Làm nhân đạo kiểu “Bill Gates”  
 

(Post 16/10/2009) Cách làm nhân đạo một cách “nhỏ giọt” của Bill Gates cho thấy, ông đã tiến hành công việc này một cách thận trọng nhằm bảo đảm các khoản hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất.

Vợ chồng nhà tỷ phú Bill Gates và quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates

Như vậy là sau 2 lần thăm Việt Nam vào các năm 2006 và 2007 của tỷ phú phần mềm Bill Gates, lần nữa cái tên Bill Gates lại được nhắc đến nhiều trên báo chí Việt Nam khi ngày 20/4, Bộ TT &TT tổ chức họp báo công bố dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates (Quỹ BMG) viện trợ. Quỹ BMG là quỹ từ thiện riêng của vợ chồng Bill Gates, được ông lập ra vào năm 2000 và chuyển phần lớn tài sản vào đó (khoảng 30 tỷ USD), với mục đích sẽ dành phần đời còn lại của mình sau khi rút khỏi mọi cương vị ở Tập đoàn Microsoft (tháng 7/2008) cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo trên khắp thế giới.

Tháng 4/2006, đến Việt Nam lần đầu tiên theo lời mời của Thủ tướng Phan Văn Khải, với tư cách là Chủ tịch Microsoft, Bill Gates đã tặng một số suất học bổng trị giá 10.000 USD cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Đúng 1 năm sau, tháng 4/2007, Bill Gates đến Việt Nam lần thứ 2 cùng vợ với tư cách đại diện Quỹ BMG. Trong chuyến thăm kéo dài 24 giờ này, ông chỉ làm việc với ngành y tế, sau đó, quyết định hỗ trợ 245.000 USD cho dự án “Nghiên cứu yếu tố cần thiết cho việc triển khai tiêm vắcxin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam”. Đúng 2 năm sau, tháng 4/2009, tuy Bill Gates không có mặt tại Việt Nam nhưng tên ông lại được nhắc đến với dự án thúc đẩy Internet cộng đồng hợp tác với Bộ TT &TT trị giá 2.149.000 USD.

Nhìn vào đồ thị đi lên khá đều đặn về trị giá, quy mô các dự án hỗ trợ của Bill Gates tại Việt Nam, có thể hiểu thêm về cách thức tiến hành các hoạt động từ thiện, nhân đạo của ông. Cách đây không lâu, trên tờ Sài Gòn Tiếp thị, nhân bàn về hoạt động nhân đạo từ thiện, một nhà báo đã phân tích khá hay về sự khác nhau trong cách làm từ thiện giữa Bill Gates với một số “đại gia” Việt Nam. Rõ ràng với cách vung tiền ồ ạt của một số người trong các đợt vận động quyên góp, nhất là các sự kiện được truyền hình trực tiếp, rồi những khoản tiền từ thiện đó lại được phát thẳng đến tay người nghèo, người gặp hoạn nạn (đó có thể là những khoản tiền không nhỏ đối với thu nhập của người nghèo), trong nhiều trường hợp, không những không giúp cuộc sống của họ khá lên mà ngược lại còn góp phần đẩy gia đình họ vào bi kịch.

Quản trị hoạt động từ thiện là một công việc không hề dễ dàng, đơn giản, nó cũng khó khăn không kém gì hoạt động kinh doanh. Làm sao để những đồng tiền từ thiện đem lại hiệu quả đích thực và bền vững, làm sao để cuộc sống của người nghèo khá lên một cách lâu bền nhờ chính năng lực của họ, kể cả sau khi những dự án từ thiện kết thúc, đó là những thách thức không nhỏ cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Nó đòi hỏi các dự án nhân đạo phải được thiết kế và triển khai khoa học, bài bản, nghiêm túc. Trở lại với các dự án hỗ trợ của Bill Gates tại Việt Nam, rõ ràng, cách làm nhân đạo một cách “nhỏ giọt” của ông cho thấy, ông đã tiến hành công việc này một cách hết sức nghiêm túc, thận trọng nhằm bảo đảm các khoản hỗ trợ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Và như vậy, quy mô các dự án hỗ trợ của Quỹ BMG tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng lên theo hiệu quả của các dự án đang được triển khai.

Quan điểm về hoạt động từ thiện đã được Bill Gates thể hiện trong bài phát biểu nổi tiếng của ông tại Diễn đàn Kinh tế thế giới họp tại Davos (Thụy Sỹ) tháng 1/2008. Theo ông, thế giới không thể nào trở nên văn minh nếu hàng tỷ người nghèo trên thế giới không được hỗ trợ để có cuộc sống khá lên. ông bày tỏ ước mong đem những thành tựu công nghệ mới nhất giúp người nghèo có thêm những công cụ, phương tiện, năng lực để thoát nghèo và kêu gọi thế giới hãy chung tay vì điều đó.

Dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” của Quỹ BMG vừa công bố với mục tiêu tạo điều kiện cho người dân vùng khó khăn cập nhật được thông tin hữu ích một cách nhanh và rẻ nhất, nâng cao dân trí và góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước giảm sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư trong việc sử dụng máy tính và truy cập Internet, chính là sự thể hiện sinh động ý tưởng đó của “ông trùm” CNTT thế giới tại Việt Nam.

Đăng Vũ
(theo báo Bưu Điện Việt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Đại học cho mọi ngườiHàn Quốc: Học tiếng Anh qua điện thoại lên ngôi
Larry Ellison, tỷ phú vượt lên số phận“Nữ hoàng” game điện thoại di động
5 điểm yếu của CNTT Việt NamMark Zuckerberg, chàng trai vàng của ngành công nghệ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11