Chống vi phạm bản quyền phần mềm: Giải pháp nào?  
 

(Post 24/12/2008) Theo số liệu thống kê của Liên minh phần mềm doanh nghiệp BSA, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính của Việt Nam đã giảm từ mức 88% năm 2006 xuống còn 85% trong năm 2007. Tuy nhiên, thiệt hại do vi phạm bản quyền phần mềm gây ra lại gấp đôi năm ngoái với tổng số tiền lên tới 200 triệu USD. Một số giải pháp công nghệ chống vi phạm bản quyền phần mềm đã được các doanh nghiệp triển khai nhằm đối phó với thực trạng này.

Nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen đi tìm mua những đĩa phần mềm được sao chép này hơn là tìm mua những phần mềm bản quyền.

Bộ gõ Vietkey, Microsoft Window XP, Microsoft Office, các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, ACD See, Lạc Việt từ điển là những phần mềm bị vi phạm bản quyền khá phổ biến thời gian qua. Chính thức tung ra trường từ năm 1997, hiện ước tính, Vietkey được sử dụng trên khoảng 1 triệu máy tính. Nhưng, tỷ lệ không nhỏ trong số đó sử dụng bộ gõ này không có bản quyền, vì vậy số tiền thiệt hại của doanh nghiệp lên tới 5-7triệu USD, thậm chí là rất khó xác định.

Ông Đặng Minh Tuấn, Trưởng nhóm Vietkey cho rằng rất khó xác định thiệt hại "vì không xác định được con số người sử dụng và số người không mua bản quyền ở những vùng miền khác nhau trong những thời điểm khác nhau".

Hàng loạt các thoả thuận được ký kết trong thời gian qua nhưng tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam vẫn chỉ giảm vẻn vẹn có 3% so với năm 2006. Mức giảm này vẫn chưa đủ để đưa Việt Nam ra khỏi Top 15 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân cao nhất thế giới. Kết quả của một cuộc thanh tra mới đây cũng cho thấy thực trạng đáng báo động này.

Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, đã thanh tra những đơn vị được yêu cầu và tình trạng vi phạm vẫn đang diễn ra khá phổ biến. "Biện pháp chủ yếu là xử phạt hành chính theo quy định còn các doanh nghiệp cam kết sẽ mua bản quyền", ông Thành nói.

Trong khi các biện pháp xử phạt của các cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe thì phần mềm nguồn mở được xem là một giải pháp khá chủ động trong cuộc chiến chống lại tình trạng trên. Tác giả gốc sẽ giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất nhiều quyền khác như quyền tìm hiểu, phát triển, và khai thác thương mại sản phẩm. Phần mềm mã nguồn mở đã được một số doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình

Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Inet, "Đặc trưng nhất của giải pháp này là tập hợp được tất cả các phần mềm nguồn mở hiện tại, từ đó các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng sẽ khai thác tốt và giảm được chi phí, có ý nghĩa quan trọng trong sử dụng tốt và hợp pháp bản quyền phần mềm".

Trần Anh
(theo VTV)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Thiếu kỹ sư kỹ nghệ phần mềmĐào tạo theo nhu cầu xã hội: Cần 1 “tam giác cân”
Xã hội không cần, trường đại học đào tạo làm gì?"Hãy làm việc với những người thông minh hơn hẳn bạn!"
Cần từ 15 đến 17 năm để cải cách giáo dục!Bàn hướng phát triển công nghiệp CNTT trong xu thế đầu tư mới
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11