Bạn định nghĩa như thế nào về từ "bạn"? Đó là người luôn biết bạn đang sống hay đã chết. Trong kinh doanh, đây là từ nói về những người chỉ hơn "quen biết" một chút thôi. Bạn phải sống mỗi ngày chứ không chỉ đơn giản là thỉnh thoảng có một bữa ăn trưa. Bạn chia sẻ cuộc sống của mình và luôn mong muốn người khác quan tâm đến. Tất nhiên rồi.
Trung bình mỗi người chỉ có 4,1 người bạn thật sự trên Facebook. |
|
Như nhiều người vẫn hồ nghi, Facebook không thật sự là nơi để tìm bạn mới, phát triển sâu các mối quan hệ và thậm chí là trông đợi người khác chú ý đến mình khi bạn gặp chuyện gì đó. Nó không liên quan đến việc chúng ta thường có khuynh hướng chỉ chia sẻ những góc sáng và khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong đời. Những người gọi là "bạn" tại mạng xã hội không có nằm trong định nghĩa về bạn thật sự.
Một nghiên cứu mới đây đưa ra những con số cụ thể. Nhà nhân học Robin Dunbar được biết đến khi tuyên bố hầu hết chúng ta chỉ có khoảng 150 người bạn thật sự trong cuộc sống. Giờ đây, qua nghiên cứu của mình, ông còn nhận ra rằng chúng ta thậm chí còn có ít bạn hơn khi nói về Internet, đặc biệt là mạng xã hội. Trung bình mỗi người chỉ có 4,1 người bạn thật sự mà Dunbar gọi là có thể gây "khủng hoảng cảm xúc". Chỉ có 13,6 người bận tâm đến việc bày tỏ sự cảm thông trên Facebook khi một "người bạn" của mình gặp rắc rối trong cuộc sống.
Một điều thú vị là ông thấy rằng chẳng có gì quan trọng và hay ho nếu bạn có số lượng bạn bè "khủng" trên mạng xã hội. Một khi bạn chỉ có 150 người bạn trên mạng, nó cũng chẳng là vấn đề gì to tát. Những đăng tải của bạn chỉ như ánh sáng le lói giữa đại dương. Chỉ có khoảng 4 người quan tâm việc ai đó trong gia đình một người bạn Facebook của họ qua đời hay người đó có bị sa thải chăng nữa.
Có thể lý giải rằng nhiều tương tác trên mạng xã hội rất lộn xộn, bởi chỉ trên một cái màn hình mà có quá nhiều thông tin. Và có một lý do kỹ thuật lý giải vì sao nghiên cứu đã cho ra kết quả này. Trên Facebook, rất dễ dàng để bạn nhấn nút "không theo dõi" ai đó, đặc biệt là trong công việc. Đầu tiên là người bạn không muốn theo dõi chẳng hay biết là bạn không hề nhìn thấy những đăng tải của họ. Thứ hai, mối quan hệ của các bạn được giữ đơn giản chỉ bởi kỹ thuật.
Vậy những điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta có nên ngừng sử dụng Facebook? Thật sự là không cần đâu. Đây là lúc thích hợp để bạn xem lại lý do tại sao mình lại sử dụng mạng xã hội. Nếu bạn cứ liên tục đăng tải những nội dung về cảm xúc cá nhân một cách quá lố và mong chờ đối tác kinh doanh chú ý đến, cũng tốt thôi. Nhưng họ sẽ không như thế. Nếu bạn cứ liên tục phàn nàn về điều gì đó, đừng có trông đợi là đồng nghiệp của mình quan tâm đến. Mạng xã hội là một diễn đàn tuyệt vời để mọi người trao đổi các ý tưởng, đăng tải những đường link mà họ thấy thú vị, trò chuyện về những dự án sắp tới hay thậm chí là để giải quyết xung đột.
Nó là nơi cho những kết nối tình cảm? Không hoàn toàn. Rất ít người trong chúng ta nghĩ như thế. Hãy nên nhìn mạng xã hội như những gì mà nó có và đừng nên bận tâm đến việc dùng nó bằng những cách khác. Nếu cần biết một vấn đề nghiêm túc, hãy nhấc điện thoại lên hoặc thậm chí là diễn tả cảm xúc của mình trong email.
Hãy nghĩ thử xem, bạn có kết nối với nhiều hơn bốn người cho một mối quan hệ bước đến sự sâu sắc ở đây? Bạn có tìm được những người bạn thật sự trên Facebook không? Hãy chỉ nên xem nó như là một diễn đàn để thảo luận và giao tiếp. Nếu muốn một mối quan hệ đi xa hơn, hãy trò chuyện qua một trang chat đúng nghĩa hoặc gọi điện thoại. Thế thôi. Dù là trang cá nhân, đừng cá nhân hóa nó.
Yến Nhi
(theo Inc)
Tin liên quan:
|