Giám đốc công ty phần mềm FPT-Nguyễn Thành Nam: "Vạch áo cho người xem lưng"  
 

(Post 21/06/2006) Nhân dịp công ty phần mềm FPT trở thành công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM mức 5, mức cao nhất của đẳng cấp quản lý chất lượng trên thị trường sản xuất phần mềm thế giới. Tạp chí Nhịp cầu đã có buổi trò chuyện với anh Nguyễn Thành Nam – Giám đốc công ty phần mềm FPT.

Nổi tiếng là người dí dỏm và “siêu” thông minh, cả khi trả lời những vấn đề về công việc, anh Nguyễn Thành Nam, Giám đốc công ty Phần mềm FPT (FSoft) vẫn là lối nói chuyện thật như… đùa nhưng đầy thấm thía.

Anh sẽ nói gì khi Fsoft là công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM (Capability Maturity Model) mức 5?

Nguyễn Thành Nam: với CMM mức 5, FSoft không những xây dựng được hình ảnh một tổ chức phần mềm đẳng cấp quốc tế mà chất lượng các dự án ngày càng được nâng cao. Do đó, sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho công ty cũng như các khách hàng của mình. Mặt khác, CMM mức 5 chứng nhận việc quản lý chất lượng phần mềm và quản lý quy trình theo kĩ thuật thống kê, khẳng định FSoft có đủ năng lực quản lý thay đổi về công nghệ, về quá trình và ngăn chặn lỗi trong các dự án để đáp ứng yêu cầu của khách hàng song song với mục tiêu kinh doanh đối với chiến lược phát triển phầm mềm.

FSoft còn có “niềm tự hào” ngoài các quy định của CMM?

Nguyễn Thành Nam: cùng việc tuân thủ các quy định của CMM, FSoft đã tự động hoá hoàn toàn việc quản lý các dự án thông qua Internet. Sản phẩm này được các khách hàng lớn như IBM, NTT, Hitachi cho là rất “độc”. Ngoài ra, trong đợt đánh giá này, các chuyên gia KPMG đã đánh giá cao 2 sức mạnh cơ bản (ngoài các quy định của CMM) của FSoft là: Khả năng thu hút đông đảo nhân viên tham gia vào phong trào xây dựng ý thức chất lượng và môi trường làm việc độc đáo.Trong 5 năm, FPT Soft đã phát triển đội ngũ 13 thành viên ban đầu với 0 kinh nghiệm, 0 khách hàng trở thành một công ty với 2 trung tâm phát triển phần mềm tại HITC Hà Nội và E-Town HCM, với hơn 300 lập trình viên và mạng lưới hơn 30 khách hàng khắp Âu, Mỹ, Nhật, Úc, ASEAN…Trong đó có những tên tuổi như IBM, NTT, Hitachi, Sanyo, Unilever, P&G.

Top 10 thành tựu đạt được và top 10 bài học kinh nghiệm có tính “cẩm nang” của FSoft là gì?

Nguyễn Thành Nam: Còn quá sớm để có thể tổng kết kinh nghiệm, chia sẻ “cẩm nang”. Có lẽ điều quan trọng nhất là “liều”, sau đó là trung thực, theo kiểu “em chỉ có vậy thôi, anh muốn làm gì thì làm”, chiếm cảm tình cá nhân và đưa vào “word of mouth”.

Bước đi kế tiếp của FSoft khi chính thức đứng vào hàng 120 công ty phần mềm thế giới được xếp chuẩn CMM?

Nguyễn Thành Nam: FSoft tiếp tục trung thành với nguyên tắc: “Vạch áo cho người xem lưng”. Mục tiêu là làm cho khách hàng được hưởng trực tiếp lợi ích do hệ thống quản lý chất lượng mang lại. Điều nay sẽ được thực hiện thông qua việc đưa các số liệu chất lượng lên Internet để khách hàng cùng theo dõi, giám sát và đóng góp kịp thời.

Tiếp tục mở rộng những nguyên tắc của CMM sang các hoạt động quản lý khác như: quản lý khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, đào tạo…theo mô hình CMM Intergrated. Đặc biệt chú trọng chuẩn hoá dịch vụ cho khách hàng.

Tiếp tục nâng cao năng suất thông qua áp dụng mô hình CMM cho các đội dự án nhỏ và cá nhân: TSP và PSP (Team and personal software process).

Ở vị trí quản lý điều hành, anh coi trọng yếu tố nào để đi đến thành công?

Nguyễn Thành Nam: Vui vẻ, sáng tạo và tập thể!

Trong lần trao đổi trước đây về công nghệ phần mềm Ấn Độ, anh đã nhận xét rằng: “Công nghệ phần mềm Việt Nam mới chỉ là đứa trẻ đang chập chững đi…”. Là Giám đốc một công ty phần mềm hàng đầu ở Việt Nam, anh nghĩ đến bao giờ “đứa trẻ” ấy sẽ vươn vai lớn mạnh như “Thánh Gióng” để có thể xông pha “thương trường”?

Nguyễn Thành Nam: Đứa bé sẽ lớn (nếu không bị ốm “dịch” hoặc “tai nạn giao thông”) và trở thành người bình thường. Còn như trong truyện cổ tích, để có được “Thánh Gióng”, chúng ta cần có “Giặc ngoại xâm” hay một mối hiểm hoạ chung. Hiện tại, một số quan chức lập chính sách cũng như các công ty phần mềm, tổ chức đào tạo chưa nhận thức rằng ngành công nghệ phầm mềm Việt Nam đang trong tình trạng thái nguy kịch. Xã hội thiếu sự nghiêm khắc, thích nâng đỡ, “thổi phồng” những thành tích thực ra còn quá nhỏ. Lạm phát các “giải thưởng” theo kiểu “mẹ hát con khen”, không có sự kiểm chứng của thị trường.

Thực tế, dự án hệ thống phần mềm hiện đại hoá ngân hàng (lớn nhất trong các dự án phần mềm tại Việt Nam) hoàn toàn vắng bóng các công ty nội địa. Phần mềm điều hành Seagames do Trung Quốc cung cấp cũng không thấy công ty Việt Nam nào loanh quanh để học hỏi. Đó là các dấu hiệu đáng lo ngại.

Có khi nào anh nghĩ đến việc biến FPT thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển (không chỉ dừng lại ở việc viết chương trình) mang tính đột phá công nghệ tin học?

Nguyễn Thành Nam: Có chứ. Tôi biết Bernard Show có câu đại loại như sau: “When you see the thing, you ask “Why?”-When you see the dream, you ask “Why not?””

Chiến lược của FPT trong tương lai?

Nguyễn Thành Nam: FPT rất muốn có thể biến Việt Nam thành một chấm sáng, dù nhỏ trên bản đồ trí tuệ thế giới.

(theo Tạp chí Nhịp Cầu)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Kiếm tiền triệu, tiêu tiền xu...và ngược lại“Chat” với các công ty Giải pháp CNTT 8X
Thế hệ trẻ Việt Nam học được gì ở Bill Gates?Bill Gates và vị thế của CNTT Việt Nam
Amazon và ông chủ tài ba sau 10 năm mở hiệuTại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11