Các ĐH Mỹ cuốn vào làn sóng đầu tư ra nước ngoài  
 

(Post 25/06/2008) Sở hữu hệ thống giáo dục ĐH được cả thế giới “thèm muốn”, các trường ĐH Hoa Kỳ đang tích cực mở chi nhánh và chương trình đào tạo ở những thị trường bùng nổ khắp thế giới. Trong làn sóng xuất khẩu giáo dục này, lợi ích và rủi ro được chia cho cả 2 bên, Hoa Kỳ và nước chủ nhà.

Chi nhánh Qatar của ĐH George. Ảnh: NYT

Giáo dục ĐH Hoa Kỳ: Mặt hàng xuất khẩu quan trọng

Khi John Sexton, Chủ tịch ĐH New York lần đầu gặp Omar Saif Ghobash, một nhà đầu tư đang cố gắng dụ dỗ ông ta mở 1 chi nhánh trường ở Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, ông Sexton không dám chắc về kế hoạch này nên đòi 1 khoản tiền trị giá 50 triệu USD.

“Đó là khoản tiền đặt cọc. Nếu ông tài trợ 50 triệu đô, chúng tôi sẽ xem xét nghiêm túc.” – ông Sexton nói – “Đó là cách để thử thiện ý.” Cuối cùng, số tiền này đã được chính quyền Abu Dhabi duyệt chi.

Từ lâu, ông Sexton đã cam kết sẽ mở rộng sự có mặt của ĐH New York trên toàn cầu, tăng cường chi nhánh ở nước ngoài, mở chương trình ở Singapore, tìm kiếm đối tác ở Pháp. Nhưng kế hoạch mở 1 trường trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn ở vịnh Ba Tư vào năm 2010 là hoành tráng hơn cả. Ông Sexton đã không ngừng nói về những tưởng tượng về dòng chảy giáo sư và SV giữa New York và Abu Dhabi.

Hệ thống giáo dục ĐH Hoa Kỳ vốn dĩ vẫn được cả thế giới “thèm muốn” đang là 1 mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi ngày càng nhiều trường ĐH đưa chương trình giảng dạy ra nước ngoài.

Trong cuộc đua giáo dục, các trường ĐH Hoa Kỳ đang phải cạnh tranh để thành lập các chi nhánh ở những nước mà cơ hội được học ĐH còn hạn chế. Không quan tâm tới Úc hay Anh – những nước cũng đào tạo bằng tiếng Anh, các trường ĐH Hoa Kỳ đang bắt đầu hoặc mở rộng hàng trăm chương trình và đối tác ở những thị trường bùng nổ như Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore.

Và những chi nhánh chính thức ở nước ngoài đang được xây dựng, đặc biệt là ở khu vực nhiều dầu mỏ Trung Đông. Hiện nay, SV ở vùng Vịnh Ba Tư của Qatar có thể theo học 1 trường ĐH Hoa Kỳ mà không phải chịu phí tổn cao, shock văn hóa hay vấn đề visa hậu 11/9.

“Mục tiêu mà các trường theo đuổi hiện nay là trở thành những trường ĐH toàn cầu.” – Howard Rollins, cựu giám đốc chương trình quốc tế của ĐH Công nghệ Georgia, trường đã mở các chương trình ở Pháp, Singapore, Italy, Nam Phi, Trung Quốc và sắp tới là Ấn Độ, cho biết – “Chúng ta sẽ có thêm nhiều trường ĐH cạnh tranh quốc tế để thu hút các nguồn lực, giảng viên và SV giỏi.”

Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, quốc tế hóa trở thành ưu tiên bậc cao ở hầu hết các trường ĐH để chuẩn bị cho SV bước vào 1 thế giới toàn cầu hóa và giúp giảng viên cập nhật kiến thức.

