5 thiết lập đồ họa quan trọng khi chơi game  
 

(Post 10/12/2013) Khi tăng tốc hoặc tăng chất lượng cho card đồ họa, chắc chắn bạn đã bắt gặp các tính năng như Antialiasing (AA) hoặc Vsync. Vậy, bạn đã thực sự hiểu công dụng của các tính năng này hay chưa? Khi nào thì bạn nên bật và tắt các tính năng như AA và Vsync?

Theo bạn, một khung hình ấn tượng như thế này đòi hỏi bao nhiêu tính năng cao cấp của card đồ họa?
FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Theo HowToGeek, các game trên Windows thường mang tới cho bạn rất nhiều tùy chọn đồ họa khác nhau. Mỗi tùy chọn sẽ bắt bạn phải chọn giữa tốc độ xử lý và chất lượng đồ họa, song các nhà phát triển game thường bỏ qua lời giải thích về công dụng của mỗi tính năng.

Trong số vô vàn các tùy chọn đồ họa, có 5 tùy chọn quan trọng nhất mà bạn cần hiểu:

1. Resolution (Độ phân giải)

Độ phân giải là một khái niệm đơn giản: Số lượng điểm ảnh trên màn hình. Tất cả các màn hình LCD đều có độ phân giải "chuẩn" – độ phân giải tối đa của màn hình. Khi sử dụng Windows hoặc các ứng dụng nhẹ ký, bạn nên sử dụng độ phân giải "chuẩn" do sử dụng các độ phân giải khác sẽ khiến hình bị méo, chưa kể màn hình vẫn sẽ phải phóng to kích cỡ tín hiệu đầu vào thành độ phân giải "chuẩn".

Tuy vậy, khi chơi game, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Sử dụng độ phân giải tối đa của màn hình chắc chắn sẽ đem lại cho bạn chất lượng đồ họa cao cấp nhất, song cũng sẽ "ngốn" nhiều sức mạnh của card màn hình nhất. Ví dụ, nếu có màn hình 1920 x 1080p, card đồ họa của bạn sẽ phải hiển thị khoảng 2 triệu pixel trên mỗi khung hình. Nếu muốn chơi game đỡ chậm, giật hơn, bạn sẽ phải giảm độ phân giải xuống thấp hơn. Ví dụ, ở độ phân giải 1366 x 768, số lượng điểm ảnh trên mỗi khung hình sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 1 triệu pixel.

Khi giảm độ phân giải, màn hình của bạn sẽ phóng to kích cỡ tín hiệu thu được, song dĩ nhiên đồ họa của game sẽ mờ hơn và có chất lượng kém hơn.

FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Nói chung, nếu đủ sức mạnh phần cứng, bạn nên chạy game với độ phân giải tối đa. Chạy game ở độ phân giải thấp hơn sẽ giảm bớt chất lượng, song lại giúp tăng tốc độ xử lý, đặc biệt là trên phần cứng cũ.

2. VSync (Vertical Sync)

Vertical Sync (thường được gọi là VSync, tạm dịch: đồng bộ theo chiều dọc) là một tính năng vừa được yêu quí, vừa bị ghét bỏ. Ý tưởng đằng sau VSync là để đồng bộ hóa số khung hình hiển thị mỗi giây trên màn hình với tốc độ làm mới màn hình (refresh rate) của màn hình.

Ví dụ, phần lớn các màn hình LCD có tốc độ làm mới 60Hz. Con số này có nghĩa rằng màn hình của bạn có thể hiển thị 60 khung hình/giây (thực tế là tần số quét 60 dải pixel mỗi giây). Ngay cả khi card đồ họa xuất tới 100 khung hình/giây, màn hình của bạn vẫn sẽ chỉ hiển thị 60 khung hình/giây. Như vậy, card đồ họa của bạn đang phí phạm sức mạnh một cách vô ích.

VSync sẽ làm nhiệm vụ "đồng bộ" số khung hình mà màn hình xuất ra với tốc độ làm mới màn hình – nói cách khác là giữ nguyên ở mức 60 khung hình/giây. Nhờ có VSync, hiện tượng "xé màn hình" (màn hình hiển thị một phần khung hình trước và một phần khung hình sau khiến hình ảnh có vẻ như bị xé rời ra) sẽ không còn xảy ra.

