16 tuổi: Bỏ học, thành lập công ty và ước mơ trở thành người giàu nhất Nhật Bản  
 

Yoichiro Mikami muốn trở thành một Masayoshi Son thứ hai - người giàu nhất tại Nhật Bản vì vậy chàng trai này đã quyết định bỏ học ở tuổi 16 để theo đuổi giấc mơ làm doanh nhân. Hiện tại, Mikami đang dành thời gian cống hiến cho Gnex Ltd., một dự án khởi nghiệp được đầu tư bởi nhiều công ty tên tuổi như Yahoo Nhật Bản (do Masayoshi Son là chủ tịch) và Recruit Holdings Co - một công ty săn đầu người hàng đầu tại đất nước này.

FPT-APTECH-16-tuoi-bo-hoc-thanh-lap-cong-ty-va-uoc-mo-tro-thanh-nguoi-giau-nhat-nhat-ban

Công ty khởi nghiệp của Mikami giúp huy động tiền cho các dự án sinh viên, gồm cả ứng dụng cung cấp thông tin cho các kỳ thi đầu vào đại học và mạng xã hội dành cho các sinh viên chia sẻ thời khóa biểu.

"Masayoshi Son đã liên tục đầu tư trong nhiều doanh nghiệp khác nhau. Những khoản đầu tư của ông ấy thu về tiền lãi cho công ty, nhân viên và cả xã hội. Đó là một hình tượng doanh nhân mà tôi muốn hướng đến".

Son, CEO của SoftBank Corp đồng thời là chủ tịch Yahoo Nhật Bản cũng từng bỏ dở việc học trung học vào năm 16 tuổi để gia nhập trường Anh ngữ California trước khi xây dựng nên đế chế Internet khổng lồ là Softbank như hiện tại.

Bên cạnh đó, Mikami chia sẻ cũng thần tượng một cậu bé người Anh là Nick D'Aloisio, người trở thành tỷ phú khi mới 17 tuổi nhờ việc tập đoàn Yahoo mua lại ứng dụng đọc tin tức di động Summly của anh vào năm ngoái.

"Thanh thiếu niên không còn tìm kiếm sự chỉ dẫn của những người đã trưởng thành. Chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều hơn nữa những doanh nhân trẻ tuổi", Giảng viên tại đại học Aoyhama Gakuin là Mika Kumahira phát biểu.

Chat skype cùng những người bạn

Kể từ khi khởi nghiệp Gnex vào tháng 3/2013 trong phòng ngủ, Mikami đã xây dựng công ty cùng bạn bè từ 13 trường trung học và đại học trên khắp đất nước Nhật Bản để giúp lùng xục các cơ hội. Cậu ấy đã yêu cầu những nhân viên trong độ tuổi từ 15 - 20 của mình phải tìm kiếm những dự án cần hỗ trợ thông qua skype.

Mục tiêu của Mikami là tìm được 100 nhà tài trợ cho tới tháng 3/2015 để thu hút được 20 triệu yên (tương đương 185.370 USD) để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Sở thích chung

Một trong số những khoản đầu tư đầu tiên của Mikami là tại BridgeCamp - công ty cung cấp cho những sinh viên "ôm mộng" trở thành doanh nhân nguồn vốn, nhân viên và văn phòng làm việc.

"Chưa có cách nào dễ dàng để các doanh nhân trẻ tìm ra người có sở thích chung với họ. Chính vì vậy, tôi quyết định trợ giúp hoàn toàn miễn phí thông qua website của mình".

Đối với những nhà tài trợ như Yahoo Nhật Bản và Recruit, Gnex cho phép họ tiếp cận với những tài năng trẻ ngay từ những bước đầu tiên của dự án.

"Chúng tôi muốn hỗ trợ các doanh nhân Nhật Bản, những người có đủ khả năng cạnh tranh trong thị trường mang tầm cỡ thế giới", Akihiko Okamoto, chủ tịch Recruit Technology Institute tại Tokyo phát biểu. "Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định ủng hộ BridgeCamp".

Kể từ khi rời trường học, Mikami thường bắt đầu buổi sáng bằng việc kiểm tra các khoản đầu tư cổ phiếu và làm việc tại Gnex theo đúng thời gian biểu đi học của những bạn bè cùng trang lứa.

Điều đặc biệt là Mikami đã mua cổ phiếu đầu tiên của mình, một công ty thiết bị năng lượng mặt trời của Nhật Bản khi mới 8 tuổi. Sau đó, đọc cuốn sách về đầu tư khi nhìn thấy trên kệ sách của người cha.

13 tuổi, Mikami theo đuổi ý tưởng kinh doanh kết hợp những khách sạn với du khách và du học sinh ở nước ngoài. Cậu ấy đã chiến thắng 5 triệu yên do quỹ Samurai Incubate - một vườn ươm tài năng có trụ sở tại Tokyo trao tặng.

Bố của Mikami làm việc cho một công ty tư vấn liên quan đến web còn mẹ làm nội trợ đã trợ giúp rất nhiều cho Mikami để theo đuổi, tạo dựng sự nghiệp của riêng mình.

"Tôi đã rất băn khoăn trong lần đầu tiên khi Mikami nói với tôi về ý tưởng khởi nghiệp. Đầu tiên, tôi từ chối kế hoạch đó nhưng thằng bé vẫn kiên trì và bằng một cách nào đó nó đã xóa hết mọi nghi ngờ trong tôi. Tôi tin rằng sẽ có nhiều hơn những đứa trẻ giống như con trai mình đóng góp cho xã hội".

Phá bỏ những trở ngại

Mikami nói rằng Nhật Bản cần phải tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những doanh nhân trẻ. Hiện tại, trẻ dưới 15 tuổi không thể đăng ký đứng tên doanh nghiệp của riêng mình.

Thủ tướng nhật bản Shinzo Abe đã làm nhiều hành động tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nhân bao gồm cả thay đổi quy tắc cho phép đa quỹ đầu tư để tăng vốn chủ sở hữu.

Mikami nói: "Tôi ngưỡng mộ những người như D'Aloisio và hy vọng rằng mình có thể giống anh ấy và tạo ra một số thay đổi cần thiết cho đất nước Nhật Bản".

Ngoài ra, cũng vì ngưỡng mộ Masaoshi Son nên Mikami nói cậu ấy đã lên kế hoạch thi tuyển vào đại học trong năm tới để nghiên cứu sâu hơn về quản trị kinh doanh. Son cũng đã tốt nghiệp bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế tại đại học California.

"Thế giới không được tạo ra chỉ bằng máy bay chiến đấu, cảnh sát, hay người chủ shop vật nuôi. Giấc mơ của tôi là tạo ra một cuộc sống bằng việc trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất vì vậy tôi không muốn nhìn lại để phái tiếc nuối bất cứ điều gì đã làm".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Phương Linh
(theo Infonet/Bloomberg)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Bí mật nào phía sau đỉnh núi thành công của người Do Thái?Ra trường, thất nghiệp, không xu dính túi... tất cả đã dạy cho tôi những gì?
Chủ tịch FPT so sánh hai thế hệ doanh nhân Việt NamĐại gia thường là "học sinh cá biệt" ?
5 điều bạn sẽ học được nếu vào ĐẠI HỌC để "HỌC ĐẠI"Ép con chọn trường, khổ mẹ khổ cả con
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11