(Post 01/03/2008) Việt Nam đang trên đường
hiện đại hóa nền công nghiệp dựa vào sự phát triển và ứng dụng công nghệ
cao. Bài viết đề cập tới một số kinh nghiệm của các nước Đông Âu trong
lĩnh vực này để tham khảo, cũng như biện pháp phát huy tiềm năng Việt
kiều hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hóa nền công nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Trung tâm thương mại Việt Nam ASG tại
Ba Lan ngày 15/9/2007. TS Hoàng Xuân Bình đứng cạnh Thủ tướng |
|
Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2010 sẽ thoát
nghèo và đến năm 2020 là quốc gia có nền công nghiệp hiện đại. Từ thực
tiễn, Việt Nam kỳ vọng sẽ có những đột phá bằng chiến lược phát triển,
ứng dụng công nghệ cao - một lĩnh vực có hàm lượng trí thức lớn, tạo ra
những sản phẩm có sức cạnh tranh trong nền kinh tế trí thức và hội nhập
toàn cầu.
Kinh nghiệm của các nước Đông Âu.
Cũng như Việt Nam, các nước Đông Âu từ những năm 90 đã
có chính sách công nghiệp hóa đất nước dựa vào phát triển nền công nghệ
cao. Ban đầu, một mặt tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư
vào các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao, mặt khác các công ty trong nước
tập trung sản xuất các sản phẩm tận dụng lao động rẻ và đáp ứng nhu cầu
đang thiếu và còn thấp của thị trường nội địa. Nhà nước tập trung ưu tiên
cho một số ngành công nghiệp trọng điểm. Sau khoảng 10 năm thực hiện,
chính sách này không tạo động lực chung để thúc đẩy tất cả các ngành công
nghiệp. Nhất là hiện đại hóa công nghệ (nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật
mới), bảo vệ môi trường, phát triển tiềm năng trí thức, đồng thời hạn
chế sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp từ các doanh nghiệp nội
địa. Ngành công nghiệp cần khắc phục những yếu điểm như: Lạc hậu về kỹ
thuật và mức độ sáng tạo thấp. Ít sản phẩm có hàm lượng cao về chất xám.
Thiếu nguồn lao động có trình độ cao, khó khăn tiếp nhận thị trường lao
động từ ngoài. Các luật pháp, quy chế phức tạp, không rõ ràng, nhiều hạn
chế về bộ máy quản lý hành chính. Chưa hoàn thiện các quy chế bảo vệ sở
hữu trí tuệ công nghiệp. Ít các cơ sở nghiên cứu, đầu tư, phổ cập xã hội
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường v.v.
Chuẩn bị cho gia nhập EU, các nước Đông Âu có sự thay
đổi chính sách phát triển công nghiệp theo hướng: Tạo cơ chế, điều kiện
hỗ trợ chung cho tất cả các ngành công nghiệp, không phân biệt lĩnh vực
và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Chính sách hỗ trợ bằng cơ chế
tài chính (có thể từ các quỹ của EU) hay các cơ chế phi tài chính bằng
cách thay đổi luật pháp, quy định hiện hành cản trở sự phát triển kinh
tế. Chính sách chung của chính phủ tập trung cải tiến và hỗ trợ cho các
hướng sau:
Nghiên cứu, phát triển khoa học, sự sáng tạo. Thực
chất là gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp. Hỗ trợ các
xí nghiệp vay vốn hiện đại hóa công nghệ hay thành lập các cơ sở nghiên
cứu sáng chế. Đặc biệt với các dự án tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật
liệu mới, hạn chế ảnh hưởng môi trường, tăng thêm lao động. Hỗ trợ tài
chính cho các cơ sở khoa học nghiên cứu theo yêu cầu của các xí nghiệp.
Tăng cường hợp tác khoa học với các cơ sở nước ngoài. Hỗ trợ, khuyến
kích các sinh viên, nghiên cứu sinh tham gia hoạt động khoa học để phát
triển công nghiêp. Tăng thêm các quỹ đầu tư cho sáng chế, nghiên cứu,
ứng dụng chuyển giao công nghệ mới v.v
Phát triển kỹ thuật tin hoc và truyền thông. Hỗ trợ
các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong sản
xuất và điều hành. Thành lập các trung tâm dịch vụ hiện đại, các trung
tâm IT. Xây dựng hệ thống đồng bộ về hạ tầng tin học, thông tin, phục
vụ kinh tế, xã hội, chương trình chính phủ điện tử.
