Chảy máu chất xám và bài học từ nước Đức  
 

(Post 20/06/2007) Mặc dù được đánh giá là thành công trong việc thu hút chất xám từ các nước đang phát triển, nhưng chính nước Đức cũng gặp phải vấn đề chảy máu chất xám (brain drain), đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. Theo thống kê, những nơi tiếp nhận chất xám đến từ Đức lớn nhất là Anh, Pháp, Thụy Sĩ và Mỹ.

Tại nước Mỹ, số lao động chất lượng cao của nước Đức chiếm hơn 18% lượng “nhập khẩu chất xám” từ Châu Âu vào nước này. Lượng lao động chất lượng cao của nước Đức chủ yếu tập trung tại các trường đại học, viện nghiên cứu...

Một nghiên cứu mới đây cho hay, một nửa các khoa học gia người Đức khi được hỏi, đã trả lời muốn định cư lâu dài tại Mỹ. Số còn lại, hoặc đang lưỡng lự, hoặc chưa có một kế hoạch cụ thể để quay về.

Khi bàn về nguyên nhân thất thoát chất xám ra nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở Đức đã đưa ra ba nhóm vấn đề chính.

1. Thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, trong khi gặp nhiều cản trở từ phía nhà nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự đóng góp của các công ty ở nước ngoài tại Đức trong các công trình nghiên cứu thường mang lại hiệu quả hơn.

Khác với nước Đức, ở Mỹ, giới khoa học được nhiều tổ chức, quỹ học bổng tài trợ cho các công trình nghiên cứu. Chính quyền cũng linh hoạt hơn trong các vấn đề pháp lý, cũng như hạn chế thấp nhất sự can thiệp của cơ quan công quyền vào lĩnh vực khoa học và nghiên cứu.

2. Các sinh viên tốt nghiệp đại học khá giỏi ở Đức muốn chọn con đường nghiên cứu khoa học thường không được tạo điều kiện tốt nhất. Viễn cảnh nghề nghiệp của họ không được rõ ràng.

3. Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, là các nhà khoa học Đức than phiền về sự hạn chế quyền tự chủ trong trường đại học.

Thí dụ như có thể thấy rõ điều này trong các quyết định về bổ nhiệm nhân sự hay các kế hoạch quyết sách tài chính. Nguyên nhân là bởi trường đại học ở Đức phần lớn được nhà nước bao cấp, nên các quyết định nằm trong hai phạm vi kể trên phải đi qua nhiều cửa phức tạp.

Nhận thấy những sự hạn chế, chính phủ Đức đã tiến hành cải cách. Đầu tiên là chương trình “hồi hương” do Cơ quan trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD) tiến hành. Trọng tâm chính của chương trình này là hướng tới nước Mỹ, nơi có khoảng gần 20.000 nhà khoa học người Đức đang làm việc.

Tại thành phố New York, Mỹ, một tổ chức có tên GAIN (German Academic International Network) đã ra đời với mục đích thành lập mạng lưới thông tin giữa các tri thức Đức kiều trên nước Mỹ.

GAIN cung cấp tất cả thông tin về thị trường lao động chất lượng cao, kiêm vai trò người phân phối, kết nối với các tổ chức khoa học, tập đoàn kinh tế. Một cầu nối thông tin giữa hai bờ đại dương được thành lập tạo điều kiện cho những ai muốn quay về làm việc ở Đức.

Rõ ràng, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khái niệm “đóng góp cho đất nước” có lẽ nên được hiểu lại theo nghĩa rộng, không nên phân biệt trực tiếp hay gián tiếp. Thí dụ như bài học thực tiễn về mô hình thu hút tri thức gián tiếp ở Đức.

Một mặt, nước Đức muốn gửi sinh viên ra nước ngoài tận dụng nguồn học bổng đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Mặt khác, họ cũng muốn tái sử dụng, không đánh mất nguồn lực quý báu này.

Để giải quyết vấn đề, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (BMBF) đề xuất thành lập nhiều diễn đàn khoa học hằng năm. Đây là cơ hội để các tri thức Đức kiều khắp mọi nơi trên thế giới gặp mặt, đề xuất ý kiến, trao đổi đề tài, đóng góp cho đất nước thông qua các đơn đặt hàng nghiên cứu khoa học.

Đảm bảo chiến lược dài hạn thu hút nhân tài, chính phủ Đức dành ngân sách cố định hằng năm cho các giải thưởng khoa học có giá trị. Đây có thể xem là bước đầu tiên để thị trường lao động chất lượng cao ở Đức tiếp cận với “những bộ óc thông minh nhất” của thế giới.

Hiệu quả từ các chính sách đãi ngộ đúng đắn thể hiện qua bảng báo cáo năm 2004 của BMBF: Nước Đức nhìn chung đang hưởng lợi từ quá trình chảy máu chất xám toàn cầu, trở thành đầu vào cao nhất Châu Âu của nguồn lực vô giá này (brain gain).

Điểm quan trọng rút ra từ bài học giải quyết nạn chảy máu chất xám ở Đức là không thể ngăn cản dòng chảy tri thức từ nước này sang nước khác bằng những hàng rào luật pháp khô cứng. Mà trên hết, cần xây dựng một đại lộ thông thoáng, để dòng chảy di chuyển một cách có trật tự, trong khuôn phép. Từ đó phối hợp với quốc tế, hoàn chỉnh cơ chế kinh tế xã hội tự có tìm cách hướng dòng chảy vào đất nước mình.

Một chính sách khuyến khích hợp lý cùng một cơ chế sử dụng tri thức hiệu quả sẽ đồng nghĩa với việc “chất xám” sẽ quay trở về nơi sinh ra nó.

(theo Tiền phong)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Bạn thuộc dạng thông minh nào?Nguyễn Chí Công - Người làm ra chiếc máy vi tính đầu tiên ở Việt Nam
Đào tạo 20.000 tiến sĩ theo kiểu nào?Giảng viên trẻ và "hy vọng 10 năm"
Đào tạo nghề: Thiếu và yếu"Quân máy tính” vào Sài Gòn, tháng 5 năm 1975
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11