Các chương trình giảng dạy ở nước ngoài có thể giúp các trường ĐH Hoa Kỳ tăng danh tiếng, xây dựng quan hệ quốc tế và thu hút những tài năng nghiên cứu hàng đầu, những người có thể đem lại tài trợ và cho ra đời những phát minh mới cũng như lôi kéo thêm nhóm SV đóng tiền khi mà số lượng thanh niên trong độ tuổi học ĐH ở Hoa Kỳ có nguy cơ giảm sút.

Ngay cả các trường ĐH công với nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo SV nội địa cũng đang cố thiết lập uy tín toàn cầu trong khuôn khổ tài chính hạn hẹp.

Một phần khác là vấn đề danh tiếng. Từ lâu, các trường ĐH Hoa Kỳ đã phải lo lắng về thứ hạng trên các bảng xếp hạng. Họ còn phải lưu tâm tới cả những bảng xếp hạng của Phụ trương Giáo dục ĐH Times (Anh) hay Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).

Nhu cầu từ nước ngoài rất lớn. Ở ĐH Washington, 1 nhà quản lý phụ trách chương trình nước ngoài cho biết mỗi tuần bà nhận được 1 dự án mới.

Một lớp học "kiểu Mỹ" ở vùng vịnh. Ảnh: NYT

Có “lệch pha” giữa các nền văn hóa?

Thông thường, các trường ĐH hàng đầu xây dựng sự hiện diện quốc tế thông qua các địa điểm học tập ở nước ngoài, đối tác nghiên cứu, trao đổi giảng viên và chương trình cấp bằng chung với trường ĐH nước ngoài. ĐH Yale có hàng chục chương trình hợp tác nghiên cứu với các ĐH của Trung Quốc.

Những chi nhánh ở nước ngoài với các tiêu chuẩn và bằng cấp tương tự với trường chính là 1 hiện tượng mới hơn và liều lĩnh hơn. Chủ tịch ĐH Penssylvania Amy Gutmann chia sẻ: “Rủi ro có thể là chúng ta không thể cung cấp chất lượng giáo dục tương tự như trường chính, đồng thời làm giảm đi sức mạnh của đội ngũ giảng viên tại trường chính.”

Trong khi các trường ĐH mở chi nhánh ở nước ngoài khăng khăng khẳng định rằng họ cung cấp chất lượng giáo dục ngang với ở Hoa Kỳ thì nhiều giảng viên được tuyển lại là người địa phương với nền tảng ngắn hạn.

Và đương nhiên, sự ra đời của các chi nhánh nước ngoài này đã đặt ra một loạt câu hỏi cơ bản như: Các chương trình học có thể chuyển tải hết các giá trị và văn hóa Hoa Kỳ hoặc quốc gia chủ nhà hay không? Liệu người dân Mỹ có chịu đóng thuế để chi trả 1 phần cho những SV nước ngoài không? Điều gì sẽ xảy ra nếu quan hệ giữa Hoa Kỳ và nước chủ nhà xấu đi? Và liệu chính những chi nhánh quốc tế đang chia sẻ bí quyết Hoa Kỳ có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Hoa Kỳ không?

Aisha Ravindran, 1 giáo sư Ấn Độ trước kia chưa từng có mối liên hệ nào với ĐH Geogre Mason, 1 trường ĐH công ở Hoa Kỳ, nhưng nay đang giảng dạy ở chi nhánh Ảrập của trường.

TS Ravindran sử dụng slides giống nhau và đề nghị 1 loạt những điều cấm kỵ bất thành văn để truyền bá mô hình lý tưởng về kinh doanh đa dạng của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, có 1 sự lệch pha giữa chương trình giảng dạy kiểu Hoa Kỳ với văn hóa địa phương. Ở 1 đất nước mà quan hệ tình dục đồng tính là phạm pháp, TS. Ravindran đề nghị sử dụng từ “bạn đời” thay cho “chồng hoặc “vợ”. Ở 1 đất nước mà nhà thờ hồi giáo (mosque) có mặt khắp nơi, TS. Ravindran khuyên các SV nên tránh sử dụng từ “nhà thờ” công giáo (church) mà thay bằng “nơi thờ tự”.

