Việt Nam tràn đầy nhiệt khí với đội ngũ kỹ sư trẻ - Nổi lên là điểm phát triển sánh ngang với Trung Quốc, Ấn Độ  
 

(Post 12/03/2007) Việt Nam đang nổi lên là điểm sáng đầu tiên nhận đặt hàng phát triển offshore. Coi Nhật Bản là khách hàng quan trọng nhất, Việt Nam đang đẩy mạnh liên kết giữa ba bên: ngành công nghiệp - cơ sở đào tạo IT - chính phủ, và tăng cường đào tạo những kỹ sư hiểu tiếng Nhật. Thêm 1 động lực nữa là tháng 1 năm nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (tổ chức Thương mại Thế giới). Luôn duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm hơn 8%, hơn 60% dân số dưới độ tuổi 30, công nghiệp IT trẻ của Việt Nam đang khởi sắc.

Bài báo của tác giả Owada Naotaka đăng trên báo Nikkei Computer

Thứ 7, ngày 20 tháng 1, hơn 1000 người đã tập trung tại Hạ Long, điểm du lịch cách Hà Nội 150 km về phía Đông. Họ chính là những kỹ sư phần mềm của FPT Software - công ty SI lớn nhất Việt Nam. Họ đã tham gia vào lễ “Sum-up 2006” được tổ chức định kỳ hàng năm 2 ngày 1 đêm. Hình phía dưới chính là lễ tổng kết đó. Giám đốc Nguyễn Thành Nam, người cầm loa đứng ở hàng đầu tiên tự hào rằng: “Sự trẻ trung và đoàn kết chính là sức mạnh của FPT Software”.

Tổng số nhân viên của FPT Software là 1675 người, bao gồm cả những staff ở các thành phố khác ngoài Hà Nội không tham gia vào lễ tổng kết này, và cả những người đang làm việc ở nước ngoài. Với độ tuổi trung bình là 26, công ty hầu như không có kỹ sư trung tuổi.

Tại buổi Sum-up 2006, các nhóm kinh doanh, các cán bộ của công ty trình bày cho các nhân viên về kết quả hoạt động 12 tháng của năm 2006, và biểu dương các nhóm, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm qua. Đồng thời, nêu lên những kế hoạch cho năm mới từ tháng 1 năm 2007. Với buổi lễ này, hầu như không có nhân viên nào phàn nàn vì rơi vào ngày nghỉ cuối tuần, mà trái lại, khi bắt đầu vào tháng 1, rất nhiều người đã háo hức rằng: “ chỉ còn 2 tuần nữa là đến buổi lễ tổng kết”.

Lễ “Sum-up 2006”. Giám đốc Nguyễn Thành Nam, người cầm loa đứng ở hàng đầu tiên tự hào rằng: “Sự trẻ trung và đoàn kết chính là sức mạnh của FPT Software”

“3 năm sau, Nhật Bản sẽ là khách hàng lớn nhất”

Khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được thu ngắn lại một cách nhanh chóng. Ngoài các cuộc gặp gỡ song phương của Thủ tướng hai nước vào mùa thu năm 2006, đến tháng 11, liên đoàn kinh tế Nhật Bản với nhóm đại biểu gồm 134 người do Itara Fumijio làm trưởng đoàn đã sang thăm Việt Nam. Thêm vào đó là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1 năm nay.

Lĩnh vực IT của Việt Nam cũng hòa nhập vào xu thế này. Theo điều tra của Bộ Công nghệ TT và Truyền thông Việt Nam, quy mô ngành Software và Information Service của Việt Nam là 30 tỷ yên, tăng 47% so với năm 2005. Kim ngạch tuyệt đối chưa bằng 0.3% của Nhật, nhưng Nhật Bản là nơi xuất khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ. Xuất khẩu nước ngoài chiếm 28% trong số 30 tỷ yên. Ông Nguyễn Trọng Đường, Senior Policy Maker vụ Công nghiệp công nghệ thông tin, phụ trách ngành công nghiệp phần mềm, dịch vụ Việt Nam cho biết: “Trong vòng 3 năm nay, Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu lớn nhất”.

Nói về lý do, ông Takeda Yukihiko, Chủ tịch Hội đồng quản trị Astomilcorp, công ty triển khai Matching giữa các công ty phát triển phần mềm Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản giải thích rằng: “ Các doanh nghiệp của Việt Nam coi Nhật Bản là khách hàng lớn nhất cho kinh doanh phát triển phần mềm. Ở đây có nhiều điểm khác với việc các doanh nghiệp của Ấn Độ lấy châu Âu làm thị trường chính, nên nó sẽ là lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản”.

