Tại sao người Mỹ điều hành cả thế giới?  
 

(Post 16/07/2011) Mức độ cạnh tranh ở Mỹ khắc nghiệt hơn, số lượng dân số Mỹ vào đại học cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, thị trường lao động tại Mỹ linh hoạt hơn, cộng với việc các công ty Mỹ thường được quản lý tốt nhất trên thế giới… là những lý do khiến người Mỹ gần như “điều hành” cả thế giới.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam giới thiệu bài viết của một nhóm nghiên cứu gồm những nhà kinh tế hàng đầu là Nicholas Bloom, Rebecca Homkes, Raffaella Sadun, và John Van Reenen. Nicholas Bloom là Giáo sư Kinh tế của Đại học Stanford. Rebecca Homkes là Giám đốc Quản lý dự án và Cán bộ một nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển kinh tế tại Trường Kinh tế London. Raffaella Sadun là Giáo sư về Chiến lược tại Trường Kinh doanh Harvard. John Van Reenen là Giám đốc Trung tâm Phát triển kinh tế và là giáo sư Kinh tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London.

Sau một thập kỷ nghiên cứu tỉ mỉ, chúng tôi đã đưa ra kết luận rằng các công ty Mỹ thường được quản lý tốt nhất trên thế giới. Đây không phải là những gì chúng tôi - một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu - mong muốn tìm được.

Trong một thập kỷ qua, nhóm nghiên cứu đến từ Trường Kinh doanh Harvard, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, Hãng McKinsey & Company và Trường Đại học Stanford đã khảo sát hệ thống quản lý toàn cầu một cách khoa học. Chúng tôi đã phát triển ra một công cụ để đo lường thực tiễn quản lý thông qua các hành vi tổ chức hoạt động, giám sát, đề ra mục tiêu, và quản lý con người. Chúng tôi đã thống kê được một số chỉ số về một loạt các hành vi để thống nhất một thang điểm tổng quát về quản lý dựa trên số liệu khảo sát của hơn 10.000 doanh nghiệp tại 20 quốc gia. Điều này cho phép chúng tôi tạo ra cơ sở dữ liệu toàn cầu đầu tiên về thực tiễn quản lý.

Dưới đây là một số phát hiện của chúng tôi.

Phần thắng thuộc về những công ty được quản lý tốt

Điều đầu tiên, không ngạc nhiên, chúng tôi thấy rằng những công ty có phương pháp quản lý đồng bộ và chặt chẽ sẽ kinh doanh tốt hơn đối thủ cạnh tranh được quản lý một cách thiếu hợp lý. Những công ty này sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, phát triển nhanh hơn, giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cao hơn, và do đó cũng tồn tại lâu hơn.

Thế kỷ Quản lý kiểu Mỹ

Thứ hai là khi nhìn một cách tổng thể, các công ty Mỹ được quản lý tốt hơn những nước khác. Sự thống trị kiểu Mỹ xuất hiện trong sản xuất, các ngành bán lẻ, và cả trong y tế (nhưng thật thú vị điều này lại không phải xảy ra trong trường trung học). Các công ty Nhật Bản, Đức, và Thụy Điển theo sát phía sau. Ngược lại, các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, và Ấn Độ bị tụt lại phía dưới cùng của bảng xếp hạng về trình độ quản lý. Phương pháp quản lý của các nước Nam Âu như Bồ Đào Nha và Hy Lạp dường như cũng không tốt hơn là mấy so với các nước đang phát triển. Trong đó những quốc gia đứng ở giữa như Anh, Pháp, Ý, và Úc, có biện pháp quản lý khá hợp lý nhưng không thực sự xuất sắc.

Cư dân phía dưới lại càng bị dồn xuống đáy bảng xếp hạng

Trong khi đó chắc chắn thứ hạng của các nước gây nhiều chú ý, vấn đề thực sự nằm trong mỗi quốc gia. Gần 90% sự khác biệt giữa các nước xuất phát từ quy mô "nền tảng" của các công ty thực sự bị quản lý tồi ở mỗi nước. Mỹ được cho rằng vượt trội hơn hẳn và hầu như không có công ty quản lý kém nào, trong khi đó những quốc gia như Ấn Độ có một số lượng lớn các công ty quản lý tồi đã kéo nó xuống dưới mức trung bình.

