Cách "kiếm tiền" và "tiêu tiền" của ĐH Mỹ  
 

(Post 03/05/2008) Mặc dù có mức học phí cao nhất nước Mỹ, 37.067 USD năm học 2007-2008, nhưng chính sách tài chính đặc biệt của ĐH George Washington đã giúp trường lọt vào Top 50 trường kết hợp được “giáo dục tuyệt hảo với giá trị kinh tế nổi bật” do tạp chí tài chính hàng đầu Kiplinger’s Personal Finance bình chọn. Trong chuyến thăm ngắn ngày tới Việt Nam, GS.TS Jeffrey Lenn, Phó Hiệu trưởng đã chia sẻ những kinh nghiệm quản lý tài chính của trường.

ĐH George Washington là trường ĐH thu học phí cao nhất nước Mỹ nhưng cũng có chính sách hỗ trợ tài chính tốt nhất cho SV. Ảnh: wikipedia.

Học phí kỷ lục, học bổng tối đa

Học phí của ĐH George Washing hiện đang giữ “kỷ lục” ở Mỹ và liên tục tăng hàng năm theo tốc độ lạm phát, tăng tới 58% trong 7 năm qua. Mùa thu năm 2008, học phí của trường sẽ tiếp tục tăng lên 3%, tương đương với mức lạm phát của nền kinh tế Mỹ.

Sự tăng học phí này được tính toán rất kỹ nhằm đáp ứng được những chi phí cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện giá cả tăng theo từng năm.

Tháng 10 hàng năm, Hội đồng trường họp để quyết định mức học phí của năm học sắp tới. Mục tiêu của các cuộc họp này là thảo luận để đưa ra mức học phí phù hợp. Các chương trình học đều được mang ra “mổ xẻ” để xác định có cần thiết phải mở rộng hoặc tăng cường hay không và chi phí đi kèm dự kiến là bao nhiêu.

SV đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thảo luận này bởi họ sẽ giúp trường cân bằng giữa nhu cầu thực tế, việc nâng cao chất lượng học tập với giảm thiểu chi phí phát sinh.

GS.TS Jeffrey Lenn, Phó Hiệu trưởng ĐH George Washington nhấn mạnh: “Nếu nhìn vào học phí tăng theo hàng năm thì quả thực trường chúng tôi là đắt nhất. Nhưng nếu nhìn vào chính sách học phí cố định, có nghĩa là SV chỉ phải đóng mức học phí cố định ngang với học phí năm đầu tiên nhập học cho 4 hoặc 5 năm tiếp theo, thì không quá đắt.”

GS Lenn phân tích rằng trong kinh tế học, mức học phí này được gọi là “giá trị hiện tại ròng” (net present value). Có nghĩa là muốn thu được giá trị kỳ vọng trong tương lai thì cần 1 khoản đầu tư trong 1 khoảng thời gian nhất định

Ông nhấn mạnh: “Ở Mỹ, khi SV và phụ huynh trả tiền học, họ đòi phải nhận được giá trị tốt nhất tương ứng.”

Là trường có học phí cao nhất nhưng đồng thời cũng là trường có mức hỗ trợ tài chính cho SV lớn nhất nước Mỹ, hàng năm, hơn 50% SV của ĐH George Washington được nhận học bổng dựa trên kết quả học tập và tình hình tài chính của gia đình.

Trung bình mỗi học bổng trị giá tới hơn 20.000 USD/năm. Riêng năm học 2008-2009, trường dự định sẽ hỗ trợ 118 triệu USD cho SV bậc ĐH.

GS Jeffrey Lenn cho biết: “Chúng tôi hỗ trợ SV qua 1 loạt chính sách tài chính như cấp học bổng, cho vay, trợ cấp, giải thưởng…”

ĐH George Washington hỗ trợ tài chính cho SV từ nhiều thành phần khác nhau, xét trên phương diện địa lý, văn hóa, tôn giáo, kinh tế. Dựa trên đơn xin miễn giảm học phí, hồ sơ cá nhân và bảng thống kê thuế do SV gửi tới, 1 ban xét duyệt của trường sẽ tính tới nhiều yếu tố như thu nhập gia đình, số trẻ em hoặc người phụ thuộc trong độ tuổi đi học, độ tuổi của cha mẹ, mức sống tối thiểu… để xác định SV có thuộc diện được hỗ trợ tài chính không. Những yếu tố đặc biệt như cha mẹ đột nhiên thất nghiệp hoặc thiên tai cũng được xem xét.

