Lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự xuất hiện của những thiên tài trong đủ các lĩnh vực từ nghệ thuật cho tới khoa học kỹ thuật. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập tới những thiên tài được coi là lỗi lạc và tài ba nhất trong lĩnh vực quân sự.
1. Skanderbeg
Skanderbeg được sinh ra trong vương quốc nhỏ bé Albania do cha của ông, một vị vua địa phương cai quản, thủa nhỏ ông được đặt tên là George Kastrioti. Sau đó ông bị bắt cóc và bị coi như là một con tin của Sultan Ottoman hùng mạnh nhằm kiểm soát ham muốn nổi dậy của cha mình. Lớn lên dưới sự giám hộ của Ottoman, ông trở thành một trong những vị tướng vĩ đại nhất và được đặt danh hiệu Skanderbeg, có nghĩa là Lord Alexander, đánh đồng cùng với người anh hùng Alexander Đại Đế.
Sau khi trưởng thành, Skanderbeg trốn chạy khỏi Ottoman trở về quê hương của mình và bắt đầu cuộc nổi dậy mà cha mình không bao giờ làm được. Vì điều này, ông đã khiến toàn bộ Đế quốc Ottoman phẫn nộ và điều quân đội xâm lược trong suốt 25 năm để đè bẹp Skanderbeg, nhưng họ đã không thành công.
Với lực lượng khá nhỏ bé, chỉ trên dưới 20.000 quân để chống lại đội quân lớn hơn gấp 10 lần của Ottoman, Skanderbeg đã sử dụng một chiến thuật cực kỳ thông mình đó là lối đánh du kích. Với kiến thức cực kỳ hiểu biết về kẻ thù và các cuộc tấn công trực tiếp của Ottman, Skanderbeg đã không ít lần khiến Ottoman bị thua một vố đau, và phải đi đến bàn đàm phán tạm thời có lợi cho ông, bảo vệ Tây Âu khỏi các thành lũy Ottoma. Sau này, Đức Giáo hoàng đã ban cho Skanderbeg danh hiệu Champion of Christ.
2. Attila
Tên của ông luôn đi kèm với sự sợ hãi và tàn bạo. Sinh ra trong gia đình hoàng gia của Đại đế Hunnic đang mở rộng một cách chóng mặt vào thời kỳ đó, Attila trở thành vua sau cái chết của cha mình. Không hài lòng với việc vùng cai trị quá nhỏ bé, Attila đã tổ chức một cuộc xâm lăng.
Kéo dài chiến dịch của ông từ Persia đến nước Đức ngày nay, Attila tiếp đà quyết định chinh phục nền văn minh phương Tây, thời gian đó ông được đặt danh hiệu là "The Scourge of Europe". Mặc dù không thành công trong việc chinh phục Constantinople và Rome, nhưng ông đã chiếm một phần lớn của Đông và Trung Âu, trở thành một cái tên đe dọa những kẻ chống lại ông. Khi đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng rộng lớn tiến vào Đế Quốc La Mã, Attila đột ngột chết một cách bí ẩn (đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân) và đế quốc của ông bắt đầu bị lụn bại đồng thời bị chia cắt thành từng mảnh sau đó không lâu.
3. Thành Cát Tư Hãn
Đây là một nhân vật lịch sử làm cho Attila trở nên lu mờ hơn khi so sánh về mặt tàn bạo và khủng bố. Được biết đến như là người sáng lập Đế quốc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra Đế chế trên đất liền lớn nhất trong lịch sử. Những cuộc xâm lược của Mông Cổ thường kèm theo giết chết hàng loạt các thường dân nếu quân đội của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn.
Mặc dù khét tiếng tàn bạo, nhưng Thành Cát Tư Hãn và quân đội Mông Cổ của ông ta lại thực thi sự khoan dung đối với tôn giáo và bắt đầu một hệ thống nhân đạo tương đối công bằng trong đế chế của mình. Không giống như các vị hoàng đế khác, khi Thành Cát Tư Hãn chết, đế chế của ông đã phát triển xa hơn, kéo dài từ Hàn Quốc ngày nay ở Thái Bình Dương đến các cửa ngõ của châu Âu ở Hungary, bao gồm không chỉ một lượng đất rộng lớn mà còn nhiều loại văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau.
4. Salahuddin
Thế giới tôn giáo cũng là một xã hội phức tạp và không thiếu sự tranh đấu. Cuộc Thập Tự chinh không phải là ngoại lệ. Sau khi mất "Đất Thánh" về tay quân đội Hồi giáo, phe Kitô giáo bắt đầu một cơn lốc khát máu có tên gọi là "cuộc thập tự chinh" để giành lại nó.
