Trong một thế giới nơi mà gần như thứ gì cũng có thể được sản xuất, xây dựng lại, và thiết kế lại, các nhà khoa học vẫn chưa thể điều chế được máu nhân tạo, có nghĩa là những người cần truyền máu vẫn phải dựa hoàn toàn vào sự hiến tặng của người khác.
Dưới đây là một số sự thật thú vị và cảnh tỉnh có thể khiến bạn quan tâm nhiều hơn đến việc hiến máu.
1. Hiến máu tốt cho tim
Lưu lượng máu và thể tích máu là hai yếu tố không thể thiếu để giữ cho tim đập. Tuy nhiên, nghe có vẻ phi lý, nhưng hiến máu đều đặn thực sự có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, chứ không gây hại. Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm độ đặc và độ dính của máu, do đó cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn trong mạch máu và đến được tim nhanh hơn.
|
Mặc dù mọi nhóm máu đều cần thiết, song nhóm máu O(+) được sử dụng phổ biến nhất. |
2. Hiến máu làm giảm nguy cơ ung thư
Hiến máu có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ở người hiến. Sắt, một trong những khoáng chất chính trong máu, được biết là làm tăng lượng tổn thương do gốc tự do trong cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy hiến máu giúp giảm lượng sắt dự trữ, do đó làm giảm nguy cơ ung thư nói chung của cá nhân.
3. Có thể bào chữa cho việc bỏ một buổi tập
Nếu cứu tính mạng của người khác và cải thiện sức khỏe của chính mình chưa đủ để bạn đi hiến máu, vậy những ưu điểm về việc giảm cân thì sao.
Theo Livestrong, bạn có thể đốt cháy khoảng 650 calo cho một lần hiến 570ml máu – thậm chí còn nhiều hơn số mà bạn đốt cháy trong một buổi chạy 30 phút!
4. Một người đàn ông đã cứu được 2 triệu em bé nhờ nhóm máu hiếm của mình
Trong khi đó ước tính một người bình thường có thể cứu được khoảng 1.000 người trong đời nhờ hiến máu, thì ông James Harrison có thể đã cứu được khoảng 2 triệu người nhờ nhóm máu hiếm của mình.
Máu của Harrison chứa nồng độ cao của một kháng thể được gọi là anti-D immunoglobulin, được sử dụng cụ thể để giúp các em bé bị một tình trạng gọi là bệnh Rhesus.
Nói một cách ngắn gọn, hệ miễn dịch của người mẹ mang các em bé bị bệnh Rhesus tấn công thai nhi. Tuy nhiên, một lần truyền máu của Harrison có thể ngăn chặn cuộc tấn công như vậy.
Theo ABC Science, trong trường hợp khẩn cấp, thấy thuốc có thể dùng nước dừa để thay thế cho huyết tương. Mặc dù không giống hệt nhau, nước dừa có nồng độ natri bằng khoảng 1/40 huyết tương, trong khi nồng độ kali cao hơn khoảng 10-15 lần. Trong trường hợp không có sẵn đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân bị mất nước, uống nước dừa sẽ có tác dụng.
6. Hầu hết máu được dùng cho bệnh nhân ung thư
Khi nghĩ đến máu, chúng ta thường hình dung ra tai nạn giao thông, nhưng trong thực tế, chỉ có khoảng 2% lượng máu hiến tặng là dùng cho các bệnh nhân bị chấn thương. Thực ra bệnh nhân ung thư mới là những người phải nhận nhiều máu nhất.
7. Thiếu máu xảy ra nhiều nhất trong các ngày lễ tết
Ai cũng có chút bận rộn trong kỳ nghỉ, và xu hướng hiến máu cho thấy điều này. Theo Cộng đồng ngân hàng máu Tây Bắc Pennsylvania và Tây New York, tình trạng thiếu nguồn cung máu xảy ra nhiều nhất vào các kì nghỉ hè và nghỉ đông, vì vậy đây là lúc bạn nên nghỉ đến việc đi hiến máu nhất
8. Cứ hai giây lại có một người cần máu
Thật khó tưởng tượng việc hiến máu quan trọng như thế nào, nhưng theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, cứ hai giây lại có một người nào đó ở Mỹ cần đến máu. Ngoài bệnh nhân ung thư và chấn thương, máu hiến tặng cũng được sử dụng cho phẫu thuật, sản khoa, và những bệnh nhân bị rối loạn máu.
9. Nhóm máu O dương tính là nhóm máu cần nhiều nhất
Mặc dù tất cả các nhóm máu đều cần thiết và được chấp nhận, song nhóm máu O dương tính là cần thiết nhất. Đây là nhóm máu phổ biến nhất, do đó, nó dễ được truyền nhất.
10. Chỉ có 10% số người đủ tiêu chuẩn hiến máu đi hiến máu
Theo Trung tâm Máu New York, bất cứ người nào từ 17 tuổi trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên, và có sức khỏe tốt là đủ điều kiện để hiến máu, nhưng chưa đến 10% số người đủ tiêu chuẩn này làm như vậy.
(Tin tổng hợp)
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
|