Giảm vốn đầu tư nước ngoài vì nhân lực IT quá yếu  
 

(Post 24/05/2008) “Việt Nam có thể sẽ mất rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu nhân sự ngành IT không được cải thiện”, đó là khẳng định của ông Đỗ Trung Tá, Trợ lý về Công nghệ Thông tin của Thủ Tướng Chính Phủ, trong cuộc hội thảo về báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Theo ông, chất lượng nhân sự ngành IT còn nghèo nàn và chất lượng giảng dạy dường như còn nghiêm trọng hơn những con số mà Ngân hàng Thế giới đã đưa ra.

Thông tin trên được đăng tải trên trang web của Trung tâm thông tin Phi chính phủ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam VUFO-NGO. Theo đó, chất lượng, không phải là số lượng, đang gây trở ngại cho việc cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề để mở rộng ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam. Theo cuộc khảo sát 200 doanh nghiệp đào tạo và ứng dụng phần mềm IT của TP.HCM, số sinh viên tốt nghiệp đang tìm kiếm việc làm cao gấp 5 lần nhu cầu nhân lực trong ngành IT. Số sinh viên thất nghiệp đang là tình trạng báo động.

Cả nước có 13 trường đại học và học viện chuyên đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngành IT; 230 trường đại học và cao đẳng có chuyên khoa IT và 88 trường dạy nghề có đào tạo chứng chỉ IT quốc tế. Nếu tất cả các trường đại học, cao đẳng trên đào tạo có hiệu quả thì hằng năm, Việt Nam sẽ có hơn 10.000 nhân viên IT có tay nghề.

Tuy nhiên, theo báo cáo tháng trước của Ngân hàng Thế giới, 60% số sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại khi họ bắt đầu ra trường và đi làm. Đôi khi con số này còn tăng lên đến 80-90%.

Báo cáo này có tham khảo kinh nghiệm trong tuyển dụng của Renesas, nhà sản xuất và thiết kế chip quốc tế. Nếu cần 500 nhân viên IT có tay nghề, nhưng sau 2 năm quảng cáo, chỉ có thể tìm được 60 nhân viên phù hợp trong 1000 ứng viên.

Trong 1.965 sinh viên được Intel kiểm tra, chỉ có 320 sinh viên đạt kết quả ở mức chấp nhận được và chỉ có 90 sinh viên có kết quả bài test đạt trên 60%.

Ông Jean Pierre Achouche, Giám đốc France Telecom Viet Nam cho rằng sự khan hiếm nguồn nhân lực IT có tay nghề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

Thất bại trong việc cung ứng nguồn nhân lực IT đóng góp thêm vào sự thiếu tiêu chuẩn chung về chất lượng và bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Giáo viên thì thừa nhưng họ lại thiếu kĩ năng – đặc biệt là Tiếng Anh và Tiếng Nhật. Số giảng viên có bằng tiến sĩ rất ít.

Trợ lý về Công nghệ Thông tin của Thủ Tướng Chính Phủ, ông Đỗ Trung Tá, phát biểu trong cuộc hội thảo về báo cáo của NHTG: “Chất lượng nhân sự ngành IT còn nghèo nàn và chất lượng giảng dạy dường như còn nghiêm trọng hơn những con số mà Ngân Hàng Thế Giới đã đưa ra”. Ông Đỗ Trung Tá cùng với những thành viên khác trong cuộc hội thảo cũng đã cảnh báo: “Việt Nam có thể sẽ mất rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu nhân sự ngành IT không được cải thiện”.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Quản lý nhân sự ngành IT cần phải được đào tạo để đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân sự IT có tay nghề cho TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng từ năm 2010”.

Mặt khác, ông cho biết, cam kết với các nhà đầu tư quốc tế sẽ bị ảnh hưởng. Dòng đầu tư các dự án IT vẫn chảy về nhưng gặp phải trục trặc. Các nhà đầu tư quốc tế buộc phải tạm hoãn để chờ sự nâng cấp trong khâu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề.

Trần Anh
(theo VTV.vn)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ cất cánh?Công ty Mỹ muốn tăng cường "phần mềm" của lao động VN
"Việt Nam không thiếu sinh viên đẳng cấp quốc tế"Cha đẻ Java: "Thật chán nếu biết sẽ thành công"
Chất lượng nhân lực VN: Xếp thứ 11/12 nước châu ÁCách "kiếm tiền" và "tiêu tiền" của ĐH Mỹ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11