Hiện tượng xé màn hình khi tắt VSync (trái) và hình ảnh hiển thị bình thường khi bật VSync (phải)
FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Tuy vậy, VSync có thể gây ra nhiều vấn đề. Khi bật VSync, một số game bị giảm khung hình trầm trọng (ví dụ, xuống dưới mức "chấp nhận được" 30 khung hình/giây) và cũng có thể bị hiện tượng lag (nhấn nút/chuột song game không nhận lệnh ngay lập tức).

Như vậy, trong trường hợp chơi game bình thường, không bị xé hình, bạn không nên bật VSync. Ngược lại, nếu máy của bạn bị hiện tượng xé hình, bạn có thể thử nghiệm bật tính năng VSync. Nếu gặp hiện tượng khung hình giảm quá nhiều và lag khi bật VSync, bạn nên tắt VSync và chấp nhận sống chung với tình trạng xé hình.

Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất khi chơi game vẫn là phản xạ càng nhanh càng tốt.

3. Texture Filtering (Lọc vân bề mặt)

Nhìn chung, các game thường vẽ vân (texture) bề mặt lên các bề mặt phẳng/cong để tạo ra các chi tiết giúp chúng trông thật hơn, ví dụ như vân gỗ trên bàn chẳng hạn. Nhờ có kỹ thuật lọc vân bề mặt, các lớp vân sẽ trở nên sắc nét và ít mờ hơn.

Hình ảnh khi có vân bề mặt sẽ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều
FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Trên các game hiện đại, có 3 kỹ thuật lọc vân bề mặt: bilinear filtering (lọc song tuyến tính), trilinear filtering (lọc tam tuyến tính), và anisotropic filtering (AF – lọc bất đẳng hướng). Trong 3 tùy chọn này, AF là kỹ thuật lọc cao cấp nhất. AF cũng có nhiều mức độ khác nhau: 2X, 4X, 8X và 16X. Khi lọc ở 4X, góc lọc vân sẽ nhỏ bằng một nửa góc lọc 2X. Do đó, các mức độ cao hơn (ví dụ 16X AF) sẽ tạo ra hình ảnh đẹp hơn nhưng cũng "ngốn" nhiều sức mạnh phần cứng hơn.

Khi chơi game, bạn có thể lựa chọn mức AF phù hợp để sở hữu đồ họa đẹp song vẫn không phải hi sinh tốc độ chơi game. 4X AF hoặc 8X AF là lựa chọn hợp lý cho các máy vi tính chơi game tầm trung.

4. Antialiasing (Khử răng cưa)

"Răng cưa" (Aliasing) là hiệu ứng xảy ra khi các đường nét trên khung hình không được hiển thị thành đường liên tục mà bị "sứt sẹo" thành hình răng cưa. Ví dụ, bạn có thể nhìn vào cạnh của một thanh kiếm trong game và nhận ra rằng lưỡi kiếm bị răng cưa, "vỡ" pixel thay vì có hình đường thẳng mượt mà và sắc nét như trong đời thực.

Antialiasing (thường gọi là AA) là tên gọi các kỹ thuật có khả năng khử răng cưa và tạo ra các đường thẳng có hình dáng "tự nhiên", giống với đời thực. Các kỹ thuật khử răng cưa thông thường sẽ lấy mẫu khung hình khi được dựng hình và trước khi được xuất ra màn hình, "hòa trộn" các đường viền bị răng cưa vào khung cảnh xung quanh để tạo ra cảm giác "thật hơn".

Hình ảnh không được khử răng cưa (trái) và được khử răng cưa (phải)
FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Các mức khử răng cưa như 2X, 4X, 8X và 16X là số lần hình ảnh được lấy mẫu bởi bộ lọc khử răng cưa. Càng lấy mẫu nhiều thì hình ảnh sẽ càng sắc nét hơn, song lại tốn tài nguyên phần cứng hơn.