Vào năm 1096, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng, họ bắt đầu một chiến dịch nhằm giải phóng Jerusalem. Tuy nhiên, khi đã giành được Jerusalem, các tướng lĩnh của đạo Kito phát hiện ra rằng giữ nó còn khó hơn giành được nó. Họ sớm nhận ra sự thật khó chịu rằng "Vương quốc Thiên đường" nhỏ của họ thực sự bị bao quanh bởi đám quân đội Hồi giáo luôn sẵn sàng bằng mọi giá để lấy lại Jerusalem. Đội quân hùng mạnh này nằm dưới sự lãnh đạo của một vị chỉ huy quân sự khôn ngoan và thực tế Salahuddin.
Sau khi bị giành mất Jerusalem, Salahuddin đã không lặp lại những sai lầm trong quá khứ, ông chọn cách tiếp cận kẻ địch một cách có chiến lược nhất, nhằm bảo toàn an ninh cho đội quân của mình đồng thời dụ kẻ định rơi vào bẫy, buộc phải giao chiến với quân đội của ông trong sa mạc, nơi là điểm yếu của kẻ địch và là điểm mạnh của quân đội Salahuddin. Trong trận Hattin, Salahuddin đã nghiền nát quân đội Kitô giáo và lấy lại Jerusalem.
5. Erwin Rommel
Erwin Rommel được coi là cha đẻ của chiến tranh xe tăng hiện đại. Sinh ra trong một gia đình quý tộc người Đức, Rommel lần đầu tiên tham gia quân ngũ trong các chiến dịch của Đức ở Romania và Bắc Italy. Trong suốt thời kỳ liên quân, ông là một huấn luyện viên quân sự về chiến tranh xe tăng ở Berlin. Khi Đại chiến thế giới lần II nổ ra, Rommel lại được gọi trở lại quân ngũ một lần nữa. Mặc dù ghê tởm hệ tư tưởng của Đức Quốc xã như hầu hết các sĩ quan Đức thời kỳ đó, nhưng ông vẫn thất vọng khi quân đội Đức bị thua liên tiếp.
Rommel trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến, khi quân đội của ông được đặt biệt danh là "Sư đoàn ma" khi tiến sâu vào lãnh thổ của địch, mất liên lạc vô tuyến với lệnh trung tâm nhưng vẫn dành được không ít chiến công. Không lâu sau đó, Rommel đã củng cố vị thế huyền thoại của mình ở Bắc Phi, đoạt danh hiệu cá nhân "The Desert Fox" nhờ các chiến thuật lãnh đạo khôn ngoan đánh lừa đối thủ của ông. Thật bi kịch, cuộc đời ông bị chấm dứt khi có bằng chứng được phát hiện ra rằng ông đã tham gia vào một số âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler.
6. Georgy Zhukov
Vị tướng hiển hách này đã chiến thắng hầu hết trong các trận chiến trên đất liền ở châu Âu trong Thế chiến II. Mặc dù nỗ lực của Xô viết nhằm phá hủy cuộc xâm lăng của Đức quốc xã và cuối cùng chiếm được Berlin là công của cả một tập thể hết mình vì tổ quốc, nhưng Zhukov được coi là một cá nhân kiệt xuất nhất trong cuộc chiến tranh chống Đức quốc xã.
Vào thời điểm Hitler phá vỡ thỏa hiệp với Stalin vào ngày 22/6/1941, Zhukov đã là một sĩ quan cao cấp. Nhiệm vụ của ông được Stalin giao cho là bảo vệ Moscow và đẩy lùi quân Đức, Zhukov đã hoàn thành vẻ vang. Việc thiết lập cơ chế bảo vệ phức tạp và bao quanh thủ đô của Hồng quân dưới sự chỉ huy của ông khiến các cuộc tiến công của Đức lâm vào bế tắc và tổn thất nặng. Phát xít Đức thất bại lớn ngay trong cuộc chạm trán đầu tiên. Zhukov tiếp tục giành chiến thắng liên tiếp trong cuộc chiến ở Stalingrad và bao vây kẻ thù ở Kursk. Với lần lượt từng bước mạnh mẽ như thủy triều, quân đội Zhukov hành quân về phía tây cho đến khi họ tấn công vào thẳng Berlin thủ đô của phát xít Đức vào mùa xuân năm 1945.
