Chia sẻ với đồng nghiệp FPT tại Mỹ nhân sinh nhật lần thứ 9 của đơn vị, anh Trương Gia Bình đăng đàn Leader Talk với tiêu chí "hỏi thẳng đáp thật", từ câu chuyện thời sinh viên cho đến cách dùng 1 tỷ USD hay ứng viên kế nhiệm vị trí của chính mình.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình và PGĐ FUSA Phùng Quang Đạt. |
|
Kỷ niệm 9 năm thành lập FPT USA (FUSA - ngày 13/10/2008), nhà F tại Mỹ tổ chức loạt chương trình gồm: Leader Talk sáng ngày 12/10 (giờ Mỹ), buổi chiều và tối là tiệc sinh nhật. Ngày 13/10, sự kiện đánh dấu 9 năm FPT hiện diện tại Bắc bán cầu sẽ được tổ chức ở 4 văn phòng toàn nước Mỹ với sự tham gia của tất cả CBNV FUSA.
Leader Talk với Chủ tịch FPT là diễn giả và anh Phùng Quang Đạt, PGĐ FPT USA, là người điều phối, được phát trực tuyến cho các văn phòng và khu vực toàn nước Mỹ. Cán bộ nhân viên FUSA ở các bang khác nhau đều theo dõi trực tuyến và đặt câu hỏi đến Chủ tịch FPT.
- Giữa FPT, FPT Software và FUSA, anh đang dành sự quan tâm nhiều nhất cho đơn vị nào?
- Đối với tôi, FPT chính là một gia đình và các thành viên đều có sự bình đẳng. Vì vậy, tôi quan tâm tất cả như nhau.
- Anh đã sống, học tập và làm việc ở nước ngoài từ khi còn rất trẻ. Tất cả CBNV FUSA tham gia buổi trò chuyện hôm nay đều chọn làm việc cho FPT với mong muốn có một cuộc sống tốt hơn. Anh có lời khuyên nào cho các đồng nghiệp trẻ trên bước đường tìm kiếm thành công ở nước sở tại?
- Trước đây, tôi được cử đi học ở Nga. Tại đó, tôi đã có một khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời, có bạn bè tốt và được truyền đạt kiến thức bởi những giảng viên vô cùng xuất sắc. Và tôi chiêm nghiệm được rằng, khi bạn còn trẻ, mọi thứ đều hoàn hảo. Tôi đã học hỏi được nhiều thứ và đến giờ, sau khoảng 30 năm, vẫn còn nhớ như in. Thực ra, với tôi, đó cũng là khoảng thời gian chuẩn bị để cho một cuộc sống tự lập sau này.
Trong câu hỏi, có nhiều điểm chung với tôi. Khi sống ở Mỹ hay bất cứ đâu, bạn hãy hòa nhập với mọi người. Bạn phải hiểu mọi người và để cho họ hiểu bạn.
Và khi ở nước ngoài, bạn hy vọng điều gì? Mục đích của tôi rất rõ ràng, rằng tôi phải có nền tảng vững chắc cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Những điều này tôi học từ thầy của tôi, người có những bài nghiên cứu khoa học bậc thầy. Tôi muốn xây dựng nền tảng nghiên cứu vì sẽ đào tạo ra những thế hệ tiếp nối.
- Mười năm về trước, FPT do anh đồng sáng lập tạo ra hơn 200 người FPT trở thành triệu phú đôla sau sự kiện IPO. Vậy, kế hoạch của anh như thế nào để đào tạo ra "thế hệ triệu phú thứ 2", và sẽ mất bao lâu để thực hiện được?
- Khi hợp tác với bất cứ ai, tôi đặt niềm tin của mình vào họ bởi tôi nghĩ họ rất giống tôi. Vì thế, tôi tin rằng những gì tôi đạt được họ cũng có thể đạt được. Tôi xác lập nhiệm vụ là tạo ra môi trường, cơ hội và thách thức cho mọi người và họ sẽ thực hiện nó để thành công. Vào năm 2006, chúng ta tạo ra hơn 200 nhân viên trở thành triệu phú USD và thách thức của hiện tại cho đến 10 năm nữa là tôi muốn lặp lại lịch sử ấy nhiều lần.