Đào tạo lao động. Thực hiện chuẩn hóa lao động theo
tiêu chuẩn chung của EU. Có chiến lược đào tạo lao động, nâng cao trình
độ cho người lao động qua các chương trình học ngắn hạn, dài hạn. Tăng
cường chất lượng giáo dục trong nhà truờng ở mọi cấp học. Gắn đào tạo
với thực tế, ứng dụng các công nghệ mới trong giáo dục, đào tạo. Tạo
thêm cơ hội cho người khuyết tật có chỗ làm việc.
Bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng
tâm trong phát triển công nghiệp bền vững. Đảm bảo lợi ích giữa kinh
tế và bảo vệ môi trường. Khuyết khích tiết kiệm và sử dụng các nguồn
năng lượng mới. Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vật liệu
tự nhiên, tài nguyên môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Hình thành
các quỹ đầu tư, nguồn tài chính hỗ trợ cho các nghiên cứu ứng dụng công
nghệ, vật liệu mới trong công nghiêp thân thiết với môi trường v.v.
Phát triển thị trường, thúc đẩy đầu tư. Hỗ trợ cho
các xí nghiệp tìm kiếm thị trường quốc tế. Giúp tư vấn, đào tạo nhân
viên bán hàng ở nước ngoài. Giúp nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham
gia hội trợ quốc tế, xây dựng hệ thống dịch vụ điện tử phục vụ các doanh
nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư trong các nghành công nghiêp cao.
Hỗ trợ cho vay vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
có khả năng cạnh tranh cao v.v.
Bảo vệ trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp. Hỗ trợ các
doanh nghiệp bảo vệ sở hữu công nghiệp, sở hữu bản quyền tác giả, sở
hữu thương hiệu sản phẩm trong nước và quốc tế. Kiên quyết chống các
hiện tượng vi phạm bản quyền, làm hàng nhái, hàng giả v.v.
Phổ cập và chỉnh lý hệ thống luật pháp, quy chế. Xác
định các văn bản pháp luật đúng đắn là nguyên nhân cơ bản giúp sự phát
triển các nghành công nghiệp nội địa và thu hút đầu tư. Các văn bản
cần rõ ràng, thực tế, công khai và luôn có sự điều chỉnh cho phù hợp
với thực tế.
Tiệm cận và sử dụng nguồn vốn. Sử dụng được các nguồn
vốn sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Thông thường các
nghân hàng ít chú trọng cho vay vốn để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
mới. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa công nghệ, ứng dụng
khoa học, Nhà nước có các chính sách ưu tiên về thuế, hình thành cơ
chế hỗ trợ từ các nguồn vốn ưu đài, nghân sách nhà nước và các quỹ tư
nhân. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể tận dụng những nguồn tài
chính từ các chương trình chung của EU hay các quỹ của EU (như quỹ đầu
tư Châu Âu – Group EBI) giúp doanh nghiệp đầu tư, hiện đại hóa công
nghệ và mở rộng thị trường v.v.
ThS Hoàng
Đông Quang |
|
Công nghệ cao của Việt Nam.
Từ thực tiễn của các nước Đông Âu cho thấy, việc xác
định chủ trương, biện pháp đúng là nhân tố quan trong để phát triển công
nghệ cao và ứng dụng chúng. Chủ trương này có thể được xây dựng trên một
số quan điểm:
Xây dựng chính sách, cơ chế bình đẳng cho mọi thành
phần kinh tế đựơc hưởng lợi từ những hỗ trợ ưu đãi của Nhà nước trong
lĩnh vực công nghệ cao và ứng dụng chúng.
Phát triển công nghiệp hiện đại trên nền tảng công
nghệ cao vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu chung của mọi người.
Cần phát huy tiềm năng nội lực của dân tộc, trên cơ
sở đảm bảo những tiêu chuẩn chung của quá trình hội nhập kinh tế, hội
nhập khu vực.
Thông thường để phát triển công nghệ cao, cần tập trung
vào 3 khâu quan trọng:
Thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Nghiên cứu khoa học, đào tạo các chuyên gia, công
nhân kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh doanh,
sản xuất, quản lý xã hội và đời sống.
Các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao mong muốn
có các điều kiện hạ tầng tốt, khả năng cung cấp lao động theo yêu cầu
và cơ chế chính sách ưu đãi, phù hợp. Đồng thời còn tính đến khả năng
cung ứng các phụ kiện, vật liệu để sản xuất sản phẩm cạnh tranh và tiềm
năng tiêu thụ trong thị trường nội địa hay khu vực.
