-hoc

Đào cho biết: "Hiện nay shop online mang tên Yumishop của mình đã có thêm nhiều mặt hàng hơn. Ngoài quần áo, mình đã mua thêm giày dép để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các bạn trẻ".

Càng bước đi càng bỡ ngỡ đầy khám phá nên hiện Đào đang bắt đầu tính chuyện học thêm về quản trị kinh doanh hoặc marketing để phục vụ cho công việc và mở rộng shop hơn nữa.

Trong khi đó, Tuấn vừa đi làm vừa tham gia CLB Xì gòn handmade. Từ tình yêu và sự khéo tay của mình, Tuấn được bạn bè biết đến. Rồi Tuấn lập nhóm riêng với tên gọi D.I.Y Lets go chuyên về thế giới handmade.

Mỗi người đều có một khả năng riêng, chắc chắn mình sẽ tìm được nghể nghiệp phù hợp với bản thân mình. Mình nghĩ rớt ĐH hay không học ĐH cũng không có gì xấu hổ. Chính bản thân phải là người hiểu được năng lực và sở thích của mình. Chọn học ĐH chỉ vì sự kì vọng của gia đình và vì không phải chịu đựng sự dèm pha của hàng xóm thì nên xem lại

Xuân Đào

Từ đó, Tuấn và nhóm sản xuất ra "kênh truyền hình handmade" với tên gọi TV Show D.I.Y phát 1 số/tháng hướng dẫn cách làm đồ handmade, giới thiệu bộ sưu tập, giao lưu nhân vật…

Đỗ Viết Tuấn nhanh chóng nổi danh trong giới handmade để rồi chàng trai này bắt đầu mở lớp dạy làm đồ handmade, tổ chức hội chợ đồ handmade.

Ngoài ra, Tuấn có hẳn ê kíp nhận quay MV, viết kịch bản, chụp ảnh… và tự mình viết sách. Không muốn dịch sách nước ngoài, Tuấn cùng nhóm chấp bút và 2 tuần là hoàn chỉnh bản thảo để rồi ngày 13.7.2013 vừa qua cuốn sách Sắc màu hoa handmade - đứa con tinh thần thứ hai - của Tuấn được xuất bản.

Tuấn đang ấp ủ sẽ xuất bản thêm nhiều cuốn sách nữa và sẽ tiếp tục phát triển TV show thành một chương trình phát sóng trên truyền hình. Tuấn bật mí thu nhập bây giờ gần 10 triệu đồng/tháng.

Càng phải phấn đấu

Thành công bước đầu nhưng Tuấn khẳng định sẽ còn phải nỗ lực hơn nữa bởi: "Cha mẹ ở quê vẫn không hiểu lắm công việc của mình. Họ không hiểu về handmade, TV show mà còn buồn vì hụt mất một luật sư tương lai. Điều đó càng khiến mình phải phấn đấu hơn nữa để khẳng định cho cha mẹ thấy con đường mình chọn".

Tuấn cho biết, dù không có bằng đại học nhưng vẫn có nhiều công ty mời bạn về làm. Ngoài ra, "Mình thích báo chí nhưng không thi, bây giờ vẫn có thể cộng tác, viết sách, quay phim kiếm ra tiền" - Tuấn tâm sự.

Đỗ Viết Tuấn và các thành viên của D.I.Y - Ảnh nhân vật cung cấp
FPT-APTECH-toi-truot-dai-hoc-ky-3-nhung-nguoi-khong-hoc-dai-hoc

Còn với Xuân Đào, quan trọng nhất với thành công hiện tại của bạn chính là: gia đình. "Ba mẹ mình là người cực kì tâm lý, hiểu được sở thích kinh doanh trong mình nên luôn tạo điều kiện để mình tìm ra con đường riêng để lập nghiệp. Không bao giờ ép buộc mình phải học gì, làm gì" - Đào tự hào kể.

Trong khi đó, Tuấn cũng nói ngắn: "Nếu không may trượt ĐH, các bạn đừng buồn và bĩnh tĩnh tìm kiếm cho mình một hướng đi mới. Hãy tự hỏi mình thích làm gì? Có thể làm được gì và làm được nó như thế nào, rồi từ đó đi theo con đường riêng của chính mình. Hãy làm theo đam mê và khả năng của bản thân, kinh nghiệm và tiền bạc sẽ chảy vào túi các bạn".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Bảo Ngọc - Hữu Thành
(theo báo Thanh Niên)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tôi trượt đại học - Kỳ II: Cứ đi sẽ tìm thấy đườngTôi trượt đại học - Kỳ I: Rớt đại học? Đó chỉ là một con đường
Dù rớt đại học, nhưng với kỳ thi này tôi đã thành côngAnh chưa thạc sĩ thì chưa thành chồng?
"Con cô còn rớt đại học, làm sao cô dạy em thi đậu?"Rớt đại học: Cuộc sống còn mãi ngoài kia
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11