Phương pháp học tốt trên giảng đường Đại học  
 

(Post 26/08/2009) Muốn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn nhất thiết bạn cần phải có một phương pháp ôn tập hợp lý ở giảng đường Đại học. Quá trình quan trọng hơn mục đích, chính vì vậy, để áp dụng phương pháp học ít - có hiệu quả bạn cần có một quá trình học chứ không chỉ học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời. Để giúp cho quá trình ôn tập của bạn có hiệu quả, dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ

1. Những điều cần lưu ý khi nghe giảng

- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung kiến thức mà giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề. Nếu có thể, bạn hãy mang một cái máy ghi âm để thu lại những lời thầy giảng một cách rõ ràng nhất, điều đó sẽ giúp bạn có thể nghe lại những điều mình chưa hiểu lắm hoặc những kiến thức mà mình vô tình bỏ qua do lỡ...ngủ gật chẳng hạn.

- Cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).

2. Về tài liệu học tập

- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Phải chắc chắn rằng bạn có đầy đủ tài liệu của môn học đó. Để làm điều này, tốt nhất là bạn nên mua, photo hay mượn tài liệu của những sinh viên khoá trước vào thời điểm kết thúc của học kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy, chấm điểm của giáo viên môn học.

- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ đẹp và được ghi chép để bạn có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn).

- Sử dụng “sức lực của người khác” bằng cách:

  • Mượn vở và photo của những sinh viên ghi chép đầy đủ và rõ ràng.
  • Mượn bài soạn và photo của những sinh viên đã soạn các câu hỏi đề cương ôn tập.
  • Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng trọ của các bạn í để "giao lưu"
  • Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định đề.

3. Về kế hoạch ôn tập

Kế hoạch về điểm số: Như đã nói ở các phần trước, một kế hoạch điểm số phải được bạn lập ra dựa trên những nhận định của bạn về môn học trước khi bạn thực sự bắt tay vào quá trình ôn tập của mình. Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu mỗi học kỳ, khi đó bạn sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình học của mình.

Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu học kỳ. Để học và soạn bài một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày, đây là lần học ôn đầu tiên giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về môn học của mình. Ở lần học lần đầu tiên này hầu như là bạn sẽ chưa học xong chương trình và bạn cũng sẽ không có đề cương ôn tập. Chính vì vậy, trong lần học này bạn có thể thực hiện dựa trên đề cương tham khảo của các lớp học trước hoặc những phần mà bạn cho là quan trọng và được bạn ghi chú quan trọng trong vở học của mình. Hãy chắc chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như chương trình được học.

Vậy nếu bạn học hết môn nào thì thi ngay môn đó thì mình sẽ ôn như thế nào đây? Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn được bố trí một khoảng thời gian để ôn tập trước khi bước vào phòng thi. Đó là khoảng thời gian ôn thi thật sự của bạn. Tốt nhất hãy bố trí thời gian ôn tập cho môn học đó trước thời điểm bạn ôn thi thật sự khoảng một tuần.

4. Yếu tố cần có trong khi học bài

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Bất cứ giá nào, bất cứ một trở lực gì cũng không thể ngăn cản được việc học của bạn. Hãy nhanh chóng giải quyết những rắc rối mà bạn gặp phải và nhanh chóng trở lại kế hoạch của bạn.

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm “sức lực của người khác” cho môn học của mình. Sau đó, bạn trở về bàn học ngay với tư thế quân bình trở lại và bắt tay ngay vào việc học.

Đây chỉ là một số kinh nghiệm được tớ "chắt chiu" trong quá trình "dùi mài kinh sử" trên giảng đường mà tớ muốn chia sẻ với các cậu. Nếu các bạn có thêm bí quyết gì thì hãy cùng "share" để việc học của mọi người sẽ ngày càng tốt hơn nhé!

Thanh Hằng (tổng hợp)
(theo Kênh 14)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Khi các trường học được tự chủTriển khai luật công nghệ cao - Điểm mới về nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao
Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt NamKhuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực công nghệ cao
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong gia công phần mềm: Nhân lực CNTT rẻViệt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11