Lựa chọn của đam mê  
 

Nhiều người nói, làm coder rất vất vả. Nhưng những ai đã theo nó đến cùng, thì dù có cơ hội để chọn lại nghề, họ vẫn yêu thích công việc này...

Các coder đang "chiến project" tại Công ty phần mềm FPT (FPT Software)

Có một thời gian, chị Phạm Thị Hiên, một coder (lập trình viên) đang làm việc tại FPT Software, luôn về nhà muộn. Dự án mới cần phải đảm bảo đúng "deadline" (thời hạn) và đội của chị không được phép dừng lại vì uy tín của công ty, trong khi ở nhà, gia đình lo lắng, đứa con trai nhỏ khóc mong mẹ...

Trong suốt hai năm đầu, công việc của chị Hiên rất vất vả, thường xuyên phải làm "overtime" và chạy "lụt" dự án. Hồi đó, chí khí của một sinh viên mới ra trường dường như lấn át những khó khăn. Kể cả áp lực công việc quay cuồng, chị "đều vượt qua được""cảm thấy thực sự yêu thích cái nghề vất vả nhưng thú vị này", Hiên nói.

Khi lập gia đình, trước những yêu cầu của công việc, chị Hiên phải đấu tranh với chính mình về nghề nghiệp của bản thân. Chị tâm sự, lúc con còn nhỏ, chị gặp nhiều khó khăn vì vừa phải chăm con, vừa phải hoàn thành công việc. Có lúc "stress" kinh khủng nhưng chưa bao giờ chị "có ý định bỏ việc", ngay cả khi chán chường nhất. Đam mê với những mã code, thèm muốn khao khát cảm giác vượt qua những khó khăn đã kéo chị ở lại với vị trí developer (phát triển phần mềm) cho đến tận bây giờ.

Một trong nhiều lý do khiến chị có thể gắn bó với công ty là nhờ "sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên" bên cạnh sự hậu thuẫn từ phía gia đình.

Chị kể, chị "bén duyên" với nghề này từ những năm còn học phổ thông, khi cả hai anh trai của chị đều là những sinh viên CNTT của Đại học Bách khoa. Niềm đam mê từ những người ruột thịt đã hướng chị đến với nghề lập trình viên như một "sự tất yếu".

Không có nhiều người biết rằng, developer là những người "trực tiếp code ra những module để làm ra sản phẩm". Trong một dự án phầm mềm thông thường, ngoài developer còn có các chức danh khác như PM (Project Manager), PTL (Project Technique Leader) và các tester làm nhiệm vụ đảm bảo chất lượng. Những người này được gọi chung là coder.

Chị Hiên cho biết, vị trí nào cũng quan trọng giống như những mắt xích nối với nhau. Tuy nhiên, developer thường phải chịu áp lực công việc rất lớn.

Chị chia sẻ, mặc dù đây là một công việc không dễ dàng với những chị em có gia đình, nhất là khi có con nhỏ, nhưng một khi đã theo, phải làm sao để "công việc không ảnh hưởng đến đời sống gia đình". Ngoài giờ làm, toàn bộ thời gian rảnh chị vun vén cho mái nhà nhỏ ấm cúng, giống như một cách để cân bằng lại cuộc sống.

Nghề coder có đặc tính ít di chuyển, nên nguy cơ mắc các bệnh "văn phòng" là rất cao. Chẳng hạn như cận thị, sỏi thận, đau cột sống, nhức mỏi chân tay, béo phì, huyết áp...

Trước những khó khăn của nghề này, chị Hiên cho rằng mấu chốt của vấn đề là những coder "có thực sự yêu nghề và quyết tâm sống chết với nghề hay không?". Nhiều lúc những coder như chị thường phải học cách "suy nghĩ lạc quan" để tiếp tục chiến đấu. "Cứ nhắm tới đích để đi" là phương châm của những người "cắm mặt vào bàn phím".

Đối với PM Đào Đức Duy, người đã từng tham gia làm code tại G2, niềm đam mê công việc của anh có thể ví như cậu trò nhỏ yêu thích môn Toán học.

Anh tâm sự, làm code giống như "giải toán", cũng có những thách thức đòi hỏi bản thân phải suy nghĩ, tập trung tư tưởng. Nhưng khi đã giải quyết được vấn đề, "bản thân cảm thấy rất sung sướng" và đấy chính là lý do anh thấy yêu công việc của mình.

Duy ví coder với một người thợ xây. Trong các dự án outsource, khâu thiết kế đã có người khác đảm nhiệm nên coder chính là những người làm cho sản phẩm thành hình, theo những chỉ dẫn trong bản thiết kế.