Người FPT theo dõi trực tiếp buổi chia sẻ tại văn phòng FUSA ở Richardson (Texas). Đồng nghiệp ở các bang khác sẽ xem trực tuyến tại Workplace và WebEx. |
|
Khi FPT bán 30% FPT Retail, chúng ta lại tạo ra những triệu phú đôla mới. Tất nhiên, tôi không thể nào giúp hết hàng nghìn người trở thành triệu phú USD được. Tuy nhiên, có một vài yếu tố sau đây mà họ có thể trở thành triệu phú:
Bắt đầu từ một start-up nội bộ giống như Sendo, ngày nay, FPT chuyển đổi mô hình từ cung cấp dịch vụ sang cung cấp chứng chỉ. Và chúng ta tiếp tục nhận được nguồn doanh thu khác từ việc cấp chứng chỉ. FPT là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới mang lại Integral IP. Thông thường, IP thuộc về doanh nghiệp nhưng chúng tôi muốn đổi mới điều đó. Có thể IP sẽ thuộc về chủ nhân của sáng tạo.
Trở thành người lãnh đạo bởi thu nhập của người quản lý cũng khá ấn tượng.
- Sang năm, FPT kỷ niệm 30 năm ngày thành lập. Vậy thách thức đối với tập đoàn là gì?
- Tôi xin chia sẻ 3 giá trị để trở thành một công ty giàu có.
Đảm bảo sứ mệnh. Thật sự, tôi nghĩ rằng hạnh phúc xuất phát từ những việc chúng ta đang làm, và đó là kết quả bạn nhận trên hành trình; và bạn phải hiểu rõ lộ trình, mục đích mà bạn thực hiện, đó chính là sứ mệnh. Do đó, sứ mệnh có rất nhiều ý nghĩa.
Đối với FPT, sứ mệnh đó rất đẹp. Khi chúng tôi chuyển sang cuộc chiến IoT mà CNTT chỉ là một thành phần trong số 5 thành phần và không ai là tổng thể của 5 điều này. Do đó, FPT có cơ hội theo sát các nhà lãnh đạo, ít nhất là các nhà lãnh đạo IoT công nghiệp. Nếu họ chọn bạn đến nhà máy, và làm cho nhà máy của họ trở thành nơi sản xuất thông minh, bạn sẽ thuộc Top trên thế giới những người đầu tiên biết làm thế nào để điều đó xảy ra. Và hôm nay, chúng ta đang thực hiện sứ mệnh đó. Nếu thành công, bạn góp phần thay đổi ngành công nghiệp và thay đổi thế giới. Đó là trường hợp hiếm hoi có nhiệm vụ tiên phong.
Quan tâm khách hàng. Tập trung vào con người, khách hàng.
Tư duy làm chủ. Khi hợp tác, tôi thích chữ "FPTs" vì tôi không thích từ "nhân viên". Tôi luôn luôn xem đồng nghiệp như bạn bè và đối tác. Chúng ta đang hợp tác để đảm bảo sứ mệnh và để thay đổi thế giới.
- Trên thang điểm từ 1 đến 10, anh sẽ chấm FPT bao nhiêu điểm dựa trên góc độ Tư duy làm chủ?
- 3/10! Nhưng chúng ta vẫn có thể cải thiện với lộ trình phát triển.
- Theo anh, tại sao khách hàng lại mua dịch vụ của chúng ta và còn bộ phận nào chúng ta cần cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ?
- Lý do thứ nhất là tiềm năng. Thứ hai là chi phí tốt. Và kế nữa là bởi đồng sự của chúng ta rất tâm huyết. Bạn thể hiện sự cam kết và khách hàng thích điều đó. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để trở thành nhà lãnh đạo của thế giới vì điều đó quá nhỏ. Do vậy, trong tương lai chỉ có bạn mới biết làm thế nào. Học hỏi, thay đổi, chuyển đổi từ công ty IT sang IoT, chuyển đổi từ sang PMC, PLM, MES, SCADA, từ CNTT chuyển sang công nghệ mạng xã hội.