Hàng năm, trường cử rất nhiều cán bộ đi tới tất cả các bang của Mỹ và 1 số nước khác để tìm hiểu tình hình thực tế. Đồng thời, trường cũng mời các nhóm HS, các tư vấn viên từ các trường THPT tới thăm quan và trao đổi về chính sách hỗ trợ.

Vì thế, hầu như không có SV nào khó khăn bị bỏ quên và cũng khó có thể giả mạo hồ sơ xin miễn giảm học phí.

GS. Jeffrey: "Chúng tôi không xấu hổ khi "xin" tiền cựu SV." Ảnh: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Collin Powell về thăm trường cũ (website ĐH George Washington)

Không phải xấu hổ khi “xin” tiền

GS.TS Jeffrey Lenn cho biết: “Mặc dù là 1 trường tư không hề được chính quyền bang hỗ trợ về tài chính nhưng ngân quỹ đầu tư (endowment) của trường hiện đã vượt quá con số 1,2 tỉ USD. Mỗi năm, hơn 5% trong số này được chi để vận hành trường. 70% là từ nguồn học phí, phần khác lấy từ các nguồn tài trợ nghiên cứu và 1 phần không nhỏ là từ những cựu SV.”

Các trường ĐH Mỹ thường có “endowment” là 1 quỹ do các nhà tài trợ, các cổ đông đóng góp. Số tiền này thường được trích ra 1 phần để phục vụ trường như cấp học bổng, tài trợ các chương trình học thuật, tổ chức hội thảo, nghiên cứu, xây dựng phòng thí nghiệm, thư viện…

Việc chi tiêu “endownment” do Hội đồng trường quyết định và thay đổi linh hoạt tùy mục tiêu và ưu tiên của từng năm.

Quỹ này là sự đóng góp của các nhà đầu tư, các công ty và những cựu SV giàu có của trường. Trong kế hoạch 5 năm tới, Hiệu trưởng và Hội đồng trường dự kiến sẽ tăng cường xin tài trợ để hỗ trợ tài chính cho SV từ 10 triệu lên 40 triệu USD mỗi năm. Đồng thời sẽ cắt giảm hơn 30% gánh nặng nợ nần cho SV, từ mức trung bình 29.000 USD xuống còn 20.000 USD.

Năm 2007, ĐH George Washington chi tới 1 triệu USD vào chiến dịch kêu gọi tài chính từ bên ngoài cho trường.

Trưởng phòng Đầu tư của trường, đơn vị quản lý endowment này được nhận 1 mức lương cố định, kèm theo đó là 1 mức tiền thưởng dựa vào sự “phình ra” của quỹ hàng năm và hiệu quả làm việc của người này. Điều đó có nghĩa là càng “xin” được nhiều tiền cho trường, mức lương của trưởng phòng Đầu tư càng cao.

GS. Jeffrey Lenn chia sẻ: “Chúng tôi có những cựu SV thành đạt và giàu có và chúng tôi chẳng bao giờ thấy xấu hổ khi “xin” tiền của họ. Cũng có những cựu SV nổi tiếng nhưng chưa chắc đã thực sự giàu có, như Cựu Ngoại trưởng Mỹ Collin Powell chẳng hạn, thì họ vừa có thể đóng góp tiền vừa giúp trường trong các công việc điều hành.”

Nhờ thu được nhiều tiền từ các nguồn khác nhau nên ĐH George Washington có khả năng tài chính vững mạnh để đầu tư tăng cường chất lượng đào tạo hàng năm. Năm 2008, trường được xếp hạng 54 trong bảng xếp hạng những trường tốt nhất nước Mỹ của US. News and World Report.

Lan Hương
(theo VietNamNet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 4: Quản lý "thủ công" sẽ bóp méo hệ tín chỉHệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 3: Hệ tín chỉ: “Viết lại một quyển niên giám”
Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 2: “Thầy diễn thuyết trò nghe” vẫn có chất lượng cao?Hệ tín chỉ: Từ ĐH ở Mỹ đến ĐH ở Việt Nam - Bài 1: Hệ tín chỉ và các yêu cầu tối thiểu trong ĐH ở Mỹ
"Tấm thảm" cho nhân tài đã thực sự "đỏ"?Dấu ấn Việt ở Cambridge
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11