52 người Việt Nam nhận học bổng của VEF  
 

(Post 04/07/2007) Vừa qua, Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) giới thiệu 40 nghiên cứu sinh của khoá học mới, những người sẽ lên đường sang Hoa Kỳ để học tập tại 27 trường đại học hàng đầu vào mùa thu năm 2007; và 12 học giả, những người sẽ sang Hoa Kỳ để tham dự các chương trình phát triển chuyên môn.

40 nghiên cứu sinh sẽ theo học các chương trình sau đại học thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản (toán học, vật lý, hoá học, sinh học) khoa hoc máy tính, các ngành kỹ thuật (điện, môi trường, xây dựng, cơ khí…), nông nghiệp và y tế cộng đồng các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ (xem danh sách bên dưới).

Kể cả khoá học này, VEF có tổng cộng 230 nghiên cứu sinh theo học tại 62 trường đại học hàng đầu tính đến mùa thu năm 2007.

Cùng với nhóm nghiên cứu sinh mới, VEF cũng tuyển chọn thành công 12 học giả qua dự án thí điểm mang tên Chương trình Học giả (VSP). VSP dành cho các công dân Việt Nam, những người đã có bằng tiến sỹ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (STEM). Mục tiêu của VSP là phát triển chuyên môn, bao gồm cả học tập, nghiên cứu và/hoặc các hoạt động quan sát, tham gia hợp tác với các viện, trường của Hoa Kỳ. Sau khi trở về Việt Nam, các học giả sẽ đào tạo cho những người khác những kỹ năng đã học tập được và VSP chính là chương trình đào tạo những người sẽ đào tạo lại những người khác (TOT).

TS Nguyễn Thị Thanh Phượng được chọn làm Trưởng đại diện VEF

Trước khi được bổ nhiệm tại VEF, Tiến sỹ Phượng là chuyên viên của Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế và là giảng viên tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia – TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đảm nhiệm những vai trò này, Tiến sỹ Phượng đồng thời là đại diện bán thời gian của VEF, giúp tổ chức và giám sát các hoạt động liên quan tới Chương trình Học bổng VEF, Chương trình các Hội thảo và Dự án. Từ tháng 1 đến tháng 9, 2006, Tiến sỹ Phượng làm Tư vấn Dự án của VEF, giữ vai trò quan trọng của người điều phối và là đồng tác giả của hai dự án nghiên cứu do VEF tài trợ: Những Quan sát về Giáo dục Đại học trong các Ngành Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện - Điện tử - Viễn thông và Vật lý tại Một số Trường Đại học Việt Nam; và Những Quan sát về Hiện trạng Giáo dục trong các Ngành Khoa học Nông nghiệp tại Việt Nam.

Tiến sỹ Võ Văn Tới, Giám đốc Điều hành của VEF cho biết “Chúng tôi rất vui mừng với thành công của 2 chương trình này trong năm qua. Các Nghiên cứu sinh và các Học giả này đã trải qua một quy trình tuyển chọn rất cạnh tranh và đã chứng minh được rằng họ xứng đáng được tham gia vào các chương trình đào tạo, nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Chúng tôi mong đợi ngày họ trở về Việt Nam và đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục của đất nước.”

Các nghiên cứu sinh và các học giả VEF sẽ lên đường sang Hoa Kỳ sau khi tham dự một chương trình đặc biệt về xây dựng kỹ năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm được tổ chức tại Đà Lạt từ 7 đến 10 tháng 6, và sau hội thảo trước khi lên đường tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ 11 đến 13 tháng 6 năm 2007.

Được biết, Quỹ Giáo dục Việt Nam (www.vef.gov) là sáng kiến đặc biệt của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm đưa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đến gần nhau hơn thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Quỹ đã hoạt động được bốn năm với sự hợp tác chặt chẽ của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình hoạt động của VEF. Là một hoạt động tiêu biểu của VEF, chương trình học bổng VEF đã đưa gần 200 nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tại hơn 50 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, hầu hết đang học chương trình đào tạo bậc tiến sỹ. Các nghiên cứu sinh VEF được yêu cầu quay về Việt Nam sau khi hoàn tất các chương trình học của mình tại Hoa Kỳ.

Các NCS VEF khoá 2007 theo học tại các trường ĐH Hoa Kỳ
1. Brown University
2. Clemson University
3. Columbia University
4. Duke University
5. Emory University
6. Georgia Institute of Technology
7. Iowa State University
8. Massachusetts Institute of Technology
9. Memorial Sloan-Kettering Cancer Center
10. Michigan State University
11. Purdue University
12. University of California, Berkeley
13. University of California, Davis
14. University of California, Los Angeles
15. University of California, San Diego
16. University of Florida
17. University of Illinois at Urbana – Champaign
18. University of Iowa
19. University of Maryland, College Park
20. University of Michigan, Ann Arbor
21. University of Minnesota
22. University of Missouri – Columbia
23. University of Pennsylvania
24. University of Texas at Austin
25. University of Texas at Houston
26. Virginia Polytechnic Institute and State University
27. Washington State University

Phạm Phúc Tiến
(theo báo Giáo Dục)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Tỷ lệ tốt nghiệp sụt mạnh: Soi lại thực chấtGiáo dục: Bớt sự tập trung để "nhảy vọt" như Internet
Cần "xã hội hóa" đào tạo nguồn nhân lực CNTT?Chảy máu chất xám và bài học từ nước Đức
Bạn thuộc dạng thông minh nào?Nguyễn Chí Công - Người làm ra chiếc máy vi tính đầu tiên ở Việt Nam
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11