Chủ tịch FPT Software - anh Hoàng Nam Tiến (thứ hai từ phải qua) đặt câu hỏi cho Chủ tịch FPT. |
|
Và cốt lõi của nó là AI (Trí tuệ nhân tạo). Chuyển đổi FPT sang công ty AI. Nếu bạn có thể biến đổi trong công nghệ cụ thể, và sau đó chỉ có bạn có thể làm cho nó xảy ra, đó là thách thức lớn. Và thách thức giống như một cửa sổ nhỏ. Nếu bạn không làm điều đó trong khoảng 3 hoặc 5 năm sau, sẽ có người chơi khác làm thay bạn.
- Nếu ngay lúc này anh có 1 tỷ USD, ưu tiên hàng đầu của anh là sử dụng vào việc nào?
- Tôi đã học hỏi từ cuộc đời của Bác Hồ, càng đơn giản càng tốt, càng khiêm tốn càng tốt và tất nhiên là không phải dễ dàng để làm điều đó. Tôi không dùng tiền để mua sắm hay dành số tiền đó cho bọn trẻ. Cuộc sống của tôi là để phục vụ mọi người.
Tôi nghĩ câu hỏi này đặt ra cho viễn cảnh của FPT. Khi ấy, tôi sẽ đầu tư vào các lĩnh vực mới về AI, về IoT, về công nghệ mạng xã hội. Đầu tư vào công nghệ có nghĩa là tạo ra môi trường và cơ hội cho các kỹ sư.
- FUSA đang thay đổi chiến lược để phát triển tốt hơn, giống như một công ty toàn cầu của Mỹ để có được doanh thu hiệu quả. Nhưng chúng ta vẫn còn khoảng cách để trở thành một công ty toàn cầu. Vậy hiện tại chúng ta đang ở mức nào?
- Trước tiên tôi xin lỗi bởi để thực hiện được kỳ vọng ấy, chúng ta còn đi quãng đường dài. FUSA chỉ nói tiếng Anh, dù nỗ lực nhưng đôi khi tôi vẫn nói tiếng Việt. Khi trải nghiệm các nền văn hóa khác như Mỹ, Đức hay Nhật Bản, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều.
Tôi đã nhiều năm ở Nga, tôi ngộ ra rằng phải học rất nhiều để hiểu, nhưng không phải thay đổi theo một lối sống khác hay bắt chước cách nghĩ khác. Tôi nghĩ người FPT hãy xem việc học là một món quà và đặt nó trong tim để trở thành công dân toàn cầu. Và đối với những người bạn, những đồng sự từ Mỹ, từ Ấn Độ hay từ các quốc gia khác, hãy luôn đặt câu hỏi về cách người khác làm thế nào.
Khi lần đầu tiên sang Nhật, ở đó có những nền văn hoá khác nhau. Tôi luôn hỏi một cách chi ly về hành động của họ mang ý nghĩa ra sao. Đông Du năm 1996 nhưng đến nay tôi vẫn thường tham vấn ý kiến với bác Ogawa, người đỡ đầu FPT ở Nhật. Việc học hỏi trên một quãng đường dài chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu bạn hiểu nhiều hơn, bạn sẽ có cuộc sống thứ hai, nếu bạn hiểu thêm một văn hóa khác, bạn lại được sống một cuộc sống khác. Điều đó thật là tuyệt vời và thú vị. Hãy học nữa, học mãi.
- Làm thế nào để mang văn hoá FPT đến quốc gia khác nơi chúng ta hiện diện?
