Ép con chọn trường, khổ mẹ khổ cả con  
 

Không cần biết học thế nào, ra trường làm gì, nhiều bậc phụ huynh đều nhất nhất hướng con đến trường mình thích. Với nhiều người, đỗ đại học, đặc biệt là đỗ vào một trường đại học gia đình chọn là điều quan trọng nhất, bất chấp các rủi ro hay cảnh báo thất nghiệp.

Học không đúng đam mê, chọn trường không gắn liền với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp là hai trong nhiều lí do khiến tỉ lệ thất nghiệp của tân cử nhân tăng cao.
FPT-APTECH-ep-con-chon-truong-kho-me-kho-ca-con

Một mình đưa con lên Hà Nội đi thi đại học, chị Đinh Thị Hiền (Gia Khánh, Ninh Bình) mang theo bao ấp ủ lẫn kỳ vọng vào cô con gái thứ hai. Con gái chị thi vào khoa Sư phạm Sinh học. Chị bảo, nhà có hai con gái, cô con gái lớn tốt nghiệp Cao đẳng Y ở Ninh Bình, nhưng đã hai năm rồi vẫn không xin được việc vì… không có "cửa". Cô chị đành đi làm công nhân, với đồng lương ba cọc ba đồng. Nhưng đến đứa thứ hai, hai vợ chồng vẫn quyết chí: Học như thế nào là tùy con, miễn là phải quyết tâm, phải đỗ đạt. "Con thi đỗ và được học ở trường sư phạm là mong ước cả cuộc đời của vợ chồng chị", chị kể.

"Cứ đỗ được rồi thì tính sau" - người mẹ nói khi được hỏi về nguyện vọng và dự định cho con sau khi ra trường. Chị còn khẳng định, dù có phải bán đất đi để nuôi con ăn học, hai vợ chồng cũng sẵn lòng.

Từng tự hào vì thực hiện được quyết tâm đỗ vào một trường "top" ở Hà Nội, chuyên ngành Kế toán, nhưng 3 năm từ khi ra trường đến nay, Nguyễn Văn Toán (Nam Định) vẫn chưa có một công việc ổn định. Toán tâm sự, một thời gian dài cậu lang thang khắp Hà Nội mà không tìm nổi một công việc tử tế, chán nản nên cậu đành phải về quê, dù biết cơ hội tìm việc đúng ngành nghề càng khó khăn.

Cách đây không lâu, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội vừa công bố tình trạng lao động việc làm, với các con số thất nghiệp ngày càng tăng. Đặc biệt có hơn 162.000 lao động từ trình độ đại học trở lên không có việc làm. Con số này không chỉ báo động về một nền kinh tế kém khỏe mạnh, mà còn trực tiếp cho thấy những vấn đề tồn đọng trong việc dạy và học đại học ở Việt Nam, trong đó có phần trách nhiệm không nhỏ ở chính các bậc phụ huynh, sinh viên ngay từ khâu chọn lựa con đường đi học.

Thật may mắn, không phải vị phụ huynh, không phải bạn trẻ nào cũng bị giấc mơ bằng cấp làm "lóa mắt". Có rất nhiều người đã chủ động giúp con định hướng, nhiều bạn học sinh, sinh viên đã tự ý thức về việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp để học tập: Hợp với sở thích, khả năng và hợp với thực tiễn từ cuộc sống.

Cô Vũ Thị Thái Loan (Hà Nội) - phụ huynh một cựu sinh viên Đại học FPT cho biết, cô từng rất sốt ruột khi cậu con trai dù đã học đến năm thứ 2 ở một trường đại học CNTT nổi tiếng vẫn cương quyết bỏ học để thi vào Đại học FPT. Môi trường mới năng động, sôi nổi với chương trình đào tạo bám sát thực tế thực sự đã khiến con trai cô có những bước trưởng thành và thành công rõ rệt: Cậu đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, được đi học trao đổi sinh viên tại Đức, ra trường với đồ án tốt nghiệp được đánh giá cao và tấm bằng giỏi… Hiện nay, con trai của cô đã đi làm, với mức thu nhập hơn ngàn đô-la. Những kết quả ấy, là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy quyết định chọn trường của con cô, sự tôn trọng mà cô cùng gia đình với việc học tập của con là đúng đắn.

