Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO  
 

(Post 22/07/2006) Trong các cam kết với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO, có nội dung Việt Nam sẽ tham gia hiệp định công nghệ thông tin ITA. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến Sĩ Lê Trường Tùng, Chủ Tịch Hội Tin Học Thành phố HCM chung quanh vấn đề này.

Tiến Sĩ Lê Trường Tùng, Chủ Tịch Hội Tin Học Thành phố HCM

Nam Nguyên: Thưa tiến sĩ, với tư cách chuyên gia xin ông giải thích hiệp định công nghệ thông tin ITA là gì, với những qui định gì?

Tiến sĩ Lê Trường Tùng: ITA là qui định dỡ bỏ hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan tới công nghệ thông tin. Hiệp định ITA thực chất ra đời từ năm 1996 với qui định là các quốc gia thành viên sẽ từng bước giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, tiến tới miễn thuế đối với các sản phẩm và dịch vụ này. Hiện nay các nước tham gia hiệp định ITA chiếm tới 98% các sản phẩm liên quan tới công nghệ thông tin.

Thực ra Việt Nam biết tới hiệp định này đã lâu và cũng có những ý kiến mong muốn tham gia. Bởi vì thực chất nếu là thành viên ITA sẽ có điều kiện phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam. Khi dỡ bỏ được hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ giá rẻ.

Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm xuất đi nước ngoài, ở vào vị thế cân bằng với các nước đã tham gia hiệp định. Nhưng vì những lý do khác nhau, trong đó cơ bản là chưa tham gia vào WTO thì vấn đề này có những ràng buộc nhất định.

Nay Việt Nam chuẩn bị vào WTO thì tham gia trực tiếp hiệp định ITA vừa là điều bắt buộc vừa là tất yếu để phát triển thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đồng thời thuận lợi hơn trong việc gia nhập thị trường quốc tế.

Nam Nguyên: Người tiêu dùng được lợi, xã hội được sử dụng công nghệ tiên tiến. Nhưng các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam có thua ngay trên sân nhà hay không?

Tiến sĩ Lê Trường Tùng: Chuyện thua hay thắng thực chất là vấn đề của doanh nghiệp. Khi Việt Nam chưa tham gia WTO, sự bảo trợ của Nhà nước có thể xem là biện pháp hỗ trợ phát triển thị trường.

Nhưng thật ra hiện nay với một thị trường mang tính toàn cầu của ngành công nghệ thông tin truyền thông, thì chuyện các doanh nghiệp tự đứng trên đôi chân của mình là điều bắt buộc. Thua hay thắng phụ thuộc vào vấn đề định hướng và nội lực của từng doanh nghiệp trong lãnh vực này.

Tôi nghĩ hiện nay bản thân các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đã cảm nhận rất rõ thời cơ đồng thời cũng là thách thức lớn. Bởi vì nếu không có chiến lược phát triển đứng đắn thì chuyện thua trên sân nhà là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Nam Nguyên: Khi hàng hoá công nghệ thông tin của nước ngoài tràn ngập Việt Nam, thì điều này có đưa tới giảm thiểu nạn sao chép lậu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.

Tiến sĩ Lê Trường Tùng: Tôi nghĩ ITA không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề bản quyền vì thực ra giải quyết vấn đề bản quyền bao giờ cũng là một quá trình lâu dài. Một phần nâng cao nhận thức của ngừơi sử dụng, một phần làm sao cho sản phẩm phần mềm có giá cả hợp lý tương ứng sự phát triển nền kinh tế. Việt Nam đang cố gắng làm thế nào giảm tỷ lệ vi phạm trên 90% hiện nay xuống 80% trong vòng vài năm sắp tới.

Vấn đề này cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, không đơn thuần chỉ là việc tham gia WTO hay không. Nhưng riêng đối với sản phẩm phần cứng như máy tính chẳng hạn, rõ ràng là việc dỡ bỏ thuế quan nhập khẩu sẽ hạn chế một phần nạn buôn lậu xuyên quốc gia, đồng thời đối với người tiêu dùng cũng có điều kiện để mua sản phẩm giá rẻ.

Hiện nay giá chênh lệch vẫn quá lớn nếu so sánh sản phẩm chính thức có bản quyền, và sản phẩm sao chép không quá khó với giá rất rẻ trên thị trường. Bản thân việc sử dụng sản phẩm trí tuệ có bản quyền là cả một quá trình thay đổi nhận thức, đây là bước tiến tốt trong đó có việc các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là những đơn vị đi đầu trong việc sử dụng phầm mềm có bản quyền.

Thực tế là rất nhiều sản phẩm phần mềm hiện nay có giá vượt quá sức mua của đại chúng, có lẽ đó cũng là lý do để không dễ giảm thấp tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm trong một khoảng thời gian ngắn.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Trường Tùng.

Nam Nguyên, RFA


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Thử phân tích công việc của tân Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạoTrước ngưỡng cửa WTO, ngành công nghệ thông tin Việt Nam gặp nhiều cơ hội lẫn thách thức
Muốn làm giàu phải... “khùng” một chút!“Bill Gates” của Trung Quốc
Hồ sơ xin việc - Sai một li, đi một dặmXin việc khi có ít kinh nghiệm
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11