- Cách đây hơn 10 năm, anh Nguyễn Thanh Nam, CEO thứ hai của FPT, hỏi tôi rằng chúng ta muốn chuyển tiếp sang thế hệ nào nữa. Tôi đã dành nhiều năm nghiên cứu các giá trị cốt lõi của văn hóa FPT. Cùng là con người, mỗi chúng ta đều có một cơ thể, và gần như 99% chúng ta giống nhau.
Vì lẽ đó, FPT có 3 giá trị. Đầu tiên là "Tôn trọng mỗi cá nhân". Chúng ta không nói "Tôn trọng mọi người" bởi quá chung chung. Tôn trọng mỗi cá nhân trong tập thể có nghĩa là dù họ có vấn đề, họ có những tính cách khác biệt, chúng ta vẫn tôn trọng họ. Nguyên tắc thứ hai là "Đổi mới" và đổi mới luôn đi kèm nghiên cứu. Khi bạn di chuyển ra khỏi khu vực an toàn trong lĩnh vực CNTT, bạn phải học hỏi và đổi mới liên tục. Và cuối cùng là "Làm việc nhóm", điều này cũng quan trọng không kém. Và 3 giá trị trên không thay đổi khi FPT phát triển ra toàn cầu.
- Nếu tôi nhận được đề nghị mức lương cao hơn 30% so với mức hiện tại ở FPT, tại sao tôi nên chọn ở lại FUSA hơn là chuyển sang công ty đó?
- Đó chính là niềm tin. Niềm tin chính là điều mà chúng tôi có khi thành lập FPT từ những ngày đầu tiên bởi lúc đó chưa có giá trị gì. Niềm tin làm cho bạn quan trọng hơn. Niềm tin có nghĩa là những gì chúng ta muốn đạt được trước tiên cùng nhau, và sau đó chúng ta làm việc tốt nhất. Và tôi cho rằng, chúng ta tuân theo 3 nguyên tắc khác của FPT, đó là chuỗi giá trị cho người lãnh đạo. Một người lãnh đạo phải công bằng. Bạn phải đối xử với đồng sự như những gì họ cống hiến cho công ty của bạn.
Vì vậy, FPT luôn tăng trưởng, trở thành doanh nghiệp tỷ đô đầu tiên trong lĩnh vực mà chúng ta theo đuổi ở Việt Nam. Và đó cũng là cơ hội cho những ai đặt niềm tin. Cái giá mà bạn phải trả chính là thời gian và không phải trả ngay lập tức. Và tôi đã nói, hạnh phúc như một hành trình, khi bạn đi trên hành trình đó, bạn sẽ trở nên hạnh phúc. Phương châm của tôi là nếu ai là thành viên của FPT thì luôn được xem là một gia đình và chúng ta tôn trọng lẫn nhau. Nếu cùng làm điều đó, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc.
Một số người ở lại cống hiến cho FPT, và số khác rời đi để thành lập doanh nghiệp. Thế hệ đầu có thể sẽ rất tốt, nhưng đồng sự gia nhập sau sẽ dựa trên thu nhập. Chúng ta tạo lập nguyên tắc cùng nhau phát triển và tích lũy những giá trị đó.
- Điều gì anh từng mong nên biết sớm hơn khi bắt đầu sự nghiệp?
- Chính là mục tiêu phấn đấu. Tôi được sinh ra trong thời chiến tranh khốc liệt. Đó là những thử thách, những sự thay đổi không ngừng và tôi gần như sống hết thời tuổi thơ trong giai đoạn ấy. Vì thế, với tôi, mục tiêu rất quan trọng. Bạn phải phát triển kỹ năng sinh tồn là yếu tố đầu tiên, sau khi áp dụng kỹ năng đó, bạn sẽ có được mục đích.
- Chiến lược phát triển mà chúng ta đặt ra từ các giải pháp và dịch vụ trong khoảng 3 đến 5 năm tới. Liệu rằng kế hoạch ấy có gắn liền với các đối tác chiến lược hay M&A?