Cũng nói về việc chọn trường của mình, Nhật Hoàng - kỹ sư mới tốt nghiệp chia sẻ, cậu đã từng phải đắn đo rất nhiều khi nói "không" với hai trường đại học về luật và khoa học tự nhiên để chọn lựa vào ngôi trường đào tạo công nghệ thông tin FPT. Dù quyết định có mang đến những tranh cãi và "buồn khổ" nhất định trong gia đình những ngày đầu khi cậu chia sẻ ý định, nhưng Hoàng kể, bốn năm trôi qua, cậu chưa bao giờ cảm thấy thất vọng về sự lựa chọn của mình.

"Chọn Đại học FPT, mình được đào tạo mọi thứ từ những kỹ năng mềm, kỹ năng tiếng Anh đến kỹ năng chuyên môn. Cùng với đó là quãng thời gian On The Job Training (thực tập, làm việc thực tế) đã giúp mình có những kinh nghiệm mà nếu là sinh viên trường khác mình nghĩ khó có thể có được". Chắc chân với công việc, cảm giác vững vàng ngay sau ngày tốt nghiệp là cảm giác không phải tân kỹ sư, cử nhân nào cũng có được, Hoàng kết luận: "Sau tận 4 năm trời mới làm được gia đình tin tưởng với điều mình lựa chọn. Năm sau em mình thi đại học và hy vọng gia đình sẽ tin tưởng vào các phân tích và lựa chọn của nó."

Từ những câu chuyện thực tế, có thể thấy, việc chọn trường, chọn ngành sáng suốt, ngay từ đầu đã là cánh cửa mở rộng chào đón những thành công cho các bạn trẻ. "Đại học là con đường dẫn đến thành công hay không không phụ thuộc vào danh tiếng hay tỉ lệ chọi của trường, mà phụ thuộc vào độ phù hợp với đam mê. Nhiều em học sinh chọn trường, ngành theo sở thích chứ chưa xác định được ngành đó có phù hợp với mình hay không. Không chỉ thế, có nhiều em học sinh chỉ nghĩ đến trường nào "hot" nhất thì đăng ký chứ không tính đến chọn nghề. Các em nên nhớ rằng, sở thích dễ thay đổi tùy hứng, tùy thời, tùy tâm trạng..., sở thích chưa hẳn là sở trường. Cũng có nghĩa là nghề mà ta thích chưa hẳn là nghề mà ta sẽ học được và làm được. Các em nên chọn nghề phù hợp với bản thân sau đó hãy nghĩ đến chọn trường nào đào tạo tốt và chất lượng", chuyên gia tư vấn hướng nghiệp - nhà tâm lý học Quang Dương cho biết

Ông cũng đưa ra lời khuyên: "Bước đầu, các em nên tìm hiểu kỹ vài ngành nghề đã định hướng tới. Đồng thời, tự khám phá bản thân xem phẩm chất và năng lực của mình có tương hợp với những đòi hỏi của nghề hay không. Từ đó mới có cơ sở khách quan để chọn ngành nghề theo sở trường hoặc năng khiếu. Đặc biệt với những ngôi trường có sinh viên đã tốt nghiệp, chỉ số có việc làm ngay sau khi ra trường và mức lương khởi điểm trung bình là những căn cứ đáng tin cậy để phụ huynh và thí sinh nghiêm túc suy nghĩ về chất lượng đào tạo. Hãy tỉnh táo, mạnh dạn và nghiêm túc ngay từ khi chọn trường để không bị lãng phí thời gian, tiền của cũng như nhiệt huyết và tuổi trẻ của mình".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(theo Xzone)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Nhiều người thất nghiệp, khi doanh nghiệp khát lao độngThừa thầy thiếu thợ, hơn 162.000 cử nhân thất nghiệp
"Bi hài" cử nhân giấu bằng, xin làm... công nhân: Tay không bị chai, mời về!Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Cần cơ chế để phát triển giáo dục thông minh"
Bài viết gây sửng sốt trên facebook của 1 thanh niên Việt Nam 25 tuổiChuyện đáng suy ngẫm về phỏng vấn xin việc của giới trẻ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11