Đơn giá man month của lập trình viên Việt Nam cho thị trường Nhật Bản là từ 150.000~250.000 yên. Chỉ bằng 1/2 Ấn Độ, và 2/3 so với Trung Quốc. Hơn nữa, ông Kondo Noboru, người rất am hiểu về IT Việt Nam đã nhấn mạnh rằng: “Điều hấp dẫn hơn cả giá cả, đó chính là sức trẻ”. Ông Okamoto Susumu, Giám đốc của TIS, một công ty mới bắt đầu phát triển offshore vào Việt Nam bày tỏ hy vọng rằng: “Việc phát triển offshore cũng có ý nhằm giảm bớt rủi ro khi tập trung quá nhiều vào Trung Quốc, và mong muốn có thể hoạt động hiệu quả cùng với một Việt Nam đang tăng trưởng vượt bậc”.

Tạo dựng nên ngành IT của VN như vậy chính là những thanh niên trẻ chưa đầy 30 tuổi. Tổng dân số của VN là hơn 83 triệu người, bằng khoảng 2/3 so với Nhật. Hơn 60% dân số của VN là dưới độ tuổi 30, nhiều hơn 1 triệu người so với Nhật Bản. Cả nước luôn tràn đầy nhiệt huyết của giới trẻ.

Đối với họ, kỹ sư phần mềm là nghề rất được ưa chuộng thuộc trong Top 3 nghề được yêu thích nhất sánh ngang với kiến trúc sư. Những kỹ sư trẻ với ý chí “thông qua việc phát triển phần mềm, mong muốn được cống hiến cho sự phát triển của ngành IT”, “muốn được làm giàu cho tổ quốc” đều hướng đến các công ty phát triển phần mềm. Như phần đầu đã đề cập, FPT Software chính là một công ty điển hình.

FPT- một ngôi sao hàng đầu

Hầu hết các kỹ sư phần mềm của VN đều xuất thân từ những người thuộc ban khoa học tự nhiên như công nghệ phần mềm. Trong đó, đặc biệt là FPT Software, công ty đang nắm giữ nguồn nhân lực tài năng.

Revenue của công ty trong năm 2006 là 1.98 tỷ yên (1 USD = 120 yên). Trong 3 năm qua, tăng 8.6 lần. Trung bình hàng năm công ty tăng trưởng hơn 200%.

Yếu tố chính tạo nên sự tăng trưởng nhảy vọt đó chính là do các doanh nghiệp Nhật Bản, khách hàng lớn nhất của công ty, tăng số lượng đặt hàng. Gần 60% doanh thu của công ty là từ thị trường Nhật Bản. Hệ thống uỷ thác bao gồm nhiều mảng như phát triển hệ thống Web , phát triển Middle Ware • Test, phần mềm nhúng có sử dụng Java và .NET.

Cụ thể hơn, ngoài việc đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển dự án quy mô 100 người cho Hitachi Engineering, công ty còn luôn đảm bảo nguồn nhân lực hơn 20 người cho khách hàng TIS. Công ty cũng đang làm việc với các Vendor lớn như NEC, NTT Data, Toshiba Solution. Ông Tanaka Makoto, giám đốc cục xúc tiến đặt hàng nước ngoài , phòng Basic System của NTT Data cho biết: “Là người chịu trách nhiệm offshore với các Vendor lớn, không ai lại không biết FPT Software”. Không chỉ Vendor mà công ty cũng đang nhận hàng trực tiếp từ các User như Nissen, Sanyo Denki.

Theo ông Trương Gia Bình, giám đốc kiêm CEO của tập đoàn FPT, công ty mẹ của FPT Software: “Chúng tôi đang làm việc với khoảng 15 khách hàng Nhật Bản chính, là các Vendor và các User lớn. Lượng đặt hàng từ các công ty tăng mạnh hàng năm”.

Ngoài 20 tuổi, với 30 staff, hăng say học tiếng Nhật

Nền tảng để có thể thu hút được ngày càng nhiều đơn đặt hàng chính là đội ngũ các kỹ sư ưu tú. Anh Nguyễn Hải Long hiện đang là Project Manager trong FPT Software chính là một người như vậy. 29 tuổi, hiện đang là người chịu trách nhiệm cho các dự án ở Việt Nam, phát triển hệ thống cho khách hàng Nhật Bản. Dưới anh đang có khoảng 30 engineers.

Ở FPT, sau khi vào công ty khoảng 2, 3 năm thì trở thành Leader của một nhóm kỹ sư. Trong số những Project Manager như anh Long, thì có người trẻ nhất là 26 tuổi. Vì số kỹ sư hơn 30 tuổi rất ít nên có nhiều cơ hội thăng tiến.

