Tự trị ĐH: Câu chuyện từ Australia  
 

(Post 13/01/2007) Độc giả Đào Văn Khanh, MBA trường ĐH RMIT (Australia) gửi bài viết "Mô hình nào cho tự trị ĐH Việt Nam" từ duyên cớ "gần đây, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là VietNamNet, mở hẳn chuyên đề "trao quyền tự chủ cho các trường ĐH". Theo tác giả, việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH như một luồng gió mới, có sức đột phá và lan tỏa mãnh liệt như hiệu quả của "khoán 10" trong nông nghiệp. Tuy nhiên, ở góc độ quản trị trường ĐH, tự chủ đến mức độ nào và phân cấp đến đâu, làm thế nào để quản trị và quản lý nhà trường một cách hiệu quả là điều mà ít người đề cập.

Trong bài viết của mình, tác giả Đào Văn Khanh đã "phân tích những nguyên tắc cơ bản của quản trị ĐH đương đại, đồng thời đề xuất mô hình thích hợp cho các ĐH công lập đa ngành Việt Nam". Dưới đây, VietNamNet giới thiệu nội dung bài viết (tòa soạn có đặt lại một số tựa nhỏ).

Quan trọng nhất: Tự chủ học thuật

Một trong những nguyên tắc/đặc trưng quản lý cơ bản nhất của quản trị ĐH là quyền tự chủ (autonomy) và chịu trách nhiệm (accountability).

Quyền tự chủ trường ĐH thể hiện ở tính tự chủ về học thuật trong khuôn khổ qui định của pháp luật. Tự chủ về học thuật được xem như một thành tố quan trọng bậc nhất trong giáo dục ĐH, một lĩnh vực bất khả xâm phạm của các nhà khoa học, giảng viên và SV. Báo cáo của hội nghị về tự chủ ĐH khối ASEAN và Liên minh châu Âu tháng 01/2005 vừa qua đã kết luận: một trường ĐH có thể không được tự chủ về tài chính hoặc nhân sự nhưng tự chủ về học thuật là điều không thể chối cãi.

Trước những biến động to lớn của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa, tự chủ sẽ giúp các trường trở nên năng động, hiệu quả và linh hoạt hơn nhằm đảm bảo trách nhiệm xã hội, đồng thời thích ứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường giáo dục bậc cao. Đặc biệt, tự chủ ĐH sẽ giúp các trường nâng cao khả năng quản lý tài chính trong bối cảnh nguồn ngân sách từ nhà nước bị cắt giảm.

Trách nhiệm xã hội

Tự chủ ở trường ĐH sẽ không có ý nghĩa nếu không đi đôi với trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy, tự chủ càng cao, trách nhiệm sẽ càng nặng.

Vì vậy, sẽ không có gì khó hiểu khi không ít trường ĐH Việt Nam trong tương lai không xa - những trường vốn đã quen với “nguồn sữa” bao cấp - từ chối nhận quyền lợi “thiêng liêng” này.

Ở các trường ĐH Australia hiện nay, đang diễn ra cuộc tranh luận xoay quanh việc nhà nước cắt giảm kinh phí cho các trường nhưng đòi hỏi các trường phải chịu trách nhiệm nhiều hơn nên việc đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm ngày càng trở nên nặng nề.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tính chịu trách nhiệm ở các trường ĐH Ausitralia bị thả lỏng. Bởi, để có được kinh phí nghiên cứu và đào tạo từ nhà nước (thông thường rất lớn), các trường phải cạnh tranh rất quyết liệt thông qua hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu. Đồng thời, phải chứng minh được sự thành công của việc chịu trách nhiệm đối với chính phủ, doanh nghiệp, người học và xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố hết sức quan trọng quyết định uy tín, thương hiệu và sức hấp dẫn của nhà trường.

Hội đồng trường ở Austrialia

Khi nói đến quản trị ĐH, trước tiên phải nói hội đồng trường (HĐT). HĐT ở các ĐH Australia thông thường có chức năng nhiệm vụ như sau:

  • Chỉ định hiệu trưởng/chủ tịch, người điều hành công tác quản lý nhà trường. Hiệu trưởng/chủ tịch được gọi là chief executive officer (CEO) hoạt động giống như tổng giám đốc điều hành.
  • Xem xét, chấp nhận sứ mệnh và định hướng chiến lược của trường ĐH cũng như kinh phí hàng năm và kế hoạch phát triển.
  • Xem xét và đánh giá hiệu quả họat động của nhà trường.
  • Thiết lập các chính sách và qui định phù hợp với yêu cầu pháp lý và mong đợi của cộng đồng.
  • Phê duyệt và kiểm soát hệ thống kiểm tra tính tự chịu trách nhiệm bao gồm kiểm soát tổng thể các hoạt động.
  • Xem xét đánh giá khả năng quản lý và quản lý các nguy cơ nảy sinh trong toàn trường, bao gồm các họat động/dịch vụ thương mại/kinh doanh.
  • Xem xét và kiểm soát/định hướng các hoạt động học thuật của nhà trường.
  • Phê duyệt các hoạt động thương mại/dịch vụ.