Mỗi quốc gia có đều một số doanh nghiệp đẳng cấp thế giới

Tuy rất nhiều công ty của các nước này không được quản lý tốt nhưng mỗi quốc gia cũng có một số doanh nghiệp xuất sắc. Ngay cả nước dưới đáy bảng xếp hạng Ấn Độ cũng có hàng chục công ty có phương thức quản lý mang đẳng cấp thế giới. Chìa khóa của điều này chính là các công ty riêng lẻ sẽ không gặp khó khăn về môi trường kinh doanh ở nước sở tại - họ hiểu rõ môi trường kinh doanh và đứng đầu trong tất cả các công ty được khảo sát. Ngược lại, khi ở trong một môi trường đẳng cấp thế giới giống như Mỹ thì không có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Ngay cả ở Mỹ, cũng có hơn 15% doanh nghiệp quản lý kém mà thậm chí họ còn tồi tệ hơn mức trung bình của các công ty Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Bí mật thú vị của việc thành công trong quản lý

Sự khác nhau về người quản lý là một trong những trình nguyên nhân lớn nhất của những khác biệt này. Các công ty Mỹ liên tục đề bạt những nhân viên tốt và đào tạo lại hay sa thải nhân viên tồi. Có ba lý do là:

  1. Mức độ cạnh tranh ở Mỹ khắc nghiệt hơn. Thị trường cạnh tranh ở Mỹ rộng lớn và mở cửa là nguyên nhân của nhiều cuộc cách mạng trong quản lý, chỉ những công ty được quản lý tốt nhất mới có thể tồn tại.
  2. Vốn con người là quan trọng. Số lượng dân số Mỹ vào đại học cao hơn nhiều so với các quốc gia khác
  3. Thị trường lao động của Mỹ linh hoạt hơn. Việc thuê hoặc sa thải nhân viên rất dễ dàng.

Nhiều công ty của các nước đang phát triển, trong khi đang cố gắng để thực hiện các kỹ thuật quản lý mới như phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn (Lean management) - một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất), đã bỏ qua một thực tế là lao động đã khác nhau ngay từ "đầu vào". Thậm chí rất nhiều các công ty Trung Quốc được khảo sát không sử dụng những người quản lý nói cùng một ngôn ngữ với công nhân, họ dựa vào phiên dịch hoặc ngôn ngữ ký hiệu cơ bản để giao tiếp. Bạn có thể dễ dàng hình dung được điều này sẽ không mang đến một cảm giác hỗ trợ lẫn nhau giữa người quản lý và công nhân.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không nên quá tự mãn. Chúng tôi đã chứng minh được rằng các nước khác bằng hoặc tốt hơn Mỹ trong một khía cạnh khác của quản lý chẳng hạn như việc giám sát cẩn thận, quản lý sản xuất tinh gọn và đề ra mục tiêu hợp lý. Năng lực sản xuất của Đức đã giúp nước này an toàn thoát khỏi sự suy thoái dựa trên lợi thế đó. Thêm nữa, mặc dù phương pháp quản lý của Trung Quốc được đánh giá thấp hơn so với tiêu chuẩn của Mỹ, nhưng họ đã cho thấy một sự biến chuyển nhanh chóng hơn bất kỳ nước nào kể từ năm 2006.

Thay đổi thứ bậc và gặt hái những thành tựu

Bài học cho những quốc gia muốn vươn tới đỉnh của bảng xếp hạng?

Câu trả lời này được rút ra dựa trên việc xem xét thực tế phương pháp mà một số công ty Hoa Kỳ - và đặc biệt là các công ty đa quốc gia - liên tục đưa ra và áp dụng. Ở bất kỳ đâu, các công ty này đều có những chế độ đãi ngộ nhân tài, lương, thưởng hoàn toàn thích đáng cho người nào làm tốt hơn. Một khi biện pháp tốt nhất này được truyền bá rộng rãi, những công ty áp dụng phương pháp này sẽ rút ngắn khoảng cách hiện tại, đạt được sự tăng trưởng lớn và gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Bích Ngọc
(theo Harvard Business Review)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Sự thật về đọc quảng cáo... ra tiền triệuNuôi dưỡng văn hóa của niềm tin
Thất bại là một món quà! - Phần IIThất bại là một món quà! - Phần I
Đặc điểm của những con người thành đạtÝ nghĩa cuộc sống? Mi ở đâu
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11