Cách tiến hành công việc của FPT Software thông thường là: sau khi kết thúc phần phân tích các yêu cầu chủ yếu, các Vendor ở Nhật và các Bridge SE của FPT sẽ tiến hành thiết kế cơ bản, thiết kế chi tiết tại Nhật. Sau đó sẽ làm Coding và UnitTest • Intergration Test ở VN, rồi giao sản phẩm cho Vendor của Nhật. Với trọng tâm là các Bridge SE, sẽ tiến hành hỗ trợ SystemTest tại Nhật. Cũng có trường hợp cử các kỹ sư đến các cơ sở phát triển của các Vendor trong nước, hoặc cử họ đi onsite để tham gia vào các Project.

Dù rất xuất sắc về mặt kỹ thuật, nhưng số người nói được tiếng Nhật trong công ty chưa nhiều. Vì thế, FPT tiến hành phát triển hệ thống có sử dụng phiên dịch gọi là “Communicator”. Cùng với các Bridge SE, các communicator sẽ tham gia vào các buổi họp với khách hàng Nhật, ngoài việc dịch tiếng Nhật và tiếng Việt, họ còn phải dịch specifications, bản thiết kế nhận từ khách hàng sang tiếng Việt.

Bắt đầu tuyển dụng các kỹ sư vừa tốt nghiệp

Đối với FPT, công ty luôn coi khách hàng Nhật Bản là quan trọng nhất, thì việc đảm bảo tiếng Nhật của các kỹ sư là vấn đề lớn. Để mở rộng hoạt động hướng tới thị trường Nhật, công ty đã lập kế hoạch tăng số kỹ sư hiện tại từ hơn 1500 người đến 5000 người vào năm 2008. Tuy nhiên, “những người đáp ứng điều kiện như vậy vẫn chưa có” (Bình CEO). Nếu chỉ với chế độ giáo dục như hiện tại, thì chắc chắn rằng khoảng 2 đến 3 năm sau sẽ bị thiếu nguồn nhân lực.

Do đó, tháng 1 năm nay, FPT đã thực sự bắt tay vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Công ty đã thành lập Đại học FPT đào tạo IT và tiếng Nhật trong vòng 4 năm. Trường đại học với thương hiệu FPT, một tập đoàn lớn nhất Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm ngay từ năm thứ nhất. Không chỉ ở Hà Nội, mà từ khắp nơi trong cả nước, 1871 học sinh đã tập trung lại để thi với mơ ước trở thành kỹ sư của FPT.

Đối với những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh, FPT sẽ trao học bổng hơn 1,3 triệu Yên, gấp hơn 40 lần so với lương khởi điểm của các kỹ sư phần mềm. Vì tương lai phát triển của FPT, công ty không hề ngần ngại đầu tư cho giới trẻ trong độ tuổi 18, mà tích cực đào tạo nên những kỹ sư xuất sắc cho thị trường Nhật.

Có 299 em đã đỗ vào trường với tỷ lệ cạnh tranh là hơn 6 lần. Một học sinh năm thứ nhất đã nói về ước mơ, động cơ của mình: “Trong giờ học hồi cấp III, lần đầu tiên em được tiếp xúc với máy tính. Và em đã mong muốn là sẽ trở thành kỹ sư phần mềm. Kể từ khi đó, em luôn ấp ủ mơ ước được làm việc tại FPT, công ty lớn nhất Việt Nam.” Em này còn cho biết, em đã không màng đến việc đã đỗ vào Đại học Bách Khoa, mà sẵn sàng dự thi vào Đại học FPT. Từ một tỉnh cách Hà Nội 100 km về phía Nam, em học sinh này đã lên Hà Nội, và bắt đầu một cuộc sống mới cùng với 4 người bạn khác trong một căn hộ thuê 4,200 yên 1 tháng.

Số lượng kỹ sư phần mềm của Việt Nam là 30.000 người, một con số vẫn còn ít ỏi. Nhưng đội ngũ kỹ sư dự bị, chính là những sinh viên đại học đang có xu hướng gia tăng mạnh. Số lượng các trường đại học có đào tạo IT ngày càng tăng, hiện tại có hơn khoảng 160 trường. Khoảng 2 hoặc 3 năm trước, số sinh viên IT tốt nghiệp hàng năm là gần 5000 người, nhưng hiện tại thì cũng có tài liệu cho biết là khoảng 9000 người.

