Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard: "Giáo dục là cuộc sống thực!"  
 

(Post 30/12/2009) Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard - bà Drew G. Faust, đã có bài phát biểu nhậm chức rất ấn tượng. Bà đã chia sẻ những suy nghĩ của mình sau khi đọc bài diễn văn gây tiếng vang đó.

Giáo sư Drew G. Faust, hiệu trưởng thứ 28 của đại học Harvard, bà là một nhà sử học lỗi lạc và là một lãnh đạo nổi bật trong ngành học thuật
Giáo sư Drew G. Faust, hiệu trưởng thứ 28 của đại học Harvard, bà là một nhà sử học lỗi lạc và là một lãnh đạo nổi bật trong ngành học thuật

Với mong muốn giữ vững vị trí đặc biệt của Đại học Harvard, bà đã đưa ra một loạt chương trình, những cam kết, những kỳ vọng và cả những nguyên tắc mà bà sẽ thực hiện ngay ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai 5 năm, 10 năm sắp tới. Những nguyên tắc đó thể hiện góc nhìn của bà về vai trò của trường đại học trong thế kỷ 21.

Theo bà, sinh viên cần phải tiếp thu kiến thức một cách toàn diện, đặc biệt là các vấn đề xã hội. Ví dụ như sinh viên phải nắm được những động lực phát triển của thế giới, chính phủ và các cơ quan quyền lực định ra chính sách như thế nào, sự thay đổi của thế giới cũng như trách nhiệm với đất nước. Tất cả những điều đó đều cần thiết, để giữ gìn truyền thống cũng như tạo nên kỳ vọng cho ngày hôm nay và ngày mai.

Giáo dục không có nghĩa chỉ là dạy kiến thức sách vở, không chỉ là giáo dục trong thời gian ngắn ngủi tại trường. Quan trọng hơn, đó là cả cuộc sống thực, là cả một thế hệ. Vì vậy, luôn luôn phải nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai. Ở một số trường đại học tại Mỹ, điều này có thể hơi khó hiểu và không dễ dàng được chấp nhận, nhưng thực sự là những việc nên làm.

Trường đại học nên để cho sinh viên có quyền tự do quản lý bản thân, tự do sáng tạo, tự do tưởng tượng và tạo dựng nên tương lai của mình. Đó là điều thực sự cần thiết không chỉ tại các trường đại học mà còn trong cả xã hội hiện đại.

Diễn văn nhậm chức của hiệu trưởng Đại học Harvard

Trong nửa thế kỷ qua, các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đã tham gia một cuộc cách mạng, đó là phục vụ với tư cách vừa là biểu tượng vừa là động lực của việc mở rộng quyền công dân, sự bình đẳng và cơ hội đến người da đen, nữ giới, người Do Thái, người nhập cư và những người khác

...Dù vậy, những vấn đề về khả năng tiếp cận và chi phí học hành vẫn là điều trăn trở đối với các gia đình trung lưu, cử nhân đại học và sinh viên cao học. Họ có thể lâm vào cảnh nợ nần khi làm việc trong những ngành dịch vụ có mức lương khiêm tốn. Khi bằng đại học trở nên gần như không thể thiếu được tương tự như bằng tú tài, thì chi phí của những chương trình này càng trở nên quan trọng hơn.

Trách nhiệm định hình con người

Nhưng nỗi lo lắng về giáo dục bậc cao không chỉ có chuyện kinh phí. Vấn đề sâu hơn là sự thiếu hiểu biết và nhất trí về vai trò và chức năng của trường đại học. Trường đại học thực chất phải có trách nhiệm. Giáo dục bậc cao phải suy xét để định nghĩa chúng ta có trách nhiệm về cái gì. Chúng ta được yêu cầu báo cáo tỉ lệ tốt nghiệp, thống kê số sinh viên đầu vào, điểm số của các bài kiểm tra mẫu để đánh giá "giá trị gia tăng" của những năm tháng ngồi ghế giảng đường, chi phí cho các công trình nghiên cứu, số ấn phẩm do các khoa phát hành.

Nhưng những biện pháp đó không thể tự chúng bộc lộ thành quả gì, đừng nói đến việc thể hiện khát vọng của các trường đại học. Đa số những số liệu tính toán này rất cần được biết, và chúng giúp chúng ta thấy những phần cụ thể trong quá trình hoạt động của chúng ta. Nhưng mục đích của chúng ta tham vọng hơn như thế nhiều, tính chịu trách nhiệm của chúng ta vì thế càng khó giải thích hơn.