Hiện nay Việt Nam đang hình thành 2 khu công nghệ cao
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cần có sự phối hợp và định hướng
các lĩnh vực đầu tư để phát huy được tiềm năng của mỗi địa phương, tránh
sự dàn trải, lãng phí và cạnh tranh nội địa. Hơn nữa nên có quy hoach
tổng thể, nhất là cụm các khu công nghiệp vệ tinh phụ trợ cho mỗi khu
công nghệ cao để hình thành khu công nghiệp liên hoàn nhằm tiết kiệm cho
sản xuất, thuận lợi nghiên cứu, đào tạo nhân lực.
Do đặc thù của mình, hàm lượng chất xám trong các sản
phẩm công nghệ cao hay ứng dụng chúng sẽ là yếu tố quyết định chất lượng,
giá thành của sản phẩm. Vì vậy mỗi đơn vị nghiên cứu, đào tạo, mỗi doanh
nghiệp cần chủ động liên kết, hợp tác và cùng hưởng lợi từ kết quả sáng
tạo ra các sản phẩm của mình.
Để có nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển lĩnh vực công
nghệ cao, ngoài nguồn vốn từ ngoài (như ODA), nghân sách nhà nước, đặc
biệt tập trung huy động vốn nội địa. Có chính sách thu hút vốn của các
doanh nghiệp, người dân đầu tư cho sản xuất (không nên để đọng vốn cho
đầu cơ về bất động sản), xây dựng thị trường chứng khoán phát triển bền
vững, lành mạnh.
Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển
công nghệ cao của Việt Nam:
Họach định chính sách chung của Nhà nước về chiến lược
phát triển công nghệ cao và lộ trình thực hiện. Công bố chính sách để
mọi thành phần kinh tế, người dân tham gia góp ý.
Quy họach tổng thể phát triển hạ tầng cơ sở cho ngành
tin học, viễn thông, truyền hình. Huy động các thành phần kinh tế cùng
đầu tư xây dựng hạ tầng này để mọi doanh nghiệp, đơn vị khoa học và
người dân đều được hưởng lợi và nâng cao dân trí.
Hình thành cơ chế liên kết khoa học với doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền tự quyết, tự hạch toán và quyền lợi của các bên cũng như
sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu.
Tuyên truyền rộng rãi để mỗi người dân hiểu biết về
công nghệ cao, phát huy ý thức dân tộc, khuyến kích sáng tạo, giúp định
hướng nghề nghiệp, tự đào tạo mình.
Thành lập các trung tâm giới thiệu sáng kiến, công
nghệ, các trung tâm triển lãm, môi giới chuyển giao công nghệ, đào tạo,
cung cấp chuyên gia.
Huy động tài chính, phân bổ ngân sách nhà nước, các
quỹ đầu tư, ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao và ứng dụng công nghệ mới.
Việt kiều với sự phát triển công nghệ cao của
Việt Nam.
Việt kiều có thể đóng góp được gì cho sự phát triển
công nghệ cao Việt Nam dựa trên những tiềm năng của mình? Tiềm năng đó
là vốn đầu tư, tri thức, khoa học kỹ thuật và cầu nối quốc tế.
Đa số Việt kiều sống và làm việc tại nước ngoài, một
số ít doanh nghiệp hay trí thức Việt kiều có điều kiện trực tiếp về đầu
tư hay làm việc trong nước. Khai thác tiềm năng vốn, trí thức của Việt
kiều nên dựa vào khả năng huy động từ xa làm gốc. Việt kiều hiểu rõ về
ưu thế và lợi nhuận khi đầu tư vào các công ty, xí nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ cao hay ứng dụng chúng, nên có thể đầu tư trực tiếp hay gián
tiếp ( qua thị trường chứng khoán) vào các công ty này. Mặt khác cần quảng
bá những công ty Việt kiều, công ty liên doanh nước ngoài đang đầu tư
tại Việt Nam trong lĩnh vức công nghệ cao, để có thể huy động vốn của
Việt kiều tại nước ngoài”*”.
Một lợi thế quan trong của Việt kiều là tiềm năng về
trí thức trong lĩnh vực công nghệ cao. Sớm hình thành cơ chế và điều kiện
để huy động các trí thức Việt kiều, các doanh nhân trí thức hợp tác với
các cơ sở khoa học trong nước. Giúp đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ
chuyển giao công nghệ mới. Giúp các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam hay quảng bá giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam
ở thị trường nước ngoài. Tạo điều kiện và phương tiện để các trí thức
Việt kiều ( nhất là các trí thức về hưu) có điều kiện tiếp tục làm việc
ngắn hạn hay lâu dài tại Việt Nam.
