Giáo sư Nguyễn Văn Đạo từ trần vì tai nạn giao thông  
 

(Post 13/12/2006) Đêm 9/12, GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo bị tai nạn giao thông và được đưa vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức. Mặc dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa, nhưng giáo sư đã mất lúc gần 9h sáng 11/12/2006, sau 2 ngày hôn mê. Khó có thể nói hết được tổn thất cho khoa học Việt Nam khi GS Đạo ra đi.

GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo. (Ảnh: vnu.edu.vn)

Khi đưa vào bệnh viện Việt Đức, kết quả chụp cắt lớp cho thấy GS Nguyễn Văn Đạo bị chấn thương sọ não nặng. GS Đạo đă bị hôn mê sâu và phải thở bằng máy oxy.

Cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS Nguyễn Văn Đạo là cuộc đời của một nhân cách lớn trong cả sự nghiệp khoa học và sự nghiệp trồng người. Là một nhà nghiên cứu hàng đầu, nhưng ông cũng là một nhà khoa học nhập thế, không chịu để kiến thức ngủ yên trong những cuốn sách dày cộp, mà bắt nó phải hóa thân vào những công trình ứng dụng thực tiễn.

Cho đến tận trước lúc mất, có lẽ chưa lúc nào ông ngừng suy nghĩ về Toán học, niềm đam mê của cả đời ông. Năm 2005, báo cáo mời của ông tại Hội nghị Ứng dụng Toán học Toàn quốc về hệ động lực cho máy bay siêu nhẹ đã gây sự chú ý của các nhà Toán học vì sự hấp dẫn và khả năng ứng dụng thực tiễn của nó.

Ông là nhà cơ học có nhiều công trình nghiên cứu Cơ học nhất Việt Nam với hơn 70 công trình.

Ông là đồng trưởng ban với GS Nguyễn Hoa Thịnh chỉ đạo dự án nghiên cứu thiết kế máy bay siêu nhẹ phục vụ công tác cứu hộ, nhu cầu du lịch và tưới tiêu nông nghiệp.

Ông cũng là hạt nhân mang lại cho cơ học Việt Nam một vị trí trong khoa học thế giới, người chủ chốt lập nên "Trường phái Hà Nội" về dao động phi tuyến.

Giáo sư Nguyễn Văn Đạo (1937-2006) là một trong những nhà khoa học có tên tuổi vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đã đạt được nhiều thành tựu khoa học:

Năm 1996: Tổng thống Ukraina trao Giải thưởng nhà nước Ukraina.

Năm 1988: Được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc.

Năm 1999: Được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba.

Năm 2000: Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ về công trình "Dao động phi tuyến của các hệ động lực".

Năm 2001: Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Năm 2002: Được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Châu Âu.

Năm 2000: ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina

Trong sự nghiệp khoa học của mình, ông cũng chú trọng đến việc tạo dựng những thế hệ tiếp nối trên con đường nghiên cứu. Rất nhiều học trò của ông nay đã trở thành những nhà khoa học lớn của Việt Nam.

Ngay sau khi hay tin mình được Giải thưởng Hồ Chí Minh, GS. Nguyễn Văn Đạo đã gửi thư đến Hội Cơ học Việt Nam những dòng tâm huyết: "Để hỗ trợ tài năng trẻ trong lĩnh vực Cơ học, tôi đề nghị Hội Cơ học mở đợt quyên góp trong hội viên Hội Cơ học, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, xây dựng Quỹ hỗ trợ tài năng Cơ học trẻ Việt Nam. Về phần mình, tôi xin tặng lại Hội Cơ học toàn bộ số tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 để góp phần gây quỹ nói trên!".

Con đường khoa học của ông nhất quán và kiên định như chính tính cách của ông.

Năm 1957, Nguyễn Văn Đạo tốt nghiệp xuất sắc Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ năm 1963-1965, ông làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Moskva và bảo vệ thành công Luận án Phó tiến sĩ Toán - Lý.

Năm 1976, do viết xong luận án từ trong nước, nên chỉ với 3 tháng, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Tổng hợp Vacsava, Ba Lan. Luận án tiến sĩ của ông, "Kích động thông số dao động phi tuyến của các hệ động lực", đã gây được tiếng vang lớn, thực sự là một công trình khoa học đầu ngành

Năm 1979-1990, ông là Viện trưởng sáng lập của Viện Cơ học và là Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Cơ học.

Đến năm 1994 khi Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập, ông cũng được tin tưởng giao trọng trách là Giám đốc đầu tiên của Đại học Quốc gia. Ông giữ vị trí này đến năm 2001.

Từ 2001 là Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Tự nhiên - Hội đồng Khoa học Quốc gia.

  • Lễ viếng được tổ chức từ 8h00 đến 12h00 thứ Năm ngày 14/12/2006 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 108, Hà nội.
  • Lễ truy điệu được bắt đầu vào lúc 12h00 và Lễ an táng được cử hành vào lúc 12h30 cùng ngày 14/12/2006 tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà nội

(theo Dân Trí)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Đại học FPT tuyển sinh: an toàn, nghiêm túc, kết quả đã đuợc công bố sau 24 giờNội san Aptechite số 28
Học viện Quốc tế FPT vô địch giải FPT Pingpong 2006Hội nhập bằng kiến thức hay bằng kỹ năng?
Hơn 100 thí sinh xuất sắc đã tham dự xét tuyển học bổng của Đại học FPT20/11 tại Học viện Quốc tế FPT – Ngày hội kỳ cục
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11