Trở thành TGĐ Intel Việt Nam sau 10 lần nộp đơn xin việc - 10 lần thất bại  
 

(Post 04/03/2010) Xin giới thiệu tới bạn đọc một bài viết khác về ông Thân Trọng Phúc - Nguyên Tổng Giám Đốc Intel Việt Nam, đây bài viết khá thú vị về con đường sự nghiệp và sự kiên trì dẫn đến thành công của ông hy vọng sẽ tạo được nhiều động lực cho các bạn trẻ đam mê ngành CNTT của Việt Nam chúng ta...

Ông Thân Trọng Phúc - Nguyên Tổng Giám Đốc Intel Việt Nam

10 lần nộp đơn xin việc - 10 lần thất bại. 20 năm sau là Tổng giám đốc công ty Intel tại Việt Nam. Người đó là Ông Thân Trọng Phúc - Tổng giám đốc Intel Việt Nam. Chuyện gì đã xảy ra trong 20 năm ấy? Làm thế nào để từ một người thất bại trở thành Tổng giám đốc? Tại sao Intel lại đầu tư vào Việt Nam? Những ai là người đóng vai trò quan trọng trong sự kiện này?

“Chàng Lucky luck” Việt Nam đến Mỹ

“Ngày nhỏ tôi thích nhân vật Lucky luck, và trông dáng tôi cao gầy giống nhân vật này nên các bạn đặt cho tôi biệt danh là Lucky luck”. 16 tuổi cùng gia đình rời Việt Nam sang Mỹ. Đến với quê hương của chàng cao bồi Mỹ, “chàng Lucky luck” Việt Nam đã sống như thế nào?...

“Tôi làm rất nhiều việc để kiếm tiền: tưới cây, trồng cây, dọn vệ sinh, làm thêm tại phòng thí nghiệm, quản lí kho hàng cho nhà trường. Những ngày này, dù làm rất nhiều nghề, cuộc sống vất vả nhưng tôi vẫn luôn mơ ước được làm việc tại các công ty công nghệ cao, ngành quản lí tiếp thị.”

Thử sức và thất bại

Nếu chàng Lucky Luck trong phim hoạt hình cưỡi lừa, hai tay hai súng, lang bạt khắp nơi đi tìm chân lí, thì “chàng Lucky luck” của chúng ta mà vác hồ sơ đi gõ cửa các công ty. “Tôi đã nộp đơn phỏng vấn tại công ty IBM 10 lần nhưng đều bị loại.”Buồn và thất vọng! Nhưng mỗi lần thất bại ông đều nghiêm túc tìm hiểu nguyên nhân thất bại”. Vậy nguyên nhân thất bại là gì?....

Bước chân vào Intel

Năm 1986, IBM là một công ty lớn và rất nổi còn Intel chỉ là công ty nhỏ mới lên. Sau hai lần phỏng vấn thất bại ông đã thành công ở lần thứ 3 và được nhận làm việc tại Intel.

Ý tưởng đầu tiên ông mang đến cho Intel là: bán chíp cho khách hàng kèm theo phần mềm ứng dụng chíp. Được khách hàng ủng hộ, thuyết phục được ban giám đốc, dự án được chấp nhận đầu tư. Nhưng cuối cùng dự án bị thất bại vì nhiều lí do.... Sau thất bại này ông đã rút ra bài học cho mình “Muốn thành công thì phải có sự giúp đỡ của nhiều người, một mình âm thầm thì khó mà thành công”.

10 năm và bước đột phá thứ 2

Sau thất bại ở dự án đầu tiên, ông Phúc không có thêm một bước tiến nào trong vòng 10 năm... Một sự thay đổi đã giúp cho “chàng Lucky luck” có bước nhảy dài trong sự nghiệp tại Intel... Sự thay đổi ấy đã giúp ông tiếp cận và làm việc cùng với những người đứng đầu Intel, cơ hội để thăng tiến và thành công. Đồng thời đây cũng chính là tiền đề cho việc ông trở về Việt Nam. Vậy sự thay đổi ấy là gì?..

Ông Thân Trọng Phúc (ngồi giữa) cùng ông Võ Tấn Long - TGĐ IBM Việt Nam (bìa trái) và ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT (bìa phải) truyền thêm lửa đam mê CNTT cho thế hệ tiếp theo tại Cuộc Đối thoại CNTT – Đánh giá đa chiều diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn CNTT Thế giới 2009 (WITFOR) được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1

“Lucky luck” trở về quê hương

“Tôi thích bài hát một cõi đi về của Trịnh Công Sơn”. Phải chăng đó chính là một bài hát có hàm chứa tâm sự và mong muốn của một người Việt xa quê.!!

Ông tâm sự: “Từ lâu tôi đã mong muốn được trở về Việt Nam làm việc nhưng chưa có cơ hội”. Năm 2000, sau một bữa ăn tối đặc biệt ông đã có mặt tại Việt Nam. Vậy chuyện gì đã xảy ra? “Con gió” nào đã đưa ông từ Mỹ trở về Việt Nam? Lúc đó trụ sở của Intel đã có mặt tại Việt Nam được 3 năm. Trụ sở này chỉ có 6 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu thị trường. Một ý nghĩ đã nảy lên trong ông đó là “tại sao không lôi kéo Intel đầu tư vào Việt Nam?”

Intel vào Việt Nam

Ngày 2/8/2006, Tại Tp Hồ Chí Minh, Intel- Tập đoàn sản xuất chíp máy tính số một thế giới đã chính thức làm lễ đón nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và hoàn thiện chíp bán dẫn (ATM) tại khu công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý quan tâm không của cả thế giới. Hàng chục hãng thông tấn lớn trên thế giới như Reuters, Times, AP, AFP, Bloomberg...đã đến đưa tin về sự kiện này.

Sự kiện này đã đưa Việt Nam vào bản đồ Công nghệ thông tin của thế giới. Theo dự đoán, sau Intel sẽ có làn sóng đầu tư vào Công nghệ thông tin Việt Nam. Ông Phúc cho biết: “Việc đầu tư của Intel vào Việt Nam đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng CNTT trên thế giới. Dự án nhà máy của Intel đã gây sự chú ý mạnh mẽ và có những tác động cụ thể về chiến lược kinh doanh của các công ty CNTT đa quốc gia khác tại Việt Nam”

Vì sao Intel chọn Việt Nam? Ông Craig Barrett - chủ tịch Intel cho biết: “...Sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi chọn Việt Nam vì ở đây hội đủ tất cả các yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư của chúng tôi.” Tuy nhiên để ông chủ của Intel thấy được Việt Nam “hội đủ tất cả các yếu tố thuận lợi” ấy trong 8 năm đặt trụ sở nghiên cứu thị trường lại là cả một câu chuyện dài... Trong câu chuyện ấy “chàng Lucky luck” của chúng ta đóng vai trò là một nhân vật chính...

Thanh Nga
(theo Người Đương Thời)

Các tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Thân Trọng Phúc - Nguyên TGĐ Intel Việt Nam: Vẫn nhìn về phía trướcNghề IT: Lĩnh vực nào hot? Lĩnh vực nào không?
Nhân lực CNTT: Khó đạt chất lượng cao bằng chi phí thấpĐào tạo nhân lực Thương Mại Điện Tử: Gỡ khó cách nào?
Gia công phần mềm tăng trở lại"Sẽ thu hút Việt kiều phát triển CNTT trong nước"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11