Sinh viên Đại học FPT

Sinh viên Đại học FPT không có thời gian để chơi

Thành lập vào tháng 1 năm nay, Đại học FPT ngoài việc đào tạo IT và tiếng Nhật còn chú trọng đào tạo nhân cách để sinh viên có thể trở thành những Engineer thành đạt. Cụ thể đó là khả năng học hỏi không ngừng, tinh thần làm việc theo nhóm, ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách. Bởi lẽ, những kỹ sư làm việc trong ngành có nhiều kỹ thuật phát triển nhanh chóng như ngành IT phải liên tục học hỏi những xu hướng kỹ thuật mới nhất.

Do đó, chương trình học của trường rất chú trọng vào việc rèn luyện năng lực thực tiễn. Trường sẽ không áp dụng phương pháp giáo viên giảng, sinh viên ghi một cách bị động vào trong vở, mà giáo viên sẽ giao cho sinh viên viết một phần mềm cụ thể và đưa ra gợi ý: “để thực hiện được phải sử dụng lý thuyết này”, “điểm chú ý là ở chỗ này”. Sau đó học sinh phải tự viết, tự suy nghĩ. Nhà trường sẽ đưa nhiều bài tập làm theo nhóm, và tạo nhiều cơ họi để sinh viên có thể tham gia vào các dự án phát triển hệ thống thực tế tại các công ty.

Để có thể mài giũa năng lực thực tiễn cho sinh viên, số lượng giờ học tăng gấp 3 lần so với các trường khác. Bài tập cũng sẽ rất nhiều. Có lẽ sẽ không có thời gian để chơi. Như vậy sẽ đào tạo nên được những kỹ sư “cần cù”. Các bạn sẽ hài lòng với khoá tốt nghiệp đầu tiên sau 4 năm.

Một số thông tin về các công ty Nhật bản đang sử dụng nhân lực CNTT Việt Nam

 

Tên công ty

Thông tin chính

Thành lập pháp nhân tại nước bản địa

Fujitsu

Thành lập tháng 2 năm 1999. Là công ty con 100%, Fujitsu Việt Nam có 130 kỹ sư. Với trọng tâm là phát triển hệ thống từ các doanh nghiệp của Nhật tại Việt Nam, một đến hai năm gần đây, công ty cũng đã tăng cường việc nhận đơn hàng phát triển từ Nhật. 20 kỹ sư Việt Nam đang được đào tạo tại Nhật. Dự định đạt 200 người đến 2010.

Nihon Unisys

Thông qua công ty con phát triển Nihon Unisys Solution (Usol), thành lập Usol Vietnam vào tháng 6 năm ngoái. Thực hiện các dự án phát triển, đảm bảo hệ thống thanh toán mở cho ngân hàng “Bank Vision”, hiện tại là dự án Legacy Migration. Số kỹ sư cho đến thời điểm tháng 1 hiện tại là 82 người. Đến tháng 3 năm 2009 dự tính tăng lên 500 người.

NEC Soft

Tháng 6 năm 2006, thành lập pháp nhân “NEC Solution Vietnam”. Vào thời điểm tháng 1 năm nay, có 30 kỹ sư. Thực hiện các công việc SI hướng tới các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, bán hàng dịch vụ liên quan đến sản phẩm NEC, PC Server và Security, triển khai các đơn hàng phát triển từ Nhật. Dự định đạt 190 người đến 2010.

Tháng 12 năm 2001, thành lập GABB Vietnam. Ngoài việc nhận phát triển hệ thống từ các doanh nghiệp trung gian, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đang có dự định đầu tư sang Việt Nam, công ty còn nhận phát triển từ Nhật. Đến tháng 1/2007, công ty có 93 kỹ sư. Công ty đã gửi khoảng 20 kỹ sư Việt Nam sang Tokyo và Kobe, nhằm đào tạo phương pháp phát triển hệ thống và kiến thức về nghiệp vụ của Nhật.

Mở rộng việc đặt hàng tới các Vendor ở bản địa

HitachiSoft Engineering

Thường order FPT Software các dự án phát triển có quy mô 100 người. Uỷ thác các dịch vụ Test bảo mật về phần mềm. Ông Ogawa Takeo,  tham gia hỗ trợ đào tạo kỹ sư khi trở thành cố vấn cao cấp của đại học FPT

TIS

Thường order FPT Software các dự án phát triển với quy mô trung bình 23 người (năm 2005). TIS cũng tiến hành nhiều phương pháp thúc đẩy đào tạo kỹ sư như nhận kỹ sư người Việt Nam của FPT sang đào tạo 1 năm tại Nhật, cung cấp học bổng cho lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản.

