Cha đẻ Java: "Thật chán nếu biết sẽ thành công"  
 

(Post 10/05/2008) Tác giả ngôn ngữ lập trình mã mở James Gosling ưa mạo hiểm và sẵn sàng chọn những thứ không chắc chắn. Ông chưa bao giờ lặp lại các món từng ăn trong một nhà hàng vì nó thể hiện sự thiếu sáng tạo.

James Gosling

"Bạn lỡ ăn phải một món không hợp khẩu vị và từ lần sau, bạn luôn chọn thứ mà bạn thấy an toàn. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, sự đổi mới đồng nghĩa với việc tảng lờ thất bại của quá khứ, vô lo trước thử thách và chớ tưởng tượng ra những hậu quả tiêu cực", Gosling nói.

Theo ông, mọi cố gắng sẽ trở nên nhàm chán nếu người ta biết trước kế hoạch đó sẽ thành công: "Đi chệch hướng cũng chẳng sao, bạn sẽ rút ra kinh nghiệm hữu ích. Cần học cách tin những người có ý tưởng điên rồ bởi họ luôn có những lời nhận xét sâu sắc và thú vị nhất".

Như nhiều chuyên gia IT khác, Gosling, 52 tuổi, là người hiểu biết, thân thiện và phóng khoáng. Ông làm việc cho Sun Microsystems từ năm 1984 đến nay vì "tại đó luôn có vô số vấn đề hóc búa cần được giải quyết và 'sự điên rồ' đã trở thành văn hóa công ty". Nhân viên của Sun là "những gã gàn dở và cởi mở nhất hành tinh. Họ sẵn sàng chia sẻ bí mật với khách hàng và đối thủ".

Gosling cho rằng những ai dám mạo hiểm cần được khen thưởng và không bị khiển trách nếu thất bại. Sai lầm lớn nhất của con người là thiếu tin tưởng vào chính mình. Đổi mới mang đến điều thú vị và khác lạ, nhưng đổi mới chỉ xuất hiện khi người ta biết chấp nhận thử thách và mất mát.

Cũng theo Gosling, điểm hấp dẫn nhất của thế giới web chính là sự không thể đoán trước được. Web cho phép xây dựng bất cứ thứ gì trên đó. Câu hỏi đặt ra không phải là bạn sử dụng công nghệ nào và tốn bao nhiêu công sức mà là liệu có ai thấy sản phẩm đó cuốn hút hay không.

James A. Gosling sinh ngày 19/5/1955 tại Calgary (Canada). Ông nhận bằng kỹ sư khoa học máy tính năm 1977 và trở thành tiến sĩ năm 1983. Ông viết ngôn ngữ lập trình Java năm 1991.

Ông còn xây dựng các hệ thống thu nhận dữ liệu từ vệ tinh, phiên bản đa lõi cho máy chủ Unix, hệ thống mail và chương trình quản lý các cửa sổ. Gosling cũng là tác giả công cụ biên tập WYSIWYG (what you see is what you get - thấy gì có nấy, tức người sử dụng trình bày thế nào trong trình biên tập thì nội dung hiển thị trên trang sẽ giữ nguyên như thế).

Hải Nguyên
(theo The Age)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Chất lượng nhân lực VN: Xếp thứ 11/12 nước châu ÁCách "kiếm tiền" và "tiêu tiền" của ĐH Mỹ
Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 4: Quản lý "thủ công" sẽ bóp méo hệ tín chỉHệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 3: Hệ tín chỉ: “Viết lại một quyển niên giám”
Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 2: “Thầy diễn thuyết trò nghe” vẫn có chất lượng cao?Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 1: Hệ tín chỉ và các yêu cầu tối thiểu trong ĐH ở Mỹ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11