(Post 28/10/2009) Làm thế nào có được những
suy nghĩ tích cực cho chính bạn, người lãnh đạo doanh nghiệp, và các nhân
viên để vượt qua những giai đoạn khó khăn? Bằng cách nào phát huy hết
năng lực tiềm ẩn của một cá nhân?… Bài viết này mang đến cho bạn một vài
gợi ý.
Trong thời gian qua, trên thị trường đào tạo tại Việt
Nam xuất hiện một loại hình đào tạo với tên gọi “Khơi dậy năng lực tiềm
ẩn”, “Đánh thức con người bạn”, “Tâm lý để thành công”, “Thay đổi bản
thân”...
Cho dù tên gọi các chương trình có thể khác biệt nhưng
đều thuộc một loại hình đào tạo “Motivational training” (đào tạo động
lực) đã có từ rất lâu ở các nước phát triển.
Những tên tuổi nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực
này như Anthony Robbin, Zig Ziglar... đã giúp bao nhiêu người vượt qua
nghịch cảnh, thóat khỏi suy nghĩ tiêu cực để ung dung tự tại phát huy
hết năng lực tiềm ẩn và thành công trong cuộc sống và công việc.
Trong các dạng đào tạo năng lực, đào tạo khó
nhất là đào tạo thái độ (attitude) và động lực (motivation) bởi nó chịu
sự chi phối của tiềm thức. Tất cả các khóa đào tạo động lực đều tập trung
vào việc đánh thức sức mạnh tiềm thức của con người.
Vậy tiềm thức là gì?
Tiềm thức là một bộ nhớ hoàn hảo và vô hạn. Tiềm thức
hoạt động như là một bàn phím dùng để nhập liệu vào máy tính. Tiềm thức
nhập vào tất cả những gì bạn gõ vào và lưu trữ mà không cần biết lý do
là gì. Tiềm thức thu nhận được thông tin qua năm giác quan của con người:
thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
Vì vậy, nếu bạn muốn làm một việc gì đó với hiệu quả
và hiệu năng cao nhất thì cần phải chuyển hành động của mình từ ý thức
sang tiềm thức.
Con người sinh ra được tạo hóa ban tặng một sức mạnh
tiềm tàng - sức mạnh của tiềm thức. Tuy nhiên, tiếc rằng chỉ có một số
người biết khơi dậy, phát huy và sử dụng sức mạnh tiềm ẩn này để thành
công. Ngạn ngữ có câu “Gieo suy nghĩ gặt hành động; gieo hành động
gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách; gieo tính cách gặt số phận”.
Như vậy, bạn không được nhồi nhét bất cứ ý nghĩ tiêu
cực nào vào tâm trí hoặc tiềm thức của bạn mà ngược lại hãy tích cực ngay
từ trong suy nghĩ bởi tiềm thức luôn hoạt động ngay cả khi bạn không ý
thức được nó đang hiện hữu.
Đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc: “Vậy chúng ta khơi
dậy và sử dụng tiềm thức như thế nào?”. Zig Ziglar, một diễn giả
động lực (motivational speaker) nổi tiếng thế giới, đã đưa ra sáu bước
để giúp bạn đánh thức và sử dụng tiềm thức của mình như sau:
“Nếu bạn nghĩ
bạn có thể làm điều gì hoặc không thể làm điều gì, bạn đều
đúng” (Henry Ford).
“Bạn sẽ có mọi
thứ bạn muốn trên đời nếu bạn sẵn lòng giúp người khác đạt
được điều họ muốn” (Zig Ziglar).
“Không một quyền
lực nào có thể ngăn cản được một người có thái độ, tinh
thần đúng đạt được mục đích của mình. Và không gì trên đời
có thể giúp một người có thái độ và tinh thần không đúng
đạt được thành công”. (Thomas Jefferson).
“Thành công là
một trạng thái tinh thần. Nếu bạn muốn thành công, hãy bắt
đầu suy nghĩ của mình như là một người thành công”
(Joyce Brother). |
|
- Hiểu rõ mọi thứ bạn thu nhận được từ năm giác quan khi bạn ý thức
hay không ý thức được đều là một phần vĩnh cửu trong tâm trí bạn.
- Kích thích tiềm thức hoạt động bằng cách suy nghĩ tích cực, hành
động tích cực và giao du với những người tích cực.
- Chọn lựa hết sức cẩn trọng các phương tiện tác động vào ý thức
và tiềm thức như sách báo, băng đĩa, truyền hình...
- Không mang những vấn đề chưa được giải quyết vào giường ngủ.
- Luôn mong chờ và khao khát những kết quả tích cực.
- Luôn chuẩn bị sẵn giấy, viết hoặc máy ghi âm bên cạnh giường ngủ
vì tiềm thức của bạn hoạt động rất nhanh đến mức bạn phải bật dậy
và ghi lại nếu không sau một đêm thức dậy bạn không thể nào nhớ được
những gì tiềm thức đã đưa ra.
Ngạn ngữ có câu “Một cuộc hành trình ngàn dặm phải
bắt đầu bằng những bước nhỏ”. Để kết thúc bài viết này, xin gợi ý
với độc giả một kỹ thuật nhỏ khơi dậy sức mạnh tiềm thức, đó là đọc và
nhớ những câu phát biểu tích cực. Khi bạn đọc những câu phát biểu này,
hãy viết ngay vào giấy vì khi bạn làm điều này chính là bạn đang bắt đầu
khơi dậy sức mạnh tiềm thức của mình đấy!
Nguyễn Đăng Duy Nhất
(theo Kinh Tế Sài Gòn Online) |