(Post 24/08/2011) Phần đông các bạn đều chuẩn bị cho mình ít nhất là 2 bộ hồ sơ, một là ngôi trường theo ý mình thích, một ngôi trường theo ý của cha mẹ, và chọn nghề, chọn hướng đi cho tương lai của mình là một điều rất khó khăn với học sinh trước ngưỡng cửa đại học, khi mà các bạn mới chập chững vào tuổi 18 còn nhiều mộng mơ... Hãy có những lựa chọn đúng đắn để không phải hối hận các bạn nhé. (Ảnh minh họa) | |
Đang là giữa tháng 8, chỉ còn mấy ngày nữa thôi là các bạn đỗ đại học sẽ nhập trường và những ai không may mắn chưa vượt qua vũ môn cũng sẽ phải đưa ra cho mình quyết định tiếp theo. Lựa chọn ngành nghề nào hay tiếp tục ở lại và ôn thi thêm một năm nữa? Đến bây giờ chắc hẳn vẫn còn rất nhiều bạn chưa xác định được ngôi trường mà mình sẽ học, ngành nghề sẽ theo mình suốt 4, 5 năm sau này. Vì vậy phần đông các bạn đều chuẩn bị cho mình ít nhất là 2 bộ hồ sơ, một là ngôi trường theo ý mình thích, một ngôi trường theo ý của cha mẹ, và cũng không ít bạn còn có cả một vài bộ hồ sơ khác gọi là “dự phòng”. Chọn nghề, chọn hướng đi cho tương lai của mình là một điều rất khó khăn với học sinh trước ngưỡng cửa đại học, khi mà các bạn mới chập chững vào tuổi 18 còn nhiều mộng mơ. Có nên nghe theo quyết định của cha mẹ? Cha mẹ là những người đi trước đã va chạm với cuộc sống bên ngoài, từng trải hơn chúng ta rất nhiều vì vậy họ có những kinh nghiệm quý báu rút ra từ bản thân. Những bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn con mình sau này sẽ có một công ăn việc làm ổn định, nhàn hạ. Không muốn con mình phải vất vả. Quan trọng hơn, với cha mẹ, con cần phải thi trường gì để mà sau này có đầu ra dựa theo mối quan hệ sẵn có. Và một điều quan trọng hơn cả, cha mẹ là người chu cấp cho chúng ta mọi khoản từ tiền ăn tiền học phí, tiền sinh hoạt… Ở Việt Nam việc một sinh viên tự kiếm tiền để nuôi bản thân trong thời bão giá mà không cần sự “ viện trợ” từ phía gia đình là rất ít. Theo như Quang, nhà ở Hà Nội (18 tuổi) cho biết: “Nhà mình từ ông bà rồi đến bố mẹ đều làm trong ngành ngoại giao. Vì vậy ngay từ nhỏ, mình đã bị áp đặt phải thi vào Học viện ngoại giao. Bố mẹ bắt mình đi học ngoại ngữ ngay từ khi mới 5 tuổi. Nhưng niềm đam mê của mình là máy tính. Mình thích học công nghệ thông tin của trường bách khoa hơn. Vì vậy mình đã làm 2 hồ sơ. Một Học viện ngoại giao, một Bách khoa, và mình thi cả hai trường. Khi chưa thi thì sợ không đậu, thi xong rồi biết mình đậu cả hai trường thì lại thêm một nỗi lo nữa. Thực sự rất khó khăn để mình quyết định”. Hay như H - nữ sinh của một trường cấp 3 trên địa bàn TP Hà Nội đã chia sẻ: “Gia đình muốn mình học luật vì bố có người bạn thân làm trong giới luật sư, nhưng mình lại thích học Maketing. Mình không biết phải làm sao nữa, thuyết phục thế nào bố mẹ cũng không đồng ý. Mình biết năng lực của mình có hạn, không đủ yếu tố cần thiết cho nghề luật sư, thay vào đó mình thích sự năng động, hoạt bát.” Tuổi trẻ thường bồng bột, và hay thay đổi sở thích của mình nên các teen 12 cũng cần phải tham khảo ý kiến của cha mẹ trước khi đưa ra cho mình lựa chọn thông minh và đúng đắn nhất. Nếu học ngành mình không thích thì sẽ rất khó khăn để tạo ra hứng thú cho việc