7. Tôn Tử
Cho đến ngày nay, tức là 2.500 năm sau, cuốn sách "Binh pháp Tôn Tử" viết về các chiến thuật quân sự vẫn còn nguyên giá trị và truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo quân sự. Cái tên Tôn Tử cho đến nay vẫn còn nổi tiếng bởi những tư duy đầy trí tuệ của ông trong lĩnh vực quân sự, từ những vấn đề triết học chiến tranh đến những chi tiết như vũ khí, hậu cần, khí hậu và ngụy trang. Tôn Tử mô phỏng nghệ thuật chiến tranh cổ xưa của Trung Quốc về sự kiên nhẫn trong chiến lược để tìm ra được con đường chiến thắng.
Theo các chuyên gia, cuốn sách này có giá trị không chỉ với các nhà lãnh đạo quân sự mà còn có tác dụng với ngay cả với đám đông phi quân sự, chẳng hạn như các nhà ngoại giao, giám đốc điều hành và các huấn luyện viên thể thao.
8. Napoléon Bonaparte
Napoléon được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ trên đảo Corsica, khởi đầu từ Tuscany, ông được đào tạo chính quy về quân sự và tốt nghiệp với tư cách là một sĩ quan pháo binh, người đảo Corsica đầu tiên tốt nghiệp từ học viện quân sự ở Paris. Nổi tiếng trong những năm đầu của Cách mạng Pháp và sau đó là thời kỳ khủng bố, thông qua sự mâu thuẫn giữa các phe Cộng hòa và các chế độ quân chủ ở Pháp, Napoléon đã lãnh đạo quân đội dập tắt các cuộc nội chiến và giành quyền lực về cho bản thân. Sau khi khôi phục lại sức mạnh của nước Pháp, Napoléon đi xa hơn bất kỳ nhà cai trị nào trước ông, quyết định chinh phục lục địa châu Âu và thách thức Hải quân Anh hùng mạnh.
Giống như tất cả các nhà cai trị vĩ đại, Napoleon bị quyến rũ bởi tham vọng quyền lực lớn hơn nữa và mắc sai lầm trong cuộc xâm lược nước Nga định mệnh và đã bị đánh bại một cách toàn diện. Di sản của ông để lại, không chỉ trong các chiến thuật quân sự mà còn trong những cải cách pháp lý và hành chính mà ông ban hành được gọi là Bộ luật Napoleon.
9. Alexander Đại Đế
Alexander Đại Đế đã vượt qua Napoleon Bonaparte khi vinh quang đạt được mục tiêu trong các cuộc chinh phạt của mình với một khoảng thời gian ngắn hơn. Trở thành vua vào tuổi 20, sau khi cha ông, Philip bị ám sát, Alexander bắt đầu chinh phục thế giới. Ngay lập tức ông đã đạt được tham vọng lâu năm của cha mình là xâm chiếm thành công Ba Tư, lật đổ vua Darius.
Không dừng lại tại đó, với tham vọng ngày một lớn, Alexander đã tiến hành những cuộc chinh phạt kéo dài tới Afghanistan và Trung Á ngày nay. Để tìm ra lối thoát trên biển ông đã tạo ra một tuyến đường biển từ Ấn Độ trở lại Macedon. Mặc dù cố hết sức xâm chiếm Ấn Độ nhưng tới đây Alexander không thành công và cuối cùng thuyết phục bởi những người lính của ông quay trở lại Babylon, nơi ông qua đời ở tuổi 32. Alexander đã chinh phục và được đặt tên trên 20 thành phố đồng thời mang nền văn minh Hy Lạp đến khắp thế giới trong nhiều thế kỷ sau đó.
10. Hannibal Barca
Là người được mệnh danh là "Cha đẻ của chiến lược", là người đã lừa dối người La Mã, những kẻ bách chiến bách thắng thời đó rằng ông sẽ xâm chiếm biển, trong khi thực tế ông đã rút khỏi cuộc chiến một cách táo bạo nhất trong lịch sử quân sự. 50.000 quân thiện chiến và động vật bao gồm voi, sư tử... đã thành công vượt qua Pyrenees nguy hiểm để quay trở lại xâm chiếm Ý từ phía bắc.
Mặc dù thất bại trong mục tiêu giành lấy thành Rome, nhưng ông được biết đến như là người đầu tiên trong lịch sử dạy cho người La Mã ý nghĩa của từ sự sợ hãi.
(theo Dân Việt)
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn |