(Post 27/11/2006) Không hiểu sao cứ đến tháng 11, trong tất cả nhân viên chúng tôi đều nao nức một niềm vui rộn ràng, một sự mong mỏi khó tả và chỉ cần đợi đến ngày 20 là “Bùm”. Tôi gọi đó là ngày kỳ cục, bởi đối với tôi – một “freshperson” FAIer - đó là ngày được chứng kiến các sư phụ khó tính trên bục giảng và các cán bộ nhân viên FAI hòa mình phóng khóang giữa thiên nhiên, giữa tình cảm thân thiết bao dung và hòa đồng. Chương trình bắt đầu từ lúc 5h 30…. Mặc dù đã lên chuông báo thức sớm để canh giờ trừ hao nhưng tôi đã bị đánh thức bởi tin nhắn còn sớm hơn của một FAIer “Dậy đi các cậu ơi”. Hic, lò dò, mò mẫm giữa trời còn đang mù mịt hơi sương, tôi đến điểm hẹn lúc 5h45’. Gặp nhau hàng ngày đến phát ngán cái mặt nhau mà nhằm vào ngày 20 cứ bịn rịn, gọi điện ý ới, hỏi han từ chuyện trên trời dưới đất, chuyện gia đình, chồng con…Thế đấy… 6h15 khởi hành. Đoàn chúng tôi gồm 2 xe đang trên đường tiến đến nhà hàng ẩm thực Co-op Xa Lộ Hà Nội để thưởng thức điểm tâm. Trời vẫn còn sương lạnh, ánh nắng ban mai dần lên xuyên qua khung cửa kính xe chiếu vào từng khuôn mặt. Xe dừng, nhân viên Co-op chào đón với nụ cười tươi nhưng đôi mắt vẫn còn nét ngái ngủ. 6h45, tiếp tục khởi hành… Xe băng băng giữa tiếng cười nhộn nhạo, tiếng trẻ con đáng yêu tinh nghịch, hướng dẫn viên xướng lên những bài hát, những câu hài dí dỏm chuẩn bị cho một khí thế nhập cuộc. Từng cánh rừng xanh ngắt, những bụi cỏ dại um tùm, tiếng gió, tiếng nước chảy ngày càng rõ, Đoàn đang tiến dần vào khu sinh thái. Tất cả quẳng mọi lo âu, toan tính đời thường, quên đi những phiền muộn, gánh năng cuộc sống để chìm vào nước, vào cây, vào gió của mảnh đất thiên nhiên Giang Điền. 9h30, Không thể chờ đợi thêm, chúng tôi nhanh chân tiến sát bên thác nước bọt tung trắng xóa, gió mát, nước lạnh làm chúng tôi sảng khoái, khỏe khoắn hơn. Chìm mình dưới thác đang tuôn trào những dòng nước mạnh mẽ, cảm giác như mình được gột rửa bụi trần. Không hiểu thác nước này sẽ chảy về đâu, từ nguồn nào đổ về nhưng từ màu nước của thác chúng tôi cho rằng hình như nó có họ hàng với... sông Hồng!!! Thôi kệ, Việt Nam là một dải thống nhất, Bắc Nam là một, mọi người vẫn ào ào nhảy xuống, lặn thuồng luồng, bơi ngửa bơi úp. Thế mới biết con người yêu và nhớ thiên nhiên cồn cào đến như thế nào. Xích lại gần nhau!!! | |
Thi nhau cười với đủ loại điệu cười khác nhau, mọi người reo hò cỗ vũ cho cuộc chơi “enter bằng mông”, “diệt virus”, “vũ điệu cà tưng”. Trong từng cuộc chơi, mọi người như quên đi bản thân mình bất kể người là thầy, người là sếp, bất kể chị em phải đứng dưới trời nắng rực rỡ lăm le phá hủy làn da, bất kể đó là những đứa trẻ thơ ngây nhỏ xíu. Với Trò “enter bằng mông”, miệng cắn tăm nhọn phải lấy được sợi thun từ miệng của người kia, mọi người được kéo lại gần nhau hơn.Vui nhất là trò “diệt virus”, mắt chỉ chăm chú 2 trái bóng nho nhỏ trên chân người mà tìm mọi cách dẫm đạp, đấm đá, phi cước, chạy đuổi lẫn nhau..Anh chàng thư “Sinh” hôm nay bỗng dưng khỏe lạ thường, xăm xăm vác cô sư phụ trên lưng trong trò chơi “vũ điệu cà tưng”. Đoạn đẩy xe cút kít là một đọan trường dài của trò “vũ điệu cà tưng”với những chiếc kukit không bánh hay 1 bánh làm các anh trai như đang được bơi trên mặt đất. Sau cuộc chơi, để ý thấy cẳng chân các vị bô lão thâm tín, xước những đường vằn vệt, về ngẫm lại không biết mấy cụ có nhớ người đã gây tội không nhĩ?. Hay phải chăng có vị nhân cơ hội này mà ra thế quyền võ nghệ trước mấy vị râu hùm. Nghĩ là thấy vui, thấy sướng rồi.(?) Nắng dần gắt hơn, mồ hội thơm lừng khắp nơi, mọi họat động như chậm lại theo cơn mệt. Lại đói… 12h30, ăn cơm tại nhà hàng Phượng Sơn. Trong bữa cơm, Thầy Lê Trường Tùng đã sẻ chia chân tình, chúc mừng ngày 20-11 với những món quà ý nghĩa tâm huyết, tự hào, tin tưởng vào một tương lai mới. Không khí sum vầy đoàn kết, những lời động viên, phát biểu, sự cỗ vũ nhiệt tình đến cảm động. Thầy Tùng chúc mừng toàn thể giáo viên FAI nhân ngày 20.11 | |
Vậy mà đã dần chiều, đoàn sắp sửa chuẩn bị từ giã nơi Thác Điền nhiều kỷ niệm. 14h, đoàn xe di chuyển trên những con đường đất đỏ mù mịt hoang sơ, dài ngoằng ngèo dẫn đến trang trai kỳ cục của Ông nông dân tỷ phú Lê Kỳ Phùng. Trang trại rõ là buồn hiu hắt với toàn cây với bò sát, rộng bao la với khu trồng, chiết cây hoa kiểng các loại gồm lan, cây hoa khoai lang Hồng Kông…, và khu nuôi, gây giống các lọai bò sát có giá trị xuất khẩu như kỳ tôm, kỳ sừng, liu điu chỉ, thằn lằn núi, rắn mối và đặc biệt là bọ cạp đen. Đã 16h , nắng sắp tắt sau những rặng cây cao. Tạm biệt Giang Điền, tạm bệt Ông Kỳ Phùng, chúng ta trở về Sài Gòn thôi, trở về nhịp sống cũ với những nhiệm vụ mới. HanhLTH
|