tiếp thu kiến thức, rất khó để bạn thăng tiến trong công việc sau này. Không có đam mê bạn sẽ không thể thành công trên bất kì một công việc, một lĩnh vực nào! Hay là đi theo sở thích và đam mê của bản thân? Hiện nay hầu hết các bạn chọn trường đều “thích theo cảm tính và chạy theo phong trào”. Mấy năm trước, sư phạm là một ngành rất “hot” nhà nhà cho con vào sư phạm. Nhưng mấy năm trở lại đây ngành tài chính ngân hàng lại “đắt khách”. Sở thích là một yếu tố quan trọng đối với cá nhân, bạn có đam mê, bạn sẽ học tập và nỗ lực phấn đấu hết mình cho đam mê đó. Nhưng ngược lại, nếu chẳng may bạn chọn nhầm trường thì quả là một điều nguy hiểm. Có rất nhiều bạn ngại giao tiếp, rụt rè nhưng lại thi vào những ngành như PR, tổ chức sự kiện,… hay có những bạn run tay, tâm lí không vững lại chọn Y để thi. Còn một số bạn lại ở trong trường hợp vì không biết mình thích cái gì, nên thôi chọn đại một trường mà bạn bè nó thi để thử xem sao? Biết đâu lại hợp với mình? Rất nhiều bạn học đến năm thứ 3, năm thứ 4 rồi mới nhận ra sự lựa chọn của bản thân là sai lầm, có người nhắm mắt đưa qua, thì “đâm lao thì phải leo lao”, có bạn dũng cảm chấp nhận học lại và thi lại, coi như mình chậm hơn người ta một vài năm. “Chậm mà chắc”. Nhưng không phải ai cũng dám chấp nhận cái điều đó. Bạn Thanh Tuấn (Bắc Ninh) nói: “Bây giờ, chọn nghề phải theo nhu cầu của thời đại, không phải mình thích là được. Chọn nghề khó kiếm việc làm là đã tự đánh mất đi cơ hội cho mình”. FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001 Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Còn với Hoàng Hoa (18 tuổi) lại chia sẻ: “Không nên chọn nghề theo sự sắp đặt của cha mẹ. Thứ nhất, nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu sức học của bạn không đủ để thi vào trường Y thì bạn đừng cố trở thành bác sỹ. Thứ hai, bố mẹ chọn nghề cho bạn nhưng không thể giúp bạn khi bạn cần. Bạn phải tự đi bằng chính đôi chân của mình. Thứ ba, nếu chọn một nghề mình không thích sẽ đến lúc nào đó bạn thấy hụt hẫng và tiếc nuối”. Cuộc đời của chúng ta do chính chúng ta quyết định. Tương lai là ở bạn, cha mẹ không thể theo ta suốt cả cuộc đời. Chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân là một câu hỏi lớn? Không phải ai cũng có một câu trả lời hoàn hảo! Không còn nhiều thời gian cho bạn suy nghĩ, bạn phải đối diện với thực tế, bạn hãy nhìn thẳng vào sự thật, hoàn cảnh của gia đình có cho phép mình đi theo con đường riêng, năng lực của bản thân có đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của công việc cần có, khối lượng kiến thức hiện tại bạn góp nhặt được có đủ điểm để đậu, triển vọng sau khi bạn ra trường như thế nào, nhu cầu của thị trường ra sao? Và bạn có thực sự yêu thích nó hay không? Xin thay lời kết bằng ý kiến của THS Phạm Mạnh Hà: “Chọn nghề cũng như đi mua quần áo, phải chọn bộ nào mình thích và vừa với mình. Chọn nghề cũng vậy, trước hết phải là nghề các em yêu thích. Nhưng như thế chưa đủ, nghề đó cần phù hợp với các em về năng lực học tập, nhu cầu xã hội... Điều quan trọng là các em phải có đam mê với công việc đó”. Chúc các bạn có sự lựa chọn sáng suốt cho bản thân! lethuy248 (theo PLXH) Tin liên quan: |