Đào tạo nhân lực Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số: Hãy giảm “hàn lâm”, bám sát thực tế  
 

(Post 06/12/2010) Dưới góc nhìn của người trực tiếp làm công tác đào tạo và triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động của các doanh nghiệp, PGS.TS Mai Văn Trinh - Phó Trưởng khoa CNTT, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng CNTT trường Đại học Vinh cho rằng để nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số cần đẩy mạnh vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội, giảm thiểu tính hàn lâm...

Đào tạo nhân lực ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số cần đi theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp tuyển dụng

Đừng quá hàn lâm!

Theo PGS Mai Văn Trinh, nguồn nhân lực CNTT đang trở thành vấn đề mang tính thời sự trước nhu cầu lớn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà tuyển dụng lao động. Để phát triển nền công nghiệp phần mềm và nội dung số theo chiến lược phát triển CNTT Quốc gia đến năm 2020 thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của chiến lược phát triển này.

Tuy nhiên, vấn đề đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam nói chung, nhân lực ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số nói riêng đang còn nhiều bất cập. Bên cạnh mất cân đối về khả năng cung - cầu nguồn nhân lực CNTT, việc triển khai các cơ chế chính sách trong đào tạo nhân lực CNTT cũng chưa theo kịp với yêu cầu của phát triển như thiếu chuẩn về khung chương trình đào tạo CNTT, về đánh giá hệ thống văn bằng, chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT, công tác xã hội hoá đào tạo CNTT chưa thực sự hiệu quả.

Trước hết, đó là vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Lâu nay, chương trình đào tạo nhân lực CNTT ở các trình độ khác nhau nhìn chung còn mang tính hàn lâm, thiếu thực tế và ít gắn kết với nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng. Nghị quyết 14/CP-2005 của Chính phủ đã chỉ rõ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội thể hiện trên các khía cạnh: số lượng, cơ cấu trình độ, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, vị trí làm việc, phù hợp với công nghệ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế, chính sách và định hướng của nhà nước.

Ông Trinh nhấn mạnh, đối với tất cả các cấp, bậc đào tạo phải xuất phát từ khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để thiết kế chương trình đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Hơn nữa, các cơ sở đào tạo về CNTT có thể ký kết thực hiện các hợp đồng đào tạo theo “đơn đặt hàng” của các công ty, các nhà tuyển dụng (trên thực tế, đã có các hợp đồng đào tạo như vậy giữa một số trường đại học, các trường đào tạo nghề nước ta với một số công ty lớn như Intel, Microsoft…). Từ đó, cần tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục, đào tạo với các doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục, đào tạo cần duy trì mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và nội dung số để làm nơi cho sinh viên thực tập nghề, tham gia những hoạt động vừa sức tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể mời các chuyên gia tại các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo và phản biện các đồ án, công trình của sinh viên. Trên thực tế thì mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước phát triển trong cộng đồng EU như Đức, Hà Lan…

Còn về phía các doanh nghiệp thì theo ông Trinh, doanh nghiệp cần làm việc với Bộ GD&ĐT để hợp tác với các cơ sở đào tạo sử dụng chương trình và giáo trình chuyên môn mà các tập đoàn lớn cung cấp để đưa vào đào tạo cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4 theo yêu cầu của doanh nghiệp (Bộ GD&ĐT khuyến khích điều này), tăng cường trao đổi thông tin về cung - cầu lao động thông qua việc thúc đẩy có hiệu quả hoạt động giao dịch việc làm – đào tạo tại các sàn giao dịch việc làm, phản ánh thường xuyên về chất lượng nhân lực được cung ứng qua các hợp đồng đào tạo.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chi trả kinh phí học bổng, đào tạo nâng cao, đào tạo lại nhân lực cho các cơ sở đào tạo trên nguyên tắc nhà trường và doanh nghiệp cùng quan tâm đến lợi ích của nhau và lợi ích của người học. Điều này vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện tính nhân văn của các doanh nghiệp và cần phải “luật hoá” thành những quy định cụ thể.

Ngoài ra, vấn đề tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tế của nền công nghiệp phần mềm và nội dung số là giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên ngành CNTT, thu hút sinh viên giỏi tham gia nghiên cứu khoa học. Các doanh nghiệp phần mềm chính là nơi đặt ra các bài toán, các đề tài cho các nhà khoa học ở các cơ sở giáo dục, đào tạo giải quyết thông qua các dự án, các đề tài nghiên cứu. Giải pháp này đã được thực hiện tốt tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.

FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Đào tạo theo đa cấp

Trao đổi thêm về vấn đề đào tạo, PGS Mai Văn Trinh nhấn mạnh đến thực tế phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và nội dung số hiện nay cho thấy cần phải có nguồn nhân lực có chất lượng với nhiều cấp, bậc khác nhau. Đó là từ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật viên và chuyên viên, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Về phía các cơ sở giáo dục và đào tạo cần cung cấp các khoá đào tạo phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhiều vị trí công việc với các cấp độ khác nhau, chương trình đào tạo cần được thiết kế vừa sức, phù hợp đối tượng người học, coi trọng đến cung cấp kiến thức cơ bản nền tảng và kỹ năng nghề nghiệp.

Cũng theo PGS Mai Văn Trinh, thì ngoài các trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học thì cần phát triển các loại hình đào tạo kỹ thuật viên, chuyên viên CNTT. Các chương trình đào tạo cần định hướng nghề nghiệp, và có tính liên thông. Việc tổ chức đào tạo cần linh hoạt, có thể theo cách hợp đồng đào tạo trọn gói, đào tạo theo êkip làm việc trong dây chuyền công nghệ, đào tạo xen kẽ kết hợp đào tạo ở trường và ở doanh nghiệp hoặc tổ chức thành các lớp gửi vào cơ sở đào tạo, đào tạo bán thời gian (đào tạo theo địa chỉ), có thể đề xuất với Bộ GD&ĐT để tuyển sinh đào tạo nhân lực cho ngành CNTT-TT tỉnh theo chế độ đặc thù (chủ trương này Bộ GD&ĐT cho phép, và đã áp dụng cho việc đào tạo nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh). Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực Bộ GD&ĐT là đầu mối cho công tác này.

H.P
(theo báo Bưu Điện Việt Nam)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Chất lượng nhân lực CNTT: Cần quyết sách tạo đột pháElympic 2010 trên Đài truyền hình Bình Dương BTV
Lo ngại vấn đề nhân lực phần mềmFPT APTECH 590 Cách Mạng Tháng Tám và ngày Nhà Giáo Việt Nam
Sinh viên FPT APTECH 46 Nguyễn Văn Thủ tưng bừng cùng Lễ hội Elympic 2010Elympic 2010 - Khoảnh khắc hào khí sinh viên FPT
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11