"Tấm thảm" cho nhân tài đã thực sự "đỏ"?  
 

(Post 12/04/2008) "Tấm thảm" mà các cơ quan, doanh nghiệp trải ra dành cho những người tài đã thực sự "đỏ"? Không ít sinh viên có bằng xuất sắc vẫn không được trọng dụng. Câu chuyện "nhân tài" và "tấm thảm đỏ" bao giờ mới có hồi kết?

Các Thủ khoa tốt nghiệp ĐH là một trong những đối tượng chính của chính sách thu hút nhân tài của các địa phương. Ảnh: VietNamNet

"Bằng đỏ" xin việc vẫn...long đong

Sau khi tốt nghiệp, với tấm bằng đỏ, TH được đề nghị ở lại bộ môn làm giảng viên. Cô từ chối! "Lúc đó, lần đầu tiên trong đầu tôi có khái niệm về thị trường lao động bên ngoài và tôi cũng muốn thử sức." - TH kể.

Cô tự tin đi tìm việc. "Đầu tiên là một công ty nhỏ, đúng chuyên ngành của tôi. Nhưng họ từ chối. Bởi họ nghĩ với tấm bằng đỏ, tôi sẽ có tham vọng đi du học, trong khi họ cần một nhân viên làm việc lâu dài". TH tiếp tục nộp đơn vào 2 công ty khác, khá giống với công ty đầu, cô được nhận nhưng vì nhiều lý do (chủ yếu là do lương thấp và công việc nhàm chán) cô quyết định ra đi.

"Đến công ty thứ 4, công việc ban đầu khá thú vị, nhưng sau 2 tuần tôi cảm thấy thất vọng. Chủ công ty là những người đã về hưu, họ không có khát vọng tiến xa. Tôi quyết định xin thôi việc".

Công ty thứ 5 - liên doanh với Singapore, có lời đề nghị khá hấp dẫn (tiền lương gấp 5 so với mức lương TH sẽ được hưởng, nếu ở lại trường).

Trước khi đi phỏng vấn, TH tìm hiểu rất kỹ lưỡng những thông tin của công ty trên trang web của họ. "Ấn tượng đầu tiên, trong cuộc phỏng vấn, họ cho tôi thấy tương lai của công ty cũng như tương lai của tôi trong đó, nếu tôi vào làm. Có điều, họ cảnh báo tôi là dù tôi có bằng đỏ thì chắc chắn họ sẽ vẫn đào tạo lại trong 3 tháng đầu. Quả thật đúng như vậy, 3 tuần đầu tôi là người học việc. Sắp tới tôi sẽ phải sang Philippines tập huấn 1 tuần, kinh phí hoàn toàn do công ty tài trợ. Tôi rất hài lòng với công việc này".

"Tấm thảm đó" = vài chục triệu +...?

Đó là một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc đi xin việc, cũng bình thường như bất kỳ một tân kỹ sư, cử nhân nào khác: cũng nộp hồ sơ, cũng thất bại, cũng trăn trở, và cuối cùng tìm được một công việc phù hợp với nguyện vọng.

Điều đặc biệt là đã không hề có một "tấm thảm đỏ" nào được trải ra như người ta vẫn tưởng.

"Khi còn sinh viên, chúng tôi rất thiếu thông tin. Nhà trường không hề có bộ phận chuyên trách trong việc giúp đỡ sinh viên tìm việc. Ở đâu trải thảm thì tôi không biết." - TH tỏ ra khá ngạc nhiên.

Thực tế cho thấy, các công ty tư nhân không "trải thảm đỏ" đón mời bất kỳ ai. Mỗi công ty đều có chính sách phát triển nhân sự riêng, phù hợp với thị trường lao động. Và nhiều khi, mác "nhân tài" lại là điểm bất lợi cho các ứng viên (trường hợp công ty đầu tiên từ chối TH).

Nhiều công ty không "trải thảm đỏ" nhưng họ lại sẵn sàng chi những khoản tiền lớn, đúng lúc, đúng chỗ để bồi dưỡng kiến thức, hay đào tạo thêm cho những nhân viên mới (trường hợp công ty cuối cùng mà TH đang làm).

"Tôi cũng có nghe đâu đó, một số cơ quan nhà nước hứa thưởng ngay vài chục triệu để thu hút những tiến sỹ, thạc sỹ hay các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Nhưng cái chúng tôi cần lại không phải như vậy. Chúng tôi cần một công việc có lương ổn định và một môi trường làm việc hiệu quả. Song điều này, các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm được." - TH bình luận.

Nhân tài và triết lý giáo dục

Cách đào tạo nguồn nhân lực ở phương Tây có phần khác với Việt Nam. Họ có phần khiêm tốn khi chỉ muốn đào tạo ra những công dân có trách nhiệm và có khả năng tự chủ cao trong công việc. Tức là những người có tiềm năng đóng góp cho xã hội, còn việc họ có thành nhân tài hay không thì chỉ có thời gian trả lời được.

Đó là một triết lý phù hợp với thực tế.

Bởi cả bản thân những người như TH cũng không thích bị gọi là nhân tài. TH từ chối nêu tên thật của mình cũng để tránh những phiền phức không đáng có.

Gần đây, một số bài báo đưa tin, có nhân tài sau khi được "trải thảm đỏ" mời vào cơ quan nhà nước với mức thưởng hậu hĩnh ban đầu, cuối cùng cũng phải khăn gói ra đi chỉ sau vài tháng thử việc khi bị soi sét và chú ý nhiều hơn mức cần thiết. Và chừng nào, chúng ta còn luấn quấn với khái niệm "nhân tài", "tấm thảm đỏ", hay những khẩu hiệu to tát nhưng xa vời thực tế thì chúng ta sẽ vẫn còn khó khăn trong việc giải quyết bài toán nhân sự.

Văn Hiệp
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Dấu ấn Việt ở CambridgeĐưa nguồn mở lên "bệ phóng" chiến lược phát triển phần mềm!
Bộ Thông Tin - Truyền Thông xây dựng chính sách XNK phần mềm, nội dung sốHiến kế nâng cao năng lực cạnh tranh CNTT: Ứng dụng CNTT thiếu đường lối lâu dài
Các "bô lão" đề xuất Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo CNTTViệt Nam thuộc top 30 điểm đến của giới IT nước ngoài
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11