Hội nhập bằng kiến thức hay bằng kỹ năng?  
 

(Post 05/12/2006) Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng: chúng ta đã chính thức và thực sự hội nhập với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Có một nhà nghiên cứu đã nói rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ có lựa chọn rộng lớn hơn trong học tập, trong việc tìm kiếm việc làm và có điều kiện phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo. Đó là ở tầm vĩ mô. Còn ở tầm cá nhân, mỗi người sẽ phải tự định lượng cho mình: phải làm gì và làm như thế nào để không phải là kẻ lóp ngóp gần bờ trong khi những người khác đã giương buồm vượt sóng ra khơi xa.

Teamwork - hình ảnh thường thấy tại Aptech

T.T.Q, nữ, sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Quốc gia - khoa Công nghệ Thông tin. Sau khi ra trường, Q. chỉ có duy nhất tấm bằng đó để chứng tỏ năng lực. Nửa năm rải hồ sơ chờ việc, Q. chấp nhận một chân kế toán bán hàng với mức lương 1.400.000 đồng/tháng tại một cửa hàng bán quần áo của người quen. Q. tâm sự: “Sau khi ra trường, em đi xin việc ở các công ty về tin học rồi. Vòng hồ sơ thì qua cả, nhưng khi đụng đến vòng thi kinh nghiệm làm việc thì em trượt. Gần chục công ty không được nên em chấp nhận làm việc tại đây thôi. Dù sao thì cũng có chỗ đi làm!”. Không phải chỉ mình Q. mà rất nhiều người đã không thành công với các cuộc tuyển dụng chỉ vì lí do tiếng Anhkinh nghiệm làm việc. Qua trao đổi với phụ trách nhân sự một công ty phần mềm, chúng tôi được biết: “Hiện nay, trong quá trình tuyển dụng, chúng tôi rất cần thí sinh có các kỹ năng làm việc. Kinh nghiệm mà chúng tôi đòi hỏi ở đây không đơn thuần là số năm người đó đã làm việc. Chúng tôi nhận cả những sinh viên mới ra trường, thậm chí sinh viên đang học năm cuối và sẽ đào tạo thêm các bạn về chuyên môn để làm việc. Phần kinh nghiệm đề cập ở đây là các kỹ năng làm việc cần thiết của bản thân mỗi người: teamwork, giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình… Còn về tiếng Anh thì các bạn phải có ít nhất khả năng đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật ”.

Thời gian học tại trường Đại học, đa số các sinh viên hiện nay chỉ được đào tạo về kiến thức chuyên môn chứ không có môn riêng đào tạo kỹ năng làm việc. Các sinh viên phải tự học thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội, đi làm thêm… N., cùng học lớp Q., hiện là một nhân viên kiểm lỗi tại một công ty phần mềm thu nhập 300 USD/tháng, cho biết: “Lí do chính mình vừa học vừa làm thêm không phải là vì tiền. Hiện tại các kiến thức trong trường thường ít cập nhật và kém ứng dụng. Mình đi làm thêm là để va chạm với thực tế, đồng thời học các kỹ năng làm việc. Không phải trường Đại học nào cũng dạy bạn cách làm việc nhóm và khả năng xoay trở công việc. Đi làm rồi mình lại càng nhận ra điều đó rất quan trọng”.

Trẻ hơn Q. 7 tuổi, N.G.K vừa tốt nghiệp PTTH. Hoàn cảnh gia đình không suôn sẻ, bố mẹ li thân, K. sống cùng bà nội khiến K. học tập sa sút. Tốt nghiệp bổ túc, K. biết rằng với học lực và học bạ như thế, K. khó có thể thi đỗ đại học. Yêu thích CNTT và với vốn kiến thức tự mày mò, K. xin đi làm tại một công ty về tin học, được nhận vào làm. Việc của K. là trông cửa hàng Internet và hỗ trợ các dịch vụ tại cửa hàng. Nhưng K. không muốn dừng lại ở đó mà quyết định học nghề lập trình viên để có một nghề nghiệp thực sự ổn định. K. đang học lớp đào tạo lập trình viên tại Aptech vì chỉ với hai năm học, K. sẽ có một nghề trong tay. Có người cho rằng K. khá mạo hiểm khi đầu tư gần 2000 USD để học tại Aptech nhưng K. cho biết: “Với em không quan trọng là bằng cấp thế nào mà sau khi học có làm được việc không mà thôi. Em muốn trở thành một lập trình viên mà theo em ngoài chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, để thành công được thì phải sử dụng tốt ngoại ngữ và có cách làm việc chuyên nghiệp nữa”. Chương trình học hiện tại của K. khá nặng, vừa học vừa phải bổ sung thêm vốn tiếng Anh vì chương trình được xây dựng bằng tiếng Anh hoàn toàn. K. cũng được học thêm một môn mà theo K. thì: “Trước đây, có những thứ em tưởng chẳng ai phải học như việc trao đổi giữa các thành viên trong nhóm với nhau hay cách chỉ đạo một nhóm là việc cho hiệu quả. Thế nhưng, học rồi mới thấy nó quan trọng không kém gì kiến thức, kiểu như trò chạy quay lưng vào nhau, nếu không phối hợp ăn ý thì mỗi người chạy một hướng, một kiểu, chẳng bao giờ về đích”. Đó là môn CPD - Communication Personal Development (phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp) thường gọi là những “kỹ năng mềm” (soft skills). Kiến thức của môn này sẽ được trực tiếp áp dụng vào quá trình học tập hàng ngày và hình thành kỹ năng thuần thục khi đi làm. Không chỉ tại Aptech mà hiện nay rất nhiều mô hình đào tạo nước ngoài đều coi đây là một phần nội dung đào tạo học viên.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Lượng kiến thức mà mỗi người nhận được sẽ ngày càng nhiều và không khó để thu nhận nó bởi các kênh tiếp nhận của con người ngày càng được mở rộng: sách, báo, Internet… Vấn đề là cách tiếp nhận của mỗi người sẽ xác định vị trí của họ: bị động hay chủ động tiếp nhận, bê nguyên xi hay sáng tạo dựa trên những giá trị cá nhân và cộng đồng…

“Khi nhắc đến kỹ năng làm việc, người ta đề cập hai loại kỹ năng chính. Trước tiên là hard skills (kỹ năng cứng) – những kỹ năng chuyên môn để đảm nhiệm và xử lý công việc. Tuy nhiên, điều tạo nên sự khác biệt trong tương lai lại dựa trên những kỹ năng bổ trợ soft skills (kỹ năng mềm), giúp tối ưu hóa sự tương tác lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia kết hợp thành công những kỹ năng quan trọng này với khả năng chuyên môn trong công việc sẽ dẫn đầu quá trình outsourcing toàn cầu…”

(Trích: “Global Skills Report 2006” - Brainbench)

(theo Aprotrain-Aptech)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Hơn 100 thí sinh xuất sắc đã tham dự xét tuyển học bổng của Đại học FPT20/11 tại Học viện Quốc tế FPT – Ngày hội kỳ cục
Microsoft sẽ hỗ trợ ĐH FPT trong đào tạoHọc viện Quốc tế FPT ký kết liên thông với Trường Đại học Swinburne- Úc
Học viện quốc tế FPT tổ chức hội thảo: “Tìm Việc Tại Tập Đoàn CNTT Hàng Đầu"Nội san Aptechite 27
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11