Nếu bạn có màn hình nhỏ song lại có độ phân giải cao, có lẽ bạn chỉ cần tới mức AA 2X để tạo ra hình ảnh sắc nét. Nếu như màn hình của bạn là loại lớn, có độ phân giải thấp (ví dụ như màn hình laptop 15,6 inch độ phân giải 1366 x 768), bạn có thể cần tới các mức AA cao hơn để tránh hiện tượng hình ảnh bị vỡ ra thành các pixel và các đường viền bị răng cưa.

Các game hiện đại sử dụng một số tính năng khử răng cưa cao cấp hơn, ví dụ như FXAA với thuật toán được cải thiện để tăng hiệu năng.

5. Ambient Occlusion (Tạo hiệu ứng ánh sáng)

Ambient Occlusion (thường gọi là AO, tạm dịch: Đổ bóng Môi trường) là một kỹ thuật cho phép tạo ra các hiệu ứng ánh sáng trong game. Các engine (bộ mã nguồn để dựng game) thường hỗ trợ dựng hình các nguồn sáng (ví dụ ánh đèn đường) cho phép chiếu ánh sáng lên các vật thể 3D. Tính năng AO sẽ tính toán xem điểm ảnh nào trên khung cảnh "ảo" sẽ được chiếu sáng từ nguồn sáng tương ứng, và mức độ sáng của điểm ảnh này sẽ là bao nhiêu. Về bản chất, AO đổ bóng cho khung hình để giúp hình ảnh "thật" và tự nhiên hơn.

FPT-APTECH-5-thiet-lap-do-hoa-quan-trong-khi-choi-game

Hiện tại, có 2 mức xử lý AO: SSAO và HBAO/HDAO. SSAO (screen space ambient occlusion– đổ bóng trên không gian màn hình) sẽ tái tạo ánh sáng và bóng không hoàn toàn chính xác, song lại không tốn quá nhiều sức mạnh phần cứng. HBAO (horizon-based ambient occlusion– đổ bóng dựa trên chiều ngang) và HDAO (high-definition ambient occlusion– đổ bóng HD) về bản chất là giống nhau và đem lại chất lượng hình ảnh khá tốt. HBAO được dành cho card đồ họa của NVDIA, trong khi HDAO được dành cho card đồ họa của ATI/AMD.

Các tùy chọn khác trong game

Một số tùy chọn khác trong game là khá dễ hiểu:

  • Texture Quality: Độ phân giải của vân bề mặt. Texture Quality càng cao thì game càng đẹp, song khung hình lại giảm.
  • Shadows: Bóng của vật thể trong game. Shadows có chất lượng cao (High) càng đẹp và thật, nhưng cũng có thể làm giảm số lượng khung hình một cách đáng kể.
  • Motion Blur: Tạo hiệu ứng mờ khung hình khi chuyển động. Hiệu ứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới tốc độ game, song không quá đáng kể.
  • Smoke: Hiệu ứng khói. Hiệu ứng khói mờ có thể làm giảm đáng kể khung hình trong game.
  • Grass/Tree Quality: Hiệu ứng/chất lượng hiển thị cây cỏ, môi trường tự nhiên. Một số game cho phép bạn tùy chỉnh chất lượng/số lượng của cây cỏ trong game. Lưu ý rằng hiển thị quá nhiều chi tiết cây cỏ sẽ làm game bị giật.

Bạn có thể tùy chỉnh một số cài đặt đồ họa từ trình điều khiển của card màn hình, thay vì tùy chỉnh trong game. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ phải đánh đổi giữa hiệu năng và chất lượng hình ảnh: Hình ảnh càng đẹp thì game càng giật, ngược lại để game chạy mượt bạn sẽ phải lựa chọn các tùy chọn thấp.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Lê Hoàng
(VnReview)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


5 hiểu lầm dai dẳng nhất về Android5 thiết lập giúp tiết kiệm pin trên Android 4.4 KitKat
Đánh giá Android 4.4 KitKatGiúp bạn làm chủ Windows 8.1
Những phần mềm "gián điệp"... nên sở hữuNhững thủ thuật giúp tiết kiệm pin cho iOS 7
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11