(Post 05/01/2007) 20 nhà báo viết về khoa học
công nghệ của các báo, đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và Hà
Nội vừa có cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật nhất năm
2006, trong đó sự ra đời của ĐH FPT được chọn là một trong những sự kiện
trên.
Mô hình
Đại học FPT |
|
1.Bill Gates thăm Việt Nam
Ngày 22/4/2006, Bill Gates, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft,
có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam.
Đây được coi là sự kiện có tác động hết sức quan trọng
tới sự phát triển của công nghệ thông tin (IT) Việt Nam nói riêng và hình
ảnh của Việt Nam trong con mắt cộng đồng thế giới nói chung.
2. Luật Sở hữu Trí tuệ đi vào cuộc sống
Luật Sở hữu Trí tuệ được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 19/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
Đây là một bước tiến dài trong việc bảo đảm thực thi
quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3. Phát hiện và giải quyết tình trạng trẻ di
tật do xơ hóa cơ delta
Không chỉ ở Hà Tĩnh, hội chứng teo cơ tay và vai, bả
vai nhô cao, biến dạng lồng ngực liên tiếp được phát hiện ở Hà Tây, Phú
Thọ, Thanh Hóa, v.v..., với số bệnh nhân lên tới gần 10.000 người.
Bộ Y tế chính thức vào cuộc ban hành phác đồ điều trị
với giải pháp chính là phẫu thuật.
4. Intel mở rộng đầu tư vào Việt Nam
Sau chín tháng, 10/11/2006, tập đoàn này lại quyết định
tăng tổng vốn đầu tư vào dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip (ATM)
tại Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh 605 triệu USD lên một tỷ USD.
Sự kiện đầu tư này, vào thời điểm ngay sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể xem là một bằng chứng
cho khả năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
5. Robon con Việt Nam lập hatrick
Với chiến thắng SIAP trong trận chung kết gặp đội Robocon
Thái Lan, đội tuyển Robocon Việt Nam (đội BKPro, Đại học Bách Khoa TP.
Hồ Chí Minh) chính thức đăng quang lần thứ ba tại cuộc thi Robocon châu
Á-Thái Bình Dương 2006.
Sự kiện đội tuyển lần thứ ba, trong năm lần tổ chức
giải, vượt qua 18 quốc gia đoạt chức vô địch cuộc thi Robotcon Châu Á
- Thái Bình Dương 2006 chứng tỏ được bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam với
bạn bè quốc tế.
6. Thành lập Đại học Công nghệ FPT
Lần đầu tiên một doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam
đứng ra thành lập Trường Đại học Công nghệ Đại học FPT.
FPT công bố sẽ ký hợp đồng với tất cả sinh viên tốt
nghiệp khoá I với mức lương từ 200 - 400 USD.
FPT cũng công bố mức học phí từ 2.200 -3.500 USD/năm
và công bố tuyển sinh khi chưa xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau nhiều
vướng mắc, Đại học FPT cũng được phép tuyển 500 sinh viên trong khoá học
đầu tiên.
Cuộc bình chọn này do báo Khoa học&Đời
sống khởi xướng và tổ chức. Đây là lần thứ hai, cuộc bầu chọn
được tổ chức.
Cuộc bình chọn đầu tiên được diễn ra tại tòa
soạn báo Khoa học&Đời sống vào cuối năm 2005 với sự có mặt
của chín nhà báo viết về khoa học công nghệ. |
7. An toàn và an ninh nguồn phóng xạ có vấn đề
Ngày 26/5, Viện Công nghệ Xạ Hiếm, Viện Nguyên tử Năng
lượng Việt Nam mất một hộp hoá chất chứa đồng vị phóng xạ Eu-152 bột màu
trắng, có khối lượng 54,8 miligam.
Ngay sau đó, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà cũng bị
mất bộ phóng xạ Cs-137
Trước những vụ việc này, ngày 23/10, Văn phòng Chính
phủ có công văn số 6072/VPCP-KG thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng về công tác quản lý và bảo đảm an ninh các nguồn phóng xạ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học&Công nghệ chủ trì
phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất biện pháp cụ thể, thích
hợp bao gồm việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng cường,
kiểm soát chặt chẽ và bảo đảm an ninh các nguồn phóng xạ.
8. Đưa những ý tưởng sáng tạo lên sàn giao dịch
56 ý tưởng được đưa ra chào bán tại "Sàn giao dịch
ý tưởng" tổ chức tại, Q.1-TP.Hồ Chí Minh vào ngày 22/10.
Những ý tưởng này phần lớn là kết quả của các đề tài
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sau
sự kiện này, hằng tháng ban tổ chức tến hành đưa những ý tưởng sáng tạo
lên sàn giao dịch.
9.Phát hiện và kiến nghị xử lý rau Thanh Trì
bị ô nhiễm
Đầu năm 2006, một số tờ báo đưa tin rau muống nước,
cải xoong ở Thanh Trì (Hà Nội) nhiễm độc nặng. Sự kiện này buộc cơ quan
có chức năng phải vào cuộc.
10. Ngành khí tượng thủy văn chuyển mình sau
bão Chanchu
Sau bão Chanchu, ngành dự báo khí tượng có những thay
đổi về công nghệ dự báo bão. Những mô hình dự báo mới với việc ứng dụng
công nghệ thông tin được đưa vào hoạt động. Hiệu quả được thể hiện trong
việc dự báo chính xác đường đi của bão số 8, số 9, v.v...
Sơn Hà
(theo ThoiBaoViet.com) |