Nhằm minh bạch hóa công tác điều hành, chủ tịch HĐT (Chancellor) sẽ chỉ định hiệu trưởng/giám đốc điều hành (Vice-Chancellor/President). Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và nhóm cộng sự điều hành (executive officers) sẽ phụ trách công tác quản lý thường nhật của nhà trường (day-to-day management).

Mặc dù hai thuật ngữ quản trị và quản lý nhìn chung có sự gần gũi và tương tác nhưng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa quản trị ĐH (governance) và quản lý nhà trường (management). Đây là điều mà bản thân các trường ĐH Việt Nam thường lúng túng bởi chưa có sự phân định rõ ràng.

Theo Gallagher (2002, p.2)[4], “quản trị là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng xã hội và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý trong khi quản lý nhằm đạt được kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả”.

Thông thường, số thành viên trung bình của hội đồng quản trị các trường ĐH Australia vào khoảng 19-30 trong khi ở Mỹ dao động từ 25 đến 35. Ở châu Âu, HĐT chủ yếu được chỉ định bởi chính quyền thành phố, tiểu bang hoặc liên bang (tiêu biểu là trường ĐH kỹ thuật Delft, Hà Lan).

Bảng bên cạnh cho thấy số thành viên trung bình của HĐT ở Australia:

Thành phần
Số lượng thành viên trung bình năm 2000
Mặc nhiên được chỉ định hoặc bầu cử
4
Giảng viên
3
Cán bộ
1
Sinh viên
2
Nghị viên
1
Ủy ban chuyên môn
2
Chỉ định từ Chính phủ/ Bộ Giáo dục
6
Tổng cộng
19

Gần đây, ở các trường ĐH Australia nảy sinh một số tranh luận về phương thức làm việc của thành viên HĐT khi thành viên hội đồng là tập hợp những người từ nhiều nguồn khác nhau (bên trong và ngoài trường).

Trên thực tế, một số thành viên HĐT phải làm việc cật lực và có trách nhiệm rất cao trong khi một số khác lại khá “thoải mái” khi tham gia xây dựng chiến lược và xét duyệt các quyết sách quan trọng.

Một số khác không đủ kiến thức chuyên môn về tài chính và quản trị nên thường có tâm lý thuận theo số đông. Ngoài ra, do đây là công việc có tính thiện nguyện (không hưởng lương trực tiếp) từ nhà trường nên một số thành viên hội đồng chưa thể hiện tính tích cực khi tham gia.

Bên cạnh đó là xu hướng HĐT thường can dự khá nhiều vào công việc điều hành hàng ngày của ban giám hiệu nên gây ra một số mâu thuẫn không đáng có. Đây chính là bài học cho việc xây dựng HĐT ở các trường ĐH Việt Nam.

VN: Hội đồng trường có được đứng trên Đảng ủy?

Dĩ nhiên, mặc dù có một số khác biệt giữa các hệ thống ở các nước Âu, Mỹ, Úc. Nhưng nhìn chung, vấn đề HĐT tập trung ở một số điểm sau:

  • Vai trò của HĐT nhằm kiểm soát tổng thể các đường lối, phương hướng, kế hoạch chiến lược của nhà trường và quản lý các rủi ro/nguy cơ tiềm năng có thể nảy sinh hơn là tham gia trực tiếp quản lý bởi đây là vai trò của ban giám hiệu/ giám đốc điều hành.
  • Tất cả các hệ thống thể hiện ở hình thức "shared governance" (tạm dịch quản trị chia xẻ) đạt được thông qua đại diện của hội đồng hoặc tư vấn đối với các vấn đề quan trọng.
  • Sự thành công của cấu trúc quản trị phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ đối tác gữa HĐT và ban giám hiệu/giám đốc điều hành.

Ở Việt Nam, cho đến nay, có rất ít trường ĐH thành lập HĐT vì theo cách nói của GS.TSKH Đặng Ứng Vận, “chúng ta chưa định rõ mô hình HĐT ĐH”, đồng thời “nhiều nội dung đã vượt ra khuôn khổ ĐH truyền thống".

Song song đó, sự nhập nhằng về trách nhiệm và quyền hạn giữa Đảng ủy, ban giám hiệu và hội đồng khoa học/tư vấn đã mang đến những bất cập không thể giải quyết trong một sớm một chiều. “Liệu cơ chế Đảng lãnh đạo có cho phép HĐT đứng trên Đảng ủy trường không” là điều mà GS.TS Võ Tòng Xuân lo lắng.

Như vậy, có thể thấy, HĐT của các trường ĐH Việt Nam chỉ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình khi giải quyết được mối quan hệ giữa Đảng ủy, ban giám hiệu và hội dồng khoa học. Điều đó có nghĩa là tổ chức Đảng không bao biện, làm thay công việc của HĐT và ban giám hiệu.

Đào Văn Khanh
(theo VietNamNet)

Phần 2: Mô hình nào cho quản trị ĐH Việt Nam?


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Học liệu mở: Kích thích cạnh tranh trong giáo dục ĐHĐại học Mỹ: Ba bí quyết thành công
ĐH đẳng cấp Quốc tế: Bài học từ Hàn QuốcGiáo dục: "Ốc đảo" giữa thị trường?
Các trường đua nhau đòi "cởi trói"Giáo dục: cần chiến lược 20 năm
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11