NTT Data

Ngoài FPT Software, công ty bắt đầu order các Vendor ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh với mức khoảng 300 người. Từ việc tập trung hơn 90% lượng đặt hàng Offshore (4 tỷ yên năm 2006) vào Trung Quốc, công ty đang mở rộng việc đặt hàng vào Việt Nam nhằm giảm bớt những rủi ro tại Trung Quốc.

Đến 2010 quy mô thị trường Việt Nam sẽ đạt hơn 120 tỷ yên

Chính phủ Việt Nam có dự định phát triển ngành Soft/Service đạt 127,9 tỷ yên (1$ = 120 yên) như trong biểu đồ bên cạnh. Tăng trưởng bình quân đạt 35.9% (năm 2005 đạt 30 tỷ yên). Lời phát biểu của ông Nguyễn Trọng Đường, Senior Policy Maker, Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin, Bộ CNTT và truyền thông Việt Nam cho biết khả năng tăng trưởng hơn nữa trong tương lai: “Với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 45%, Việt Nam có thể đạt đến mục tiêu 187,5 tỷ yên”.

Để đạt được mục tiêu, Việt Nam dự định tăng tỷ lệ xuất khẩu phần mềm từ 28% hiện tại lên đến hơn 40%. Việc đó có thực hiện được hay không còn phụ thuộc lượng đặt hàng các dự án phát triển hệ thống từ Nhật tăng lên như thế nào. Do đó, chính phủ ngoài việc tăng cường cơ sở hạ tầng, tuyển sinh thêm cho các khoa liên quan IT của các trường đại học, còn đẩy mạnh việc học tiếng Nhật. Cũng như việc FPT thành lập trường đại học, các IT Vendor cũng đang dốc sức đào tạo kỹ sư. Ông Đường còn nhấn mạnh rằng: “Việt Nam đang liên kết giữa ba bên: ngành công nghiệp - cơ sở đào tạo IT - chính phủ để thúc đẩy phát triển ngành phần mềm và dịch vụ”.

Bằng việc tăng cường đào tạo IT và tiếng Nhật, Việt Nam dự định tăng số kỹ sư phần mềm từ 30.000 người năm 2005 lên đến 60.000 năm 2010. Có hơn 10 Vendor cỡ lớn có hơn 1000 staff, hơn 200 công ty cỡ vừa với hơn 100 staff. Ông Đường bày tỏ hi vọng rằng với số lượng Vendor tăng lên, “sẽ phát sinh ra cạnh tranh, nhờ đó mà có thể nâng cao chất lượng hệ thống và năng suất”.

Tháng 1 năm nay, chính phủ Việt Nam đã lập ra bản Master Plan mới nhất tổng kết tất cả các kế hoạch như trên. Thời gian tới sẽ đi sâu vào chi tiết, và sẽ xem xét, thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo.

Soft

Information Service

Quy mô ngành

Kết quả 2005 (so với năm trước)

30 tỷ yên (tăng 47%) *1

Mục tiêu đến 2010 (tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm)

127,9 tỷ (tăng 35,9%) *1

Số kỹ sư phần mềm

30,000 người *1

Số công ty Soft/ Information Service

720 công ty *1

Số trường đại học có khoa về IT

Hơn 160 *1 *2

Số sinh viên tốt nghiệp ngành IT

9000 người *1 *3

 

Mới tốt nghiệp

252,000 người *1

Sơ cấp

720,000 người *1

Trung cấp

1,008,000 người *1

Cao cấp

1,584,000 người *1

Đơn giá man month của programmer

150,000 ~ 250,000 yên (=2/3 Trung Quốc; =1/2 Ấn Độ)

Số người có bằng1 kyu

375 người *4

Chú ý: 1$ = 120 yên. Những phần không có ký hiệu gì là dữ liệu năm 2005. 

*1 Nguồn: Bộ CNTT & Truyền thông
*2 Ngoài con số này ra, có khoảng 70 trường đào tạo IT không có bằng đại học
*3 Ngoài con số này ra, có khoảng 12,000 người tốt nghiệp trường đào tạo IT
*4 Xuất xứ: Hiệp hội hỗ trợ đào tạo quốc tế Nhật Bản

Owada Naotaka
(theo Nikkei Computer)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Trường đại học FPT: chỉ tiêu tuyển sinh tăng 150%FPT Telecom nhận Bằng khen đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển Internet Việt Nam
FPT-Aptech League lần I - Sáu tuần nhìn lại10 hoạt động nổi bật của FPT năm 2006
Nội san số 30 - Aptechite Mừng Xuân Đinh Hợi 2007Mừng Xuân Đinh Hợi
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11