- Tôi nghĩ rằng, FPT là một trong những công ty hiếm hoi trên thế giới khác biệt về cách đưa ra chiến lược. Tôi học hỏi từ những nhà lãnh đạo trên thế giới về cách hoạch định chiến lược và chúng ta có các nhà tư vấn trong Big Four (4 công ty tư vấn lớn nhất thế giới) chỉ ra cách chúng ta thực hiện. So sánh với những gì mà FPT làm, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Hiếm có một công ty nào dành 6 tháng bàn bạc về một chiến lược theo cách lặp đi lặp lại. Kết quả chúng ta đưa ra chiến lược khi nó phải trải qua rất nhiều buổi thảo luận cũng như có rất nhiều người cùng trao đổi.
- Tôi làm cho FUSA từ năm trước và sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới. Nhưng tôi tò mò về lãnh đạo kế nhiệm chức vụ lãnh đạo cao cấp. Vậy ai sẽ là ứng cử viên kế nhiệm chức Chủ tịch FPT và những phẩm chất cốt lõi của người kế nhiệm này như thế nào?
- Thay vì nói một cái tên cụ thể, tôi đưa ra các tiêu chí. Chúng ta phát triển một sơ đồ với 13 chỉ số để đo lường cho cả tập đoàn. FPT không bao giờ chỉ ra rằng một ai đó sẽ chắc chắn thay thế vị trí của một người khác.
Tuy nhiên, có 3 tiêu chí quan trọng mà chúng ta chưa đạt được. Đầu tiên là tầm nhìn xa trông rộng. Một công ty toàn cầu và dẫn đầu đòi hỏi phải có một tầm nhìn về tương lai. Điều thứ 2 là người lãnh đạo, đại diện của một công toàn cầu phải là một đại sứ và làm việc với tổng thống, thủ tướng và những nhân vật cao cấp khác. Ở yếu tố này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để những người bạn biết có sự kết nối với bạn? Và đó cũng là một trong những điểm chưa hoàn hảo của FPT hiện tại.
Điều cuối cùng, là tham gia các hoạt động xã hội. Bạn sẽ không chỉ lãnh đạo FPT mà còn là các hiệp hội. Bạn phải chia sẻ thời gian để tham gia vào các hiệp hội này và mọi người sẽ tôn trọng bạn như là một nhà lãnh đạo. Hiện nay, có một vài lãnh đạo của FPT cùng các lãnh đạo khác ở Việt Nam tổ chức các buổi gặp mặt, như là việc tôi gặp và trao đổi với Thủ tướng. Cách huấn luyện này vẫn đang tiến hành.
- Chúng ta có kế hoạch đến IPO ở Mỹ trong vài năm tiếp theo. Vậy các rào cản, trở ngại hay khó khăn nào FUSA có thể vượt qua?
- Chúng ta đã có ý tưởng về việc sẽ phát triển ở một nơi khác. Một điều phải xác định, là chúng ta sẽ đi đến đâu và lý do là gì. Lý do chính là chi phí và tích lũy. Chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều tiền cho những thủ tục được yêu cầu khi đến đây. Về phần tích lũy, chúng ta có thể bán cổ phiếu, chào bán cổ phần (IPO) và chúng ta sẽ nhận lại một khoản thu khác. Vì thế, đối với một công ty toàn cầu, chúng ta không thể chỉ đề cập đến Việt Nam bởi thị trường rất nhỏ.
Khi chúng ta tạo ra giá trị, chúng ta sẽ nhận lại được giá trị. Chúng ta hướng đến các mục tiêu cao hơn. Nếu như bạn muốn cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá thành thấp, vậy khoan hãy đi đến quốc gia khác. Khi chúng ta cân bằng hài hòa giữa việc tạo ra giá trị và chi phí tốt, đó chính là lộ trình tốt để vươn ra nước khác. FUSA đang ở đất nước có thị trường lớn nhất thế giới, chúng ta sẽ có cơ hội trở thành công ty hàng đầu thế giới nếu thành công với IoT.
Đình An ghi
(theo Nội san Tập đoàn FPT)
Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
Tin liên quan:
|