Cùng là coder, nhưng khó khăn của mỗi người lại khác nhau. Khác với chị Hiên, việc khó nhất đối với anh Duy là "làm sao tự hoàn thiện mình qua mỗi dòng code, làm sao để tự kiểm tra được những dòng code hoạt động đúng với yêu cầu và không gây lỗi cho phần khác trong hệ thống", anh Duy nói.

Anh Duy chia sẻ, điều "được" nhất từ công việc này là anh đã tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Vợ anh trước đây cũng chính là một đồng nghiệp phụ trách QA trong dự án do anh làm PM.

Thể hiện tình yêu với công việc của mình, anh Duy cho hay, anh sẽ tiếp tục gắn bó với nghề làm phần mềm. Dù ở vị trí nào hay bất cứ công việc gì đi chăng nữa.

Một coder khác, ham mê công nghệ nên ngay từ khi tốt nghiệp, đã chọn coder làm nghề theo đuổi. Từ đó đến nay, anh Cao Xuân Vinh đã có 6 năm gắn bó với công việc mình yêu thích.

Từ kinh nghiệm của bản thân, anh Vinh bổ sung thêm, điều cần chú ý trong công việc của một coder là thời gian. Phải làm sao "vừa đảm bảo đúng deadline, vừa đảm bảo chất lượng" là sức ép lớn nhất với những developer.

Anh Vinh cho hay, rất ít người có thể hoàn thành đúng hoặc cân bằng được cả hai yếu tố này. Nhiều khi đã "hoàn thành được 99,99% rồi, chỉ có 0,01% vấn đề (issue) thôi cũng có thể khiến coder phải làm lại từ đầu".

Việc phải "thỏa mãn được các tester dai dẳng, QA khó tính, PM nghiêm khắc và những yêu cầu của khách hàng" là những thách thức mà bất cứ coder nào cũng phải đồi mặt. Ngoài ra, gặp những issue khó hoặc rất khó có thể estimate (đánh giá) cũng là một thách thức khác mà coder cần phải vượt qua.

Anh Vinh tâm sự, với công việc này, "nhiều lúc gia đình có việc quan trọng, mình vẫn phải ưu tiên công việc. Có nhiều đêm về muộn khi vợ con đã ngủ. Rồi gia đình, bạn bè hiểu nhầm... thật khó giải thích".

Tuy vậy, nếu được lựa chọn lại, Vinh vẫn khẳng định anh sẽ tiếp tục đi theo con đường này.

"Nghề nào cũng có cái sướng, cái khổ, nhưng quan trọng là đam mê. Nhiều lúc thấy các sản phẩm mà mình làm ra được rất nhiều người ứng dụng cũng thây vui. Và quan trọng hơn nữa là anh em làm nghề code rất chân thành và thẳng thắn với nhau, nên cuộc sống cũng nhẹ nhàng và vui vẻ hơn nhiều", anh Vinh chân thành nói.

Anh kể, ngày release (xuất) sản phẩm luôn là kỷ niệm mà anh không bao giờ quên được. Bao nhiêu công sức của coder và kỳ vọng của khách hàng đều trông vào kết quả release. Để có thể hoàn thành kịp tiến độ, các anh em trong dự án đã sát cánh bên nhau làm việc đến kiệt sức, thức trắng đêm mà vẫn cố gắng vui vẻ để giảm bớt áp lực. Tuy vất vả, nhưng tình cảm đồng nghiệp gắn bó trong những lúc khó khăn đã khiến anh thêm yêu nghề.

Thời gian tới, anh Vinh mong muốn được hỗ trợ các điều kiện kỹ thuật để anh cùng đồng nghiệp có thể tăng hiệu quả trong công việc, giảm thời gian overtime, có nhiều thời gian hơn để cân bằng cuộc sống. Anh cũng hy vọng, tất cả các lãnh đạo trong công ty, nhất là những người đã từng làm coder có thể hiểu hơn và chia sẻ nhiều hơn với nhân viên làm code của mình.

Còn chị Hiên kỳ vọng, chế độ đãi ngộ cho coder sẽ được cải thiện để các anh chị có thể dồn hết tâm lực, cống hiến cho công ty.

Nhưng dù có thay đổi hay không, các coder vẫn bền bỉ và hì hụi gõ phím, mắt dán vào màn hình, tiếp tục công việc tỉ mẩn của mình...

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

CL
(theo nội san FPT)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


“Best Coder Of The Month” của FPT APTECH - Đến hẹn lại lênNgày tư vấn chương trình Liên thông dành cho sinh viên APTECH
FPT hứa đáp ứng 20% nhu cầu nhân lực CNTTChúng tôi nói về chúng tôi
FAT’s Got Talent 2011: Cùng “say” trong âm nhạcBộ Thông tin & Truyền thông trao giải đơn vị đào tạo xuất sắc nhất cho FPT-Aptech
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11