Từ những tiềm năng trên có thể đề xuất một số
biện pháp cụ thể:
Xây dựng hệ thống dự liệu về Việt kiều. Trước hết
cần thành lập danh sách các trí thức, doanh nhân trí thức, các doanh
nhân thành đạt của Việt kiều tại mỗi nước. Danh sách này phân theo các
chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động để dễ liên lạc với nhau, với các đơn
vị trong nước. Hình thành bộ phận điều phối chung tại Việt Nam ( như
Câu lac bộ trí thức Việt kiều, Hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại Việt
Nam, Ủy ban về nguời Việt Nam ở nước ngoài). Các dự án, chương trình
nghiên cứu, góp ý, phản biện, các lĩnh vực kinh doanh cần sự phối hợp,
hợp tác của Việt kiều sẽ đươc ban điều phối kết nối và giúp đỡ thực
hiện.
Huy động vốn. Nên thành lập trang WEB của các dự án,
các đề tài cần sự đầu tư hay liên kết, nhất là trong lĩnh vực công nghệ
cao. Qua đó giúp Việt kiều trực tiếp hay gián tiếp tìm kiếm đối tác
để đầu tư. Đối với các dự án lớn ( như dự án quy họach, xây dựng hệ
thống hạ tầng tin học, viễn thông của Việt Nam, đặc biệt tại các vùng
nông thông, miền núi), nên trực tiếp giới thiệu cho Việt kiều và hợp
tác cùng thực hiện. Sớm hình thành cơ chế liên kết, đại lý của các quỹ
đầu tư Việt Nam, đại lý của các công ty chứng khoán Việt Nam tại nước
ngoài. Khi đó Việt kiều dễ ràng tham gia đầu tư thông qua thị trường
chứng khoán của Việt Nam. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt kiều trong
cùng lĩnh vực kinh doanh liên kết để thực hiện các dự án đầu tư chung
tại Việt Nam.
Huy động tiềm năng trí thức, khoa học. Đối với các
trí thức đã về hưu nên có chính sách và tạo điều kiện để họ tiếp tục
tham gia làm việc, nghiên cứu khoa học, đào tạo tại Việt Nam. Với các
trí thức khác cần động viên họ tham gia các chương trình đào tạo ngắn
hạn, nghiên cứu, góp ý, phản biện cho các dự án, quy hoạch, đề tài khoa
học tại Việt Nam. Cần hình thành trung tâm giao lưu khoa học và đào
tạo ngắn hạn tại Việt Nam để các trí thức Việt kiều, các nhà khoa học
quốc tế thuận lợi khi tới làm việc tại Việt Nam. Sớm thực hiện dự án
xây dựng làng trí thức Việt kiều “**”.
Vai trò cầu nối quốc tế. Vai trò cầu nối quốc tế
của Việt kiều bao gồm cả việc giới thiệu các dự án, giúp tìm kiếm các
các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao hay nghiên cứu khoa học. Mặt
khác hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để tiêu thụ sản phẩm của
công nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Thông qua Việt kiều tìm
kiếm các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tài chính hỗ trợ đào tạo chuyên
gia tại Việt Nam, giúp các sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà khoa học
sang học tập, nghiên cứu tại các nước. Nên hình thành các phòng thương
mại song phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có sự tham gia
của các doanh nghiệp Việt kiều. Thành lập các trung tâm môi giới, chuyển
giao công nghệ và các dự án sáng tạo có sự tham gia trực tiếp hay gián
tiếp của các doanh nghiệp, trí thức Việt kiều để thu hút đầu tư hay
xuât khẩu sản phẩm trí tuệ.
Phát triển nền công nghiệp hiện đại trên nền tảng phát
triển, ứng dụng công nghệ cao là con đường tối ưu để Việt Nam trở thành
nước công nghiêp. Để thành công cần có sự tham gia của mọi thành phần
kinh tế, của mọi người dân. Hy vọng với những tiềm năng của mình, Việt
kiều sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển lĩnh vực công nghệ cao, vì
sự phồn vinh của đất nước.
TS. HOÀNG XUÂN BÌNH – Chủ tịch Business &
Investment Group ASEANEU
ThS. HOÀNG ĐÔNG QUANG – Chủ tịch Quỹ quảng bá các thành phố (Ba Lan).
Tài liệu tham khảo:
“ * “: Việt kiều với sự phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam. Tham luận Hội thảo doanh nghiệp Việt kiều tại Đà Năng
20/09/2006 – TS. Hoàng Xuân Bình, Ths, Hoàng Đông Quang (Cộng hòa Ba Lan).
“ ** “: Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo và giao
lưu khoa học quốc tế “ Gặp gỡ Việt Nam”- 02/2006. GS. Trần Thanh Vân (
Cộng Hòa Pháp); TS. Hoàng Xuân Bình ( Cộng hòa Ba Lan).
(theo Người
Viễn Xứ)
|