Thời đại số: tương lai quyền lực là sự thông minh  
 

(Post 09/06/2011) Ở thời đại công nghệ thông tin toàn cầu, các siêu cường cần có một chiến lược "sức mạnh thông minh" - sức mạnh cứng để áp đặt và thanh toán, cộng với sức mạnh mềm để thuyết phục và lôi kéo. Những tiến bộ công nghệ đã giúp những chủ thể nhỏ hơn có thể cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu.

GS Joseph Nye tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: LAD

Joseph Nye đã đặt ra thuật ngữ "sức mạnh mềm", nhưng ông cho biết, chỉ riêng chiến lược đó thôi là không đủ. Trong cuốn "Tương lai của Quyền lực", giáo sư Nye giải thích, ở thời đại công nghệ thông tin toàn cầu, các siêu cường cần có một chiến lược "sức mạnh thông minh" - sức mạnh cứng để áp đặt và thanh toán, cộng với sức mạnh mềm để thuyết phục và lôi kéo. Những tiến bộ công nghệ đã giúp những chủ thể nhỏ hơn có thể cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu, dẫn tới sự khuếch tán quyền lực.

Giáo sư chia sẻ rằng Trung Quốc là ví dụ điển hình về việc một nước vận dụng sức mạnh mềm để củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế trong thời gian gần đây. Ông nói, năm 2007, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chủ trương đầu tư vào sức mạnh mềm và "họ đã làm rất tốt, với sự kiện Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008, Triển lãm Thượng Hải năm nay".

Nhưng theo ông, họ vừa "đánh mất sức mạnh mềm họ đã xây dựng nên" sau những vấn đề liên quan tới các nhà bất đồng chính kiến. "Những gì anh làm ở trong nước có thể có sức cản trở hoặc củng cố rất lớn tới những gì anh đang làm - hoặc cố gắng làm - trên trường quốc tế".

Các chủ thể phi nhà nước cũng đang trở nên ngày càng nổi bật. Dù đôi khi đó là những thành phần có dã tâm - những tổ chức khủng bố như al-Qaeda - nhưng hầu hết đều là những lực lượng nhân đạo. Các tổ chức như Oxfam và Quỹ Bill and Melinda Gates hoạt động bên ngoài chính phủ để chống lại đói nghèo và bệnh dịch.

Joseph Nye nói: "Chính phủ vẫn là chủ thể quan trọng nhất trên trường quốc tế, nhưng sàn diễn đó đã đông đúc hơn nhiều, bởi công nghệ đã xóa dần những rào cản. Chừng 30 năm trước, nếu bạn muốn gọi một cuộc gọi quốc tế đi các khu vực trên thế giới, bạn vẫn có thể làm được điều đó về mặt công nghệ, nhưng đắt đỏ hơn nhiều". Còn giờ đây, bạn chỉ cần kết nối internet là có được mọi thứ.

Đã qua rồi cái thời mà một hay hai siêu cường có thể quyết định mọi vấn đề quốc tế. Sân khấu giờ đây xuất hiện nhiều diễn viên hơn với sự xuất hiện của các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.

Thượng Hải Expo 2010 - một thành công trong sử dụng "sức mạnh mềm" của Trung Quốc. Ảnh: TIME

"Nếu bạn nhìn vào thế giới năm 1800, bạn sẽ thấy hơn một nửa dân số thế giới ở châu Á, và hơn một nửa sản phẩm của thế giới được sản xuất ra ở châu Á. Nhưng đến những năm 1900, bức tranh đã khác hẳn - một nửa dân số vẫn sống châu Á, nhưng sau cuộc Cách mạng công nghiệp ở phương Tây, sản xuất của phương Đông đã giảm xuống chỉ còn chiếm 20%".

Giờ đây, trong thế kỷ 21, châu Á đang trở lại với thế cân bằng một nửa dân số và một nửa sản lượng. "Đó đôi khi người ta gọi đây sự trỗi dậy của châu Á. Nhưng thực tế đó là sự trở lại của châu Á, và là một quá trình tự nhiên".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Và có thể tăng trưởng của Trung Quốc và sự đi xuống tương đối của Mỹ sẽ dẫn tới xung đột. Những chuyển dịch như thế thường dẫn tới thảm họa, ông hình dung một kịch bản. Ví dụ, "nếu nhìn vào khởi nguồn của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều người sẽ thấy chiến tranh nó xảy ra do sự gia tăng sức mạnh của Đức, và sự sợ hãi mà nó tạo ra cho nước Anh".

Nhưng ở một khía cạnh khác, Mỹ đã chiếm vị thế của Anh mà không dẫn tới chiến tranh. "Vì thế chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi. Tôi nghĩ nó phụ thuộc vào cách chúng ta kiểm soát vấn đề này".

Và giáo sư Nye cũng hy vọng sẽ không xảy ra chiến tranh. Ông nói, không hẳn là Trung Quốc sẽ "ăn mất bữa trưa của chúng ta hay vượt qua chúng ta về quân sự và kinh tế". Và ít nhất sẽ không phải trong thời gian sớm.

Đình Ngân (lược dịch từ NPR)
(theo Diễn Đàn Kinh Tế VN)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


“Chảy máu chất xám” hay “hưởng lợi chất xám”?Đã có thể sống bằng "làm game" tại Việt Nam?
20 nhân viên đầu tiên của Facebook giờ ở đâu? - Phần II20 nhân viên đầu tiên của Facebook giờ ở đâu? - Phần I
Nếu được chọn, bạn sẽ làm việc ở Google hay Facebook?Sự cố CNTT “đốt” 26,5 tỷ USD của doanh nghiệp
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11