Cho tôi mạn phép đưa ra một định nghĩa. Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại. Một trường đại học hoạt động không vì những kết quả của quí sắp tới, cũng không vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành người nào. Nó hoạt động vì những kiến thức sẽ định hình một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai.

Một trường đại học vừa nhìn về phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách bắt buộc phải mâu thuẫn với mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học cam kết với sự vô thời hạn, và những sự đầu tư này sẽ tạo ra mùa gặt mà chúng ta không thể dự đoán và thông thường không thể đo lường được. Trường đại học là kẻ tôi tớ của truyền thống đương đại...

Chúng ta không hài lòng với việc đánh giá những nỗ lực này bằng cách định nghĩa chúng như là phương tiện, là sự hữu ích mang tính đo lường để đáp ứng những nhu cầu cụ thể nhất thời. Thay vào đó, chúng ta theo đuổi những nỗ lực này một phần vì chính những nỗ lực ấy, vì chúng định nghĩa cái gì biến chúng ta thành người trong hàng thế kỷ qua, chứ không phải vì chúng giúp đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu của chúng ta.

Nuôi dưỡng tư duy chấp nhận đổi thay

Chúng ta theo đuổi những nỗ lực ấy vì chúng cho chúng ta, với tư cách là những cá nhân và xã hội, một tầm nhìn sâu rộng mà chúng ta không thể tìm thấy trong thì hiện tại. Chúng ta theo đuổi chúng còn vì lẽ đơn giản như chúng ta cần thức ăn và chỗ trú ẩn để tồn tại, cần công việc và giáo dục để cải thiện cuộc sống, từ đó chúng ta có thể tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta cố gắng tìm hiểu mình là ai, từ đâu đến, đang đi đâu và tại sao.

Với nhiều người, bốn năm đại học là khoảng thời gian nghỉ giữa giờ duy nhất để khám phá những câu hỏi căn bản ấy. Nhưng việc tìm tòi ý nghĩa là một hành trình không có hồi kết, nó luôn luôn diễn giải, luôn luôn gián đoạn và xác định lại hiện trạng, luôn tìm kiếm, không bao giờ hài lòng với cái tìm được. Một câu trả lời chỉ đơn giản làm nảy sinh câu hỏi kế tiếp. Điều này trong thực tế là thật đối với tất cả mọi kiến thức, với khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và khoa học nhân văn, và vì vậy nó là thật với bản chất cốt lõi của trường đại học.

Về tính chất, trường đại học nuôi dưỡng văn hóa của sự vận động không ngừng và thậm chí sự bất kham. Điều này nằm ở trọng tâm của trách nhiệm trường đại học với tương lai. Giáo dục, nghiên cứu, giảng dạy, tất cả đều vì sự thay đổi - nó chuyển hóa các cá nhân trong quá trình học, chuyển hóa thế giới khi những thắc mắc của chúng ta làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về thế giới, chuyển hóa xã hội khi chúng ta thấy kiến thức của mình biến thành các chính sách...

Nhưng sự thay đổi thường không dễ chịu, vì nó luôn luôn hàm chứa cả thất bại lẫn thành công, sự chệch hướng lẫn những phát minh đúng đắn. Nói như Machiavelli (*), sự thay đổi không có một thể thống nhất. Dẫu vậy, khi đối mặt với tương lai, các trường đại học phải chấp nhận sự thay đổi tuy không dễ chịu nhưng là yếu tố cơ bản cho bất kỳ sự tiến bộ nào trong hiểu biết.

-------------
(*) Niccolò Machiavelli (1469-1527) - nhà tư tưởng vĩ đại người Ý.

Thanh Trúc trích dịch (theo Tuổi Trẻ)

Xem Video Clip:

Q.N
(theo Tuần Việt Nam)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Harvard có đang mạo hiểm với thương hiệu của mình?Harvard Business School: Rạng danh kỷ niệm 100 năm tuổi
Tuyển dụng người luôn phản biệnGia tài của Steve Jobs
Bằng cấp không phải là thước đo người trí thức9 kỹ năng “mềm” để thành công
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11