SV thì thích thú với những lớp học nhỏ, đa dạng và thân thiện. Ký túc xá cũng “rất Mỹ”. Nhiều SV ca ngợi cách giáo dục của George Mason mà theo họ là khác hẳn với cách họ được học ở phổ thông.

“Ở các trường địa phương ở Abu Dhabi, chúng tôi được dạy những gì giáo viên nói, những gì viết trong sách, nhưng ở đây chúng tôi được hỏi và được trả lời.” – Mona Bar Houm, 1 SV Palestine lớn lên ở Abu Dhabi chia sẻ.

Nhưng quan trọng nhất là có được tấm bằng Mỹ. “Chẳng cần phải là Harvard, chỉ cần 1 tấm bằng Mỹ là quá tốt rồi.” Abdul Mukit, 1 SV kinh tế cho biết.

Xuất khẩu giáo dục: Lợi hay thiệt?

“Nhiều nhà giáo dục đang cố biện minh rằng sự hiện diện của mình thể hiện sự rộng lượng và cảm thông, nhưng trên thực tế, các chương trình của họ chỉ nhằm mục đích kiếm tiền.” – Nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang California Dana Rohrabacher chỉ trích làn sóng hướng ngoại.

David J. Skorton, Chủ tịch ĐH Cornell, ngược lại, khẳng định rằng toàn cầu hóa giáo dục mang lại lợi ích cho Hòa Kỳ: “Giáo dục ĐH là tài sản ngoại giao quan trọng nhất mà chúng ta có. Tôi tin rằng các chương trình này thực sự có thể giảm bớt xung đột xung đột giữa các nước và các nền văn hóa.”

Hầu hết các chi nhánh nước ngoài đều chỉ cung cấp 1 phần nhỏ của giáo dục ĐH Hoa Kỳ, hầu hết đều tập trung vào kinh tế, khoa học, kỹ thuật và máy tính.

Kỹ thuật là lĩnh vực được ưa chuộng nhất. Vì thế mặc dù Viện Công nghệ New York không phải 1 trong những trường ĐH hàng đầu Hoa Kỳ nhưng nó vẫn đi đầu trong toàn cầu hóa với những chương trình ở Bahrain, Jordan, Abu Dhabi, Canada, Brazil và Trung Quốc.

Một số nhà lập pháp đang lo lắng về sự ảnh hưởng của làn sóng nước ngoài tại chính Hoa Kỳ. Ông Rohrabacher, 1 nhà lập pháp ở California, cảnh báo: “Tôi là 1 trong số những người tin tưởng rằng Hoa Kỳ cần xem xét cẩn thận vì chính lợi ích của mình. Một mặt chúng ta gửi giáo sư ra nước ngoài và tiến hành các chương trình trao đổi thực sự có ý nghĩa, mặt khác cũng phải đối diện với những vấn đề khi điều hành chương trình giáo dục ở nước ngoài.”

Nhưng nghị sỹ Đảng Dân chủ bang Washington Brain Baid lại phản bác: “Nếu các trường Hoa Kỳ không làm vậy thì sẽ có trường khác làm. Tôi cho rằng chúng ta được mời đến vẫn tốt hơn bị đuổi đi.”

Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ lo ngại rằng các chi nhánh nước ngoài sẽ làm xói mòn 1 tài sản quý giá của Hoa Kỳ - đó là số lượng lớn các nhà lãnh đạo thế giới từng học tập tại Hoa Kỳ.

Lan Hương (theo The New York Times)
(nguồn VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Chân dung “ông trùm” thương mại điện tử Trung QuốcSV và doanh nghiệp "chấm điểm" trường ĐH
Việt Nam chưa thể trông mong vào thế hệ trẻ?850 triệu USD đầu tư cho giáo dục từ 2008-2010
Xây dựng đề án chiến lược để VN có giải NobelGiảm vốn đầu tư nước ngoài